5 .Vẽ tai
4. Vẽ dáng người trong lớp
4.1. Đặc điểm hình dáng cơ thể người:
- Tư thế xoay người: Khi xoay dáng các đường then chốt cần được thể hiện. Nếu xoay q gắt thì có thể thể hiện cả hai mặt trước và sau.
Sau khi vẽ trục hướng theo tư thế nghỉ. Do tư thế quay hướng nhìn, phần lồng ngực và phần khung chậu sẽ hẹp hơn phần ở tư thế nhìn thẳng. Thêm vào phần bong cạnh bên của lồng ngực và xương chậu, Các phần bong mờ này cho thấy mặt phía trứơc trong tư thế một bên. Vẽ dáng tay và nghiêng eo song song với khung chậu theo hướng vẽ. Sau đó vẽ phần chân và bàn chân chịu lực. Sau khi có khung hình vững và cân đối, ta tạo đường nét mềm mại và sống động.
- Tư thế khom người: Đây là tư thế phá vỡ nguyên tắc. Vai giữ nguyên trong khi xương chậu lại nghiêng. Các biến cách của tư thế này từng được xem là hình ảnh tạo mẫu chính. Vẽ và đánh dấu đường cân theo tỷ lệ cơ thể, vẽ đầu hơi nghiêng về một phía của đường cân. Vẽ chân và bàn chân chịu lực, chú ý phần khuỵu gối. Đặt tay và chân ở vị trí mà ta muốn. Sau khi có khung hình vững và cân đối, ta tạo đường nét mềm mại và sống động.
- Tư thế cạnh bên: Đây là tư thế ít chi tiết nhất, ta không thể dựa vào đường cân của bộ xương nữa mà phải dung đường cạnh bên làm chức năng tương tự. Phần lồng ngực giờ đây thể hiện bằng một đường xuyên so với đường cân. Phát triển phần lồng ngực bằng phần nách. Sau đó vẽ dạng khung chậu và phần ngang eo. Vẽ chân chịu lực và bàn chân cũng như hình bàn tay chống lên hơng. Điều chỉnh hình cho phù hợp cân đối với mắt nhìn.
4.2. Thực hành vẽ dáng người: Vẽ dáng chuyển động
Bước 1: Để học vẽ nhân vật chuyển động, bước đầu tiên là vẽ trục chuyển động rồi phác thảo hình người que (stick figure) giống như khi bạn vẽ nhân vật trong tư thế đứng/ngồi yên. Như thường lệ, bạn cần kiên trì thực hành. Quan sát trong cuộc sống đời thường bằng cách tham dự các trận thi đấu thể thao hoặc đến cơng viên, nơi có nhiều người tụ tập ở đó. Xem phim võ thuật và chiếu chậm cảnh phim nếu cần. Bạn sẽ sớm nắm vững những chuyển động tinh tế của con người, chẳng hạn như họ đặt tay chân ở đâu, xoay vặn thân người như thế nào,…
65 Hình 4.2
Bước đầu tiên để có cảm giác về chuyển động. Đó là đơn giản hóa hình ảnh thành một vài hình phác cấu trúc bên trong dạng đơn giản. Như hình người que, là bước tương tự như khi bạn vẽ người dáng tĩnh. Như thường lệ, hãy tiếp tục luyện tập, luyện tập, và luyện tập nhiều hơn nữa.
Bước 2: Hãy xem một số tài liệu vẽ. Nhận ra cái nào là hình vẽ tốt, rồi quay trở lại quan sát đời sống thực xung quanh. Hãy đến sân xem một trận bóng đá, hay đến cơng viên quan sát người ta tập thể dục. Bạn sẽ sớm nhận ra được cách cử động của người cũng như những phần cơ thể chuyển động nhanh như bàn tay, bàn chân, cách người ta lắc hông…
Khi quan sát và luyện tập nhiều sẽ rèn luyện cho bạn trí nhớ về dáng người. Cùng với sự hỗ trợ của những hình ảnh nghiên cứu, từ những hình phác tạo hình đơn giản phía trên, bạn có thể phác thảo chuyển động giống với tỷ lệ cơ thể người mà mình muốn tạo.
66 Hình 4.3
Bước 3: Bí quyết để tránh làm hình vẽ bị cứng, đó là hình dung ra một đường trục dáng (line of action) chạy xuyên qua cơ thể người. Đường trục dáng này xuất phát từ đỉnh đầu, đi ngang qua cổ, xuống đến cột sống, rồi chạy ra ngoài (dĩ nhiên, không cần quá rập khuôn khi dựng những đường này). Thơng thường, các tư thế chuyển động đều có dạng đường cong chữ C hoặc chữ S khi nhân vật cúi, xoay, vặn hoặc nghiêng người. Các góc nghiêng sẽ càng lớn hơn khi nhân vật chạy nhảy hoặc té ngã.
Nhờ sử dụng đường trục dáng, bạn tạo vẻ tự nhiên, sinh động hơn cho nhân vật chuyển động. Sử dụng kết hợp đường trục dáng với người que (stick figure) để phác thảo khung xương, rồi sau đó “đắp” thịt và cơ bắp cho nhân vật. Khiến cho nhân vật như đang bước ra khỏi trang giấy hay màn hình.
67 Hình 4.4
Dựa vào phương pháp ký họa cơ thể người, tiến hành vẽ hình của người thật, có thể ký họa hình dáng bạn học cùng lớp theo đúng với tỷ lệ và theo tư thế thực tế của người mẫu. Đầu tiên ta xác định và vẽ trục hướng theo tư thế nghỉ, xác định các điểm sau đó nối các điểm lại với nhau ta có khung hình vững và cân đối tiếp theo thêm vào phần bóng cạnh bên của cơ thể và tạo đường nét mềm mại cho hình được sống động, đều chỉnh hình cho phù hợp cân đối với mắt nhìn.
4.3. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
- Xác định sai chất liệu thể hiện. Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định trên bề mặt bạn dùng, ví dụ giấy hoặc vải, ranh giới của đối tượng bạn mong muốn. Lý do là vì rất dễ dàng khi bạn bắt đầu với đơi chân ở dưới khung hình và sau đó phát hiện ra rằng bạn chỉ có thể hồn thành phần đầu của bức hình khi bạn nới rộng thêm khung.
- Không xác định khung trước khi vẽ, chú ý đến cách đo để vẽ. Hãy thử và đặt hình của bạn vào một khung hình chữ nhật/hình vng và nhẹ nhàng phác thảo nó trên bề mặt để bạn có thể dễ dàng sửa đổi hoặc xóa nét vẽ sau này. Sử dụng các kỹ thuật đo lường để đảm bảo chúng là chính xác nhất có thể.
- Bạn cần lãng quên tất cả những nếp nghĩ bạn đã định hình từ trước về hình dạng con người nên được trơng như thế nào. Hãy quan sát và vẽ lại những gì bạn nhìn thấy, khơng phải những gì bạn nghĩ rằng bạn nên thấy. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là sai lầm số một của hầu hết họa sĩ vẽ phối cảnh khi mới bắt đầu.
68 - Khi vẽ hoàn thành phác thảo các thành phần chính thì đây là lúc bạn bắt đầu gắn kết mọi thứ lại với nhau. Đây cũng là thời điểm hết sức quan trọng khi bạn cần suy nghĩ và thử nghiệm cách thức khắc họa các chiều không gian.