CHƯƠNG II. ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI 2.1. MÔ TẢ NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
2.1.4. Mô tả các nguồn thải lân cận cùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải (bán kính khoảng 1km)
Bệnh viện Tim Hà Nội nằm trên địa phận phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm Hà Nội, là nơi tập trung dân cư đông đúc, đồng thời đây cũng là nơi tập trung trụ sở của các cơ quan hành chính, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và
văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, các tòa nhà thương mại, khách sạn, bệnh viện lớn.
Nước thải của Bệnh viện sau khi xử lý sẽ xả thải vào hệ thống thoát nước chung hiện có của khu vực cùng với nước thải từ các hộ dân và công trình lân cận. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân các nguồn thải lân cận này thành 2 loại chính:
a, Nước thải sinh hoạt:
Là nước thải được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như: tắm, giặt giũ tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nấu ăn… chúng thường được thải ra từ các hộ dân, các khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, các cơ quan hành chính, văn phòng… Các nguồn thải nước thải sinh hoạt lân cận Bệnh viện Tim Hà Nội cùng xả thải vào hệ thống thoát nước chung được thống kê chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Các nguồn thải nước thải sinh hoạt lân cận STT Nguồn phát sinh nước thải
Vị trí Lưu lượng xả thải ước tính (m3/ngày đêm) Hướng Khoảng
cách
1 Khách sạn Moevenpick Hà Nội Bắc 20 m 200
2 Tòa nhà Phú Điền Bắc 15 m 150
3 Trung tâm Đối ngoại Thông tấn
xã Việt Nam Bắc 55 m 80
4 Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Hà Nội ĐB 60 m 50
5 Tổng cục Du lịch Đông 100 50
6 Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam Đông 50m 120
7 Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô Đông Nam 100 200 8 Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam Tây 200 150
9 Viện chiến lược và chương trình
giáo dục Niesac Tây Nam 80 m 20
10 Tòa nhà Capital Tower Tây Nam 180m 180
11 Sở giao dịch 1 Ngân hàng Phát
triển Việt Nam Tây 150m 50
12 Nhà khách quân đội Tây Bắc 200 80
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất thải bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40-50%); hydrat cacbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5-10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Trong đó có khoảng 20-40 % chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nguồn nước thải sinh hoạt như bảng sau:
Bảng 2.3. Các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nguồn nước thải sinh hoạt.
STT Chỉ số ô nhiễm Đơn vị tính
Khoảng giá trị đặc trưng của NT sinh hoạt
1 pH - 6-7,5
2 BOD5 (20oC) mg/l 110 – 400
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100 – 350
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 850 - 1800
5 Sunfua (theo H2S) mg/l -
6 Amoni (tính theo N) mg/l 25 - 45
7 Nitrat (NO3-)(Tính theo N) mg/l 20 – 85
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 50 – 200
9 Phosphat (PO43-) mg/l 8 – 20
10 Tổng colifoms PMN/
100ml 10000 - 15000
(Nguồn: Viện kỹ thuật Hóa – Sinh và Tài liệu Nghiệp vụ) b, Nước thải y tế
Nước thải y tế là nước thải phát sinh do quá trình khám chữa bệnh, từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa phòng của các bệnh viện. Các nguồn thải nước thải y tế lân cận bệnh viện Tim Hà Nội cùng xả thải vào hệ thống thoát nước chung bao gồm:
Bảng 2.4. Các nguồn thải nước thải y tế lân cận
STT Nguồn phát sinh nước thải Vị trí Lưu lượng xả
thải ước tính (m3/ngày đêm) Hướng Khoảng cách
1 Phòng khám nha khoa Thăng
Long Đông Bắc 80m 10
2 Bệnh viện Công an Thành phố
Hà Nội Tây Bắc 200m 50
Nước thải y tế khi chưa phân hủy có màu nâu đỏ, chứa nhiều cặn lơ lửng và có mùi tanh khó chịu. Trong nước thải chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm, và các phế thải y tế khác là nguồn lây lan dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Các thông số ô nhiễm đặc trưng có trong nước thải y tế được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu đặc trưng của nước thải y tế
Chỉ tiêu Hàm lượng
BOD5 250 mg/L
COD 300 mg/L
SS 200 mg/L
SO42- 6 mg/L
NH3 7 mg/L
Tổng Coliforms 6,2.106 MPN/100 mL
(Nguồn: Viện kỹ thuật Hóa – Sinh và Tài liệu Nghiệp vụ) 2.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải tại cống thoát nước thải chung của khu vực, phía trước cổng bệnh viện (nơi tiếp nhận nước thải của bệnh viện)
Tọa độ lấy mẫu: Kinh độ (E): 0587720 Vĩ độ (N): 2325013 Thời gian lấy mẫu: ngày 18 tháng 06 năm 2014.
Đặc điểm thời tiết: trời không mưa, nắng nóng và có gió nhẹ
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải của Bệnh viện sau khi xử lý được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng nước tại cống thoát nước chung của khu vực
STT Thông số Đơn vị
Kết quả QCVN
08:2008/BTNMT, Cột B1 NTC
1 PH - 7,5 5,5 – 9
2 DO mg/l 3,1 ≥4
3 BOD5 mg/l 125 15
4 COD mg/l 203 30
5 Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS) mg/l 116 50
6 Clorua (Cl-) mg/l 15,6 600
7 Florua (F-) mg/l 0,7 1,5
8 Nitrat (NO3-) (tính theo N)
mg/l 9,6 10
9 Tổng dầu, mỡ mg/l 0,13 0,1
10 Xianua (CN-) mg/l 0,001 0,02
11 Asen (As) mg/l 0,001 0,05
12 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,3 0,4
13 Phosphat (PO43-) mg/l 0,21 0,3
14 Đồng (Cu) mg/l 0,02 0,5
15 Sắt (Fe) mg/l 0,9 1,5
16 Chì (Pb) mg/l 0,001 0,05
17 Phenol mg/l 0,001 0,01
18 Tổng Coliform MPN/
100ml 11200 7500
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy nước tại cống thoát nước chung của khu vực tại điểm tiếp nhận nước thải của viện Tim không đạt QCVN 08:208. Cụ thể có 6 thông số vượt giới hạn cho phép là: DO thấp hơn 1,3 lần; BOD5 vượt 8,3 lần; COD vượt 6,8 lân; TSS vượt 2,3 lần; Tổng dầu mỡ vượt 1,3 lần; Coliform vượt 1,5 lần.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ NƯỚC THẢI VÀO