- Bão thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, cấp gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 10 và đôi khi lên tới cấp 12.
4.1.1. Kế hoạch giảm thiể uô nhiễm nguồn nước thả
- Định kỳ 3 tháng một lần Bệnh viện sẽ bổ sung chế phẩm vi sinh vào hệ thống bể phốt của từng khu khám chữa bệnh để đảm bảo quá trình xử lý sơ bộ hoạt động ổn định, giảm bớt nồng độ các chất rắn lơ lửng và các hợp chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo.
- Vận hành và giám sát công trình xử lý nước thải đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, hiệu quả và kịp thời phát hiện, khắc phục khi xảy ra sự cố.
4.1.2. Kế hoạch khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
- Nhược điểm chung của các hệ thống xử lý sinh học là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết cũng như thành phần các chất dinh dưỡng, các chất độc hại có trong nước thải nên có thể xảy ra sự cố các vi sinh vật hoạt động không hiệu quả làm cho chất lượng nước thải đầu ra của Bệnh viện vượt quá các giới hạn cho phép quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT, sẽ gây ô nhiễm cho hệ thống thoát nước của khu vực.
Dấu hiệu của sự cố loại này là hệ thống phát ra mùi bất thường. Khi hiện tượng mùi do xử lý không đầy đủ vì quá tải, cần kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, liên hệ với nhà cung cấp xử lý để xem xét áp dụng một số biện pháp như:
+ Tính toán đề giảm lưu lượng lưu thông nước (vào mùa đông hoạt động của các VSV yếu đi, đồng thời trên thực tế nhu cầu sử dụng nước cũng ít hơn so với mùa hè nên việc giảm lưu lượng nước thải là khả thi);
+ Tăng lưu lượng khí thổi;
+ Bổ sung các chế phẩm vi sinh, tính toán để bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp;
+ Kiểm tra xem có nhiều dầu (cặn màu trắng của dầu) trong bể điều hòa không. Khi hàm lượng dầu cao phải tuân thủ việc làm vệ sinh, bên cạnh việc cài đặt
+ Ngay sau khi bắt đầu vận hành, đối phó bằng cách gieo mầm phản ứng (100mg/L của tác nhân kết hạt và 1000mg/L của bùn hoạt tính được cho vào khoang lưu lượng).
- Đối với sự cố tắc nghẽn trong khoang lọc
+ Cần đảm bảo việc rửa ngược được thực hiện định kỳ và thường xuyên (kiểm tra các thiếp lập bộ đếm thời gian, van điện tử, đóng/mở của van). Thực hiện theo hướng dẫn rửa ngược và kiểm tra điều kiện rửa ngược có bình thường không, khi tắc nghẽn nhẹ có thể được thông bằng cách rửa ngược.
+ Khi tắc nghẽn không thể thổi bằng cách rửa ngược, thực hiện theo hướng dẫn rửa ngược, chọn một phần thiết bị bị tắc nghẽn trong bể lọc một cách nhẹ nhàng từ phía trên ống nhựa PVC và đẩy chất bẩn ra. (Lưu ý: Thao tác mạnh có thể làm hỏng phần lưới dưới bể lọc. Cần cẩn thận, bởi vì lưới rách có thể làm vật liệu lọc bị rơi xuống, chức năng lọc sẽ không còn).
- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có thể xảy ra sự cố khiến hệ thống ngừng hoạt động. Nguyên nhân của sự cố này là do mất điện làm cho các bơm và máy thổi khí không hoạt động hoặc do các thiết bị này bị hỏng, trục trặc không thể hoạt động được. Biện pháp khắc phục:
+ Bệnh viện có trang bị 1 máy phát điện công suất 1000kVA, đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải cần thiết của bệnh viện khi xả ra trường hợp mất điện lưới. Trong đó, hệ thống xử lý nước thải tập trung là một ưu tiên.
+ Các thiết bị thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng.
- Đối với sự cố lưu lượng nước thải lớn bất thường như đã nêu trong mục 1.3.1, cán bộ vận hành hệ thống cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện, tìm ra nguyên nhân và liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị đồng thời thông báo ngay cho giám đốc bệnh viện để cùng với các đơn vị chức năng có thẩm quyền tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp. Phương án tình thế để ứng phó với sự cố loại này là bổ sung Clorine để khử trùng nước thải tại hố ga xả nước sự cố trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn có thể xảy ra sự cố rò rỉ, vỡ đường ống dẫn làm nước thải chưa qua xử lý xâm nhập và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Để ứng phó với sự cố loại này, hệ thống sẽ được cán bộ chuyên trách kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp sửa chữa thay thế thích hợp.