3.1. Tìm ý tưởng: Bố cục thể hiện vận động, di chuyển làm thay đổi vị trí, địa điểm và tiêu tốn năng lượng của một đối tượng.
3.2. Xây dựng bố cục:
Trong truyền thông thị giác, sự chuyển động được thể hiện trong một bức vẽ, hình ảnh, bìa sách, hay thậm chí một trang tạp chí bằng cách định hướng mắt di chuyển chú ý vào một hoặc nhiều yếu tố đồ họa trong một bố cục. Mắt bạn có thể chú ý vào chính giữa tác phẩm vì có một màu sắc nổi bật, tiếp đó là những dịng chữ tiêu đề in đậm, hay là những hình khối liên tiếp… Đó chính là nhiệm vụ của người thiết kế, họ phải định hướng người xem theo một thứ tự đã được sắp xếp nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Mục đích đầu tiên của việc tạo được sự chuyển động trong thiết kế là định hướng người xem đến bất kỳ thơng điệp hình ảnh nào mà tác giả mong muốn. Có rất nhiều cách để tạo định hướng trong đó phổ biến là phương pháp sử dụng các yếu tố thiết kế căn bản như: Màu sắc, hình khối, đường, điểm…
3.3. Thực hành vẽ và hoàn thiện bố cục:
- Tập hợp các đường thẳng tạo cảm giác mạnh mẽ, trong khi các đường cong lại tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển trong chuyển động. (Hình 3.8)
- Mắt người sẽ chú ý đến phần trung tâm của bức ảnh bởi sự định hướng của các đường. Một kỹ thuật phổ biến, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả hiện nay. (Hình 3.9)
42
Hình 3.9. Định hướng chuyển động sử dụng các đường
3.4. Kiểm tra: Vẽ 1 hình định hướng và hồn thiện bố cục theo cách ngẫu nhiên định hướng
*Thảo luận chủ đề :
- Chọn hình kết hợp. - Màu sắc: trắng đen. - Kiểu dáng: tự do.
*Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo
+ Phản ảnh được tư duy thị giác. + Chi tiết không theo thứ tự nào. + Độ lớn của hình cân đối chưa.
*Nghiệm thu kết quả mẫu phác thảo:
- Ý tưởng (theo phong cách nào ) - Hình dáng, bố cục
43
- Báo cáo ý tưởng.(Cơ sở lý luận thực tiễn)