Khi bạn nhìn bức ảnh sau, bạn thấy một cái bình hay thấy hai gương mặt?
29
Đây là một trong các thuyết thị giác Gestalt. Mắt của con người thường tự động phân loại hình thể thành hình và nền. Nếu bạn nghĩ màu đen ở trên là nền thì bạn sẽ dễ thấy hình cái bình ở giữa hơn. Cịn nếu bạn coi mảng màu trắng là nền thì hình hai gương mặt nhìn nhau sẽ nổi rõ hơn.
Thế giới hai chiều có trước rồi mới có thế giới ba chiều.
Trong trường hợp bạn tin mình thật, sự thực là con người vẫn luôn luôn sống trong một thế giới ba chiều đầy màu sắc. Thị giác con người đã ln quen với việc nhìn cảnh xa và vật gần. Đặc biết quen để ý những vật gần mình nhất như là ơ tơ chạy ngang khi qua đường hay là cái tay móc túi khi đi trong chợ. Theo thói quen đấy, khi nhìn một bức ảnh hay giao diện hay chiều, người sẽ theo phản xạ để ý phần nào là hình phần nào là nền và sẽ chú tâm vào phần hình nhiều hơn. Bạn có thể tận dụng kiến thức này để sắp xếp thông tin trong sản phẩm hay trong ảnh của bạn. Chính giao diện cửa sổ hỏi đáp (dialog) cũng hay áp dụng lý thuyết hình nền này để thu hút sự chú ý người dùng.
Quay trở lại hình cái bình và mặt người ở trên. Nếu thiết kế khơng khéo thì cũng dễ bị nhầm lẫn hình với nền như vậy. Các lỗi thường gặp là lẫn (ở trên), loạn (hình và nền tranh nhau sự chú ý), trơng có vẻ lạ lạ sai sai (áp dụng chiều sâu sai).
Có một cách để hỗ trợ nhận biết hình và nền là kẻ đường chân trời. Khi có một đường ngang để dựa vào, mắt người sẽ dễ nhận những gì dưới đường đấy là hình và trên đường đấy là nền hơn. Mình cùng ngắm cảnh chân trời này với nhau nhé: