Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mô tả thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm khẳng định tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu, đồng thời đánh giá chất lượng về khả năng vận dụng phương pháp, biện pháp hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn.
Qua thực nghiệm, nhận thức, khắc phục những bất cập và có hướng điều chỉnh, bổ sung tiến tới hoàn chỉnh các giải pháp sư phạm nhằm đạt được hiệu quả tối đa khi ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
- Đối tượng: HS lớp 11 THPT chương trình chuẩn.
- Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Bến Tắm – Chí Linh – Hải Dương. Đây là ngôi trường nằm ở vùng miền núi thị xã Chí Linh, mức độ đầu vào trung bình so với tồn tỉnh, song trình độ HS cũng có đủ: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Thời gian thực nghiệm: Học kì I năm học 2014 – 2015. 3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân –
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: Cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, khơng khí cổ xưa, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngơn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích tác phẩm tự sự theo đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn. - Hình thành cho HS: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương, ý thức sống ngay thẳng, chính trực…
- Giáo dục HS nhân cách cao thượng, niềm tin vào con người. II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Khảo sát tập truyện “ Vang bóng một thời”, các bài viết về những sáng tác của Nguyễn Tuân tiêu biểu là về “Chữ người tử tù”.
- Soạn hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho HS (ngoài những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK, GV giao thêm 5 câu hỏi cho các nhóm trong phần 2.2.2.5 chương hai), định hướng và cung cấp tài liệu cho HS.
- Thiết kế bài học từ việc vận dụng và cụ thể hóa các phương pháp, biện pháp nhằm hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn.
- Chuẩn bị phương tiện DH (phiếu ghi câu hỏi, bảng phụ, máy chiếu, màn hình, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng,…)
2. Học sinh.
- Đọc kỹ “Chữ người tử tù” ở nhà, tìm đọc “Vang bóng một thời”, các bài viết, phân tích, bình luận về truyện ngắn này.
- Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài SGK Ngữ văn 11; và các câu hỏi của GV giao cho.
III. Phương pháp dạy học: Phát vấn – đàm thoại, giảng bình, thảo luận nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ. Ông say đắm cái đẹp, ca ngợi, tôn thờ cái đẹp. Cả cuộc đời, ngòi bút của ơng đi tìm cái đẹp để khắc tạc nó. “Chữ người tử tù” là một cái đẹp mà ơng đã kiếm tìm. Bằng cái tâm cái tài của người nghệ sĩ chân chính, Nguyễn đã làm cho tác phẩm viết về một thời cịn vang bóng sẽ vang bóng đến mn đời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tìm hiểu chung GV: Yêu cầu nhóm học tập đã chuẩn bị
những kiến thức về tác giả, lên trình bày kết quả tự học của mình.
HS: Trình bày.
Nhóm 1: Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Tuân?
Nhóm 2: Trình bày những hiểu biết của em về tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân.
GV: Yêu cầu HS nhóm khác bổ sung HS: Bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức và mở rộng bằng câu chuyện: Ông là con cụ tú Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa nhưng xuất thân khi hán học đã tàn. Cụ tú Lan mang một tân lí bất đắc chí, bất lực và bất mãn trước thời cuộc. Sinh ra
I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả.
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Quê: Nhân Mục, Từ Liêm, Hà Nội.
- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
→ Là nhà tri thức yêu nước.
b. Sự nghiệp.
trong một gia đình như vậy, Nguyễn Tuân không chỉ chịu ảnh hưởng từ người cha về cá tính, sự tài hoa, yêu mến cái đẹp mà cịn có điều kiện gắn bó với những lớp người xưa với những giá trị cổ truyền của dân tộc. Nguyễn đã từng nói: Tơi mê bố tơi chứ không chỉ chịu ảnh hưởng thôi đâu.
HS: Nghe.
GV giảng: Tài hoa – Thường nhìn con người ở góc độ nghệ sĩ, cảnh vật ở phương diện văn hóa mĩ thuật. Độc đáo, uyên bác – thường sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều ngành nghệ thuật khác để tăng cường cảm xúc cho văn chương.
HS: Nghe.
GV: Nêu xuất xứ và vị trí của văn bản? HS: TL.
GV giảng: Dựa vào câu chuyện do người cha kể lại về nhà nho, nhà thơ anh hùng Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao.
suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Là cây bút có phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo; nhà tùy bút xuất sắc của Việt Nam. Ơng có một vị trí quan trọng và có đóng góp khơng nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại, năm 1996 được Nhà nước tặng giả thưởng Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm “Vang bóng một
thời”.
- Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ cịn vang bóng. - Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là các nho sĩ cuối mùa, tài hoa bất đắc chí
- Giá trị: Kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng Tám.
→ Một tác phẩm “gần đạt đến
sự toàn thiện và toàn mĩ”.
3. Văn bản.
- Lúc đầu có tên là “Dịng chữ
cuối cùng”, in 1939 trên tạp chí “Tao Đàn”, sau đó đổi tên thành “Chữ người tử tù”in trong tập
GV: u cầu nhóm HS tìm hiểu về cuộc đời Cao Bá Quát lên trình bày kết quả tự học
HS: Trình bày, bổ sung
GV: Nhận xét và nhấn mạnh Cao Bá Quát là người anh hùng dũng liệt, nhà thơ nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Ông là một nguyên mẫu xứng đáng để Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật lí tưởng Huấn Cao.
GV: Yêu cầu nhóm HS tìm hiểu về những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn lên trình bày kết quả tự học HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh các biểu hiện đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn trong tác phẩm: Đề tài; nhân vật, ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật, thể loại.
HS: Nghe, ghi nhớ.
- Nhân vật chính được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát – một nhà nho tài hoa, bất đắc chí, một người anh hùng dũng liệt.
- Là truyện ngắn lãng mạn xuất sắc của Nguyễn Tuân.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Đọc hiểu văn bản. GV hướng dẫn HS đọc: vận dụng kĩ
năng đọc chính xác văn bản, từ ngữ chú thích dưới chân trang; đọc sáng tạo đúng ngữ điệu thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật. Nhịp điệu chung là chậm, đĩnh đạc, thể hiện xúc cảm, tiêu biểu là đoạn mở đầu, đoạn tả ngục quan và đặc biệt là đoạn văn tả cảnh cho chữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc hiểu khái quát.
a. Đọc văn bản b. Đọc chú thích
GV: gọi HS đọc, HS khác nghe, nhận xét, tự điều chỉnh. GV nhận xét, đọc mẫu…
GV: giải thích thêm một số từ cổ.
GV: Hướng dẫn HS vận dụng kĩ năng đọc lướt để tìm hiểu bố cục của văn bản. HS: Nghe.
GV: Văn bản này có thể chia thành mấy phần? nêu nội dung từng phần và phần nào văn bản là quan trọng nhất? Tại sao?
HS giải thích: Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là phần quan trọng nhất. Vì nó thể hiện tập trung nhất những đặc sắc về nội dung và nghệ thuât; làm nổi bật chủ đề của truyện.
GV: Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? Em hãy tóm tắt truyện “Chữ người tử tù” theo nhân vật chính? HS: Tóm tắt GV: Nhận xét, chốt kiến thức. c. Bố cục: 3 phần. - Phần thứ nhất: Từ đầu đến “…để mai ta dò ý tứ của hắn làn
nữa xem sao rồi sẽ liệu ”. –
Quản ngục được tin tiếp nhận tử tù và tính cách quản ngục.
- Phần hai: Tiếp theo đến “… thì
ân hận suốt đời mất” – Huấn
Cao nhập ngục và sự biệt đãi tử tù của quản ngục.
- Phần ba: Còn lại – Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.
d. Tóm tắt.
Truyện kể về Huấn Cao một người có tài viết chữ đẹp, vì chống lại triều đình mục nát nên bị kết án tử hình và bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn Tây. Ông được viên quan coi ngục đối đãi tử tế và tha thiết xin chữ vì cảm phục vẻ đẹp tài hoa và nhân cách của ơng. Hiểu được tấm lịng u và trân trong cái đẹp của viên quản ngục, đêm trước bị giải vào
GV dẫn: Qua việc tìm hiểu tập truyện “Vang bóng một thời” và đọc văn bản “Chữ người tử tù”, em hãy cho biết truyện ngắn “Chữ người tử tù” viết về đề tài gì?
HS: TL.
GV: u cầu nhóm HS tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp trình bày kết quả tự học HS: Trình bày, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, kết hợp giảng bình và trình chiếu hình ảnh nghệ thuật thư pháp.
Trong cảm hứng sáng tạo đặc biệt những con chữ hiện lên với những nét đậm, nét nhạt, vừa mềm mại, vừa sắc sảo, rắn rỏi, chẳng những có tính chất tạo hình mà cịn ít nhiều mang dấu ấn cá tính, tính cách của người viết. Những nét chữ ấy được vẽ bằng trí tuệ và những rung động của trái tim. Mỗi chữ viết kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ, thể hiện nhân cách và bản lĩnh khao khát của người viết. Viết chữ
kinh chịu án tử hình Huấn Cao cho chữ ơng và có lời khuyên. Ngục quan nhận chữ và lời khuyên của Huấn Cao trong tâm trạng xúc động, kính nể người tù.
2. Đọc hiểu chi tiết.
2.1. Đề tài.
- Cái Đẹp đến nay cịn vang
bóng
+ Thú chơi chữ tao nhã của các bậc tao nhân mặc khách – Nghệ thuật thư pháp.
+ Nhân cách đẹp của những con người một lòng hướng tới cái Đẹp, cái Thiện
đẹp là một sáng tạo nghệ thuật, người viết chữ đẹp trở thành người nghệ sĩ. Từ xưa ở Trung Quốc và Việt Nam, người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp. Đây đã trở thành một thú chơi tao nhã của tao nhân mặc khách có học hành có khiếu thẩm mĩ biết thưởng thức cái đẹp của chữ và chiều sâu của nghĩa.
HS: Nghe, nhìn, cảm nhận.
GV: Nhân vật chính là nhân vật Huấn Cao người lưu giữ và viết lên cái đẹp một thời còn vang bóng giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng. Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, nhà văn đã tô đậm những phẩm chất nào?
HS: Cái tài, cái tâm và khí phách.
GV: Cái tài của Huấn Cao được miêu tả qua chi tiết nào?
HS: đọc tìm chi tiết miêu tả cái tài của Huấn Cao.
GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Qua cách miêu tả đó, Huấn Cao hiện lên như thế nào?
HS: nhận xét, cảm nhận.
GV giảng bình: Chữ Huấn Cao quý không chỉ bởi vuông lắm, đẹp lắm, tươi tắn lắm, mà còn bởi những nét chữ ấy kết tụ tinh hoa và tâm huyết, nhân cách
2.2. Nhân vật
a. Nhân vật Huấn Cao a1. Cái tài:
- Vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái
tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
- Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm,
vuông lắm...vật báu trên đời
- Nét chữ vng vắn tươi tắn nó
nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
→ Cách giới thiệu vừa trực tiếp vừa gián tiếp
→ Là nghệ sĩ rất mực tài hoa trong nghệ thuật thư pháp.
cao cả và hoài bão tung hoành của một đời con người. Đó chính là khởi nguồn cho những cung bậc tình cảm trong viên quản ngục - hồi hộp, băn khoăn, lo
lắng... vì sợ mai mốt khi ơng Huấn Cao
bị hành hình mà khơng xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời.
HS: Nghe
GV: Ngoài tài viết chữ, Huấn Cao cịn được nói đến với tài nào nữa?
HS: đọc tìm chi tiết.
GV: Qua đây em có đánh giá khái quát như thế nào về cái tài của Huấn Cao? HS: Đánh giá khái quát.
GV: Hết mực ca ngợi cái tài của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đồng thời cũng ca ngợi cái tâm. Là người viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai? Vì sao?
HS: đọc tìm chi tiết, giải thích.
GV: Điều ấy cho thấy ông là người là như thế nào?
HS: TL.
GV: Vì sao Huấn Cao lại quyết định cho chữ viên quản ngục?
HS: Giải thích.
- Tài bẻ khóa, vượt ngục → Văn võ song toàn.
a2. Cái tâm:
- Ba người bạn thân vì:
+ Tính ơng vốn khoảnh trừ chỗ
tri kỉ ơng ít chịu cho chữ
+ Nhất sinh khơng vì vàng ngọc
hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
→ Trọng nghĩa, khinh lợi. Thẳng thắn, kiên quyết không khuất phục quỵ lụy trước tiền bạc và quyền lực – Uy vũ bất năng khuất.
GV: Việc cho chữ bắt nguồn từ sự cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Huấn Cao đã
nói: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một
tấm lịng trong thiên hạ. Điều đó nói lên
vẻ đẹp nào trong con người ơng? HS: Cảm nhận.
GV giảng bình: Một con người kiên quyết không chịu khuất phục quỵ lụy trước tiền bạc và quyền lực nhưng lại khuất phục mềm lòng trước tấm lòng say mê cái đẹp của viên quản ngục. Đó
chính là cốt cách “Nhất sinh đê thủ bái
mai hoa”.
GV: Vì yêu, trân trọng tấm lòng biệt
nhỡn liên tài của viên quản ngục, Huấn
Cao đã quyết định cho chữ trong đêm cuối cùng trước khi vào kinh chịu án tử hình. Sau khi viết xong bức châm, Huấn Cao khuyên viên quản ngục điều gì? HS: Đọc tìm chi tiết
GV: Câu hỏi trắc nghiệm
Qua lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn gửi đến người đọc quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ của mình:
A. Cái đẹp gắn liền với cái thiện.
B. Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự
nhỡn liên tài và hiểu ra sở thích của viên quản ngục.
- Câu nói: Thiếu chút nữa ta đã
phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ
→ Trân trọng, yêu quý cái đẹp.
- Lời khuyên của Huấn Cao: Ở
đây lẫn lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi...thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
=> Quan niệm nhân sinh và thẩm