Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2. Đánh giá kết quả
3.4.2.1. Phân tích
Tỉ lệ HS thích và thấy hấp dẫn với bài học ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi đó số HS khơng thích và bình thường ở lớp đối chứng lại nhiều hơn so với lớp thực nghiệm.
Đặc biệt khi tiến hành kiểm tra hiệu quả của việc dạy học nhằm hướng dẫn cho HS THPT đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” theo đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn, chúng tơi thấy kết quả thu được đã có độ chênh lệch khá rõ. Kết quả điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng là: 23.7 – 10 = 13.7 %, tỉ lệ điểm khá cũng cao hơn ở mức là 47.4- 37,5 = 9.9 %; số lượng điểm trung bình, yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn so với lớp đối chứng.
3.4.2.2. Đánh giá
Ở cách học này HS thực sự là trung tâm còn GV chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn và tổ chức giờ học như một điều phối viên. HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, tự tin trình bày những kiến thức mà các em tự học theo sự phân công của GV. Ngoài ra các em nắm chắc đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn, hiểu sâu vấn đề từ đặc trưng thể loại của văn bản. Điều quan trọng, qua bài học GV đã có định hướng nhất định cho các em hình thành con đường đọc hiểu văn xi lãng mạn bất kì mà các em gặp trong cuộc sống.
Với PPDH mà chúng tôi áp dụng trên, hầu như tất cả HS trong lớp đều chủ động tích cực tham gia trả lời các câu hỏi từ phía GV đưa ra mà khơng hề thấy khó khăn. Bởi vậy mỗi giờ học thực nghiệm đều diễn ra trong bầu khơng khí sơi nổi, hào hứng và thân thiện. GV chỉ nêu vấn đề cho HS thảo luận, trao đổi trình bày ý kiến của mình. Trong các bài kiểm tra, các em đều làm tốt và đạt điểm khá cao. Một số em có năng lực viết văn rất tốt, nhất là khả năng lập luận, phân tích rõ ràng, mạch lạc.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, tiết dạy thực nghiệm còn tồn tại những hạn chế. Thứ nhất là vấn đề HS giảng bình những chi tiết lãng mạn
trong tác phẩm còn lúng túng do khả năng tiếp xúc với phương pháp này còn hạn chế. Thứ hai là hầu hết các tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp này đều bị “cháy” giáo án. Nguyên nhân do đây là một tác phẩm chứa nhiều từ cổ, nhiều đoạn văn cần thời gian đọc và cảm nhận chất trữ tình. Thêm nữa, hoạt động cho HS trình bày kết quả tự học của nhóm nhiều, đơi khi các em cịn lan man trong cách trình bày.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ việc tìm hiểu cách thức hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn; Từ thực tế của việc giảng dạy và hoạt động thực nghiệm, chúng tôi rút ra một vài kết luận như sau:
1. Đọc hiểu TPVC được xem như một PPDH tích cực góp phần đổi mới PPDH văn. Đó là q trình chuyển từ trọng tâm giảng văn, HS thụ động lĩnh hội kiến thức thông qua bài giảng của GV sang trọng tâm đọc văn, HS tự chiếm lĩnh giá trị của TPVC. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đóng vai trị khơng thể thiếu, là yếu tố cơ bản cho hoạt động đọc hiểu TPVC.
2. Văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1932 – 1945 là một bộ phận quan trọng góp phần hiện đại hóa nền văn học Việt Nam nói chung và văn xi hiện đại nói riêng. Nhiều tác phẩm sẽ mãi là những viên ngọc quý lấp lánh trong kho tàng văn học dân tộc. “Chữ người tử tù” là một trong số những viên ngọc đó.
3. Dạy “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ở THPT, trước hết GV phải hướng dẫn cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản; nắm vững những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và phong cách nghệ thuật của nhà văn để tìm hiểu khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đó là con đường khoa học mang lại hiệu quả cao nhất và có ý nghĩa sư phạm sâu sắc giúp HS khơng chỉ hiểu sâu mà cịn hiểu rộng hơn về giá trị tác phẩm, có kỹ năng đọc hiểu các tác phẩm văn chương khác cùng thể loại.
4. Để hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn, chúng tôi đề ra những yêu cầu cơ bản khi đọc hiểu văn bản là:
- Bám sát nội dung đọc hiểu tác phẩm văn chương
- Bám sát phong cách của Nguyễn Tuân trong “Vang bóng một thời” - Bám sát văn bản “Chữ người tử tù”
mạn trong tác phẩm “Chữ người tử tù” qua: đề tài – hướng về cái Đẹp nay chỉ cịn vang bóng với thú chơi đẹp và nhân cách đẹp; Khơng gian, thời gian nghệ
thuật – trong tù ngục tăm tối và những ngày cuối cùng của Huấn Cao; Nhân vật lãng mạn với vẻ đẹp lí tưởng của Huấn Cao và phẩm chất nhân cách đẹp đẽ đối lập hoàn toàn với hoàn cảnh sống của viên quản ngục.
Cùng với những yêu cầu trên, chúng tôi vận dụng các biện pháp, phương pháp sau:
- Cung cấp tri thức đọc hiểu văn bản
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức thảo luận nhóm giúp học sinh phát hiện, cảm nhận và đánh giá về các biểu hiện của thi pháp lãng mạn trong văn bản.
- Giảng bình những chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang đậm thi pháp lãng mạn trong văn bản
- Hướng dẫn học sinh tự học và tìm ra con đường đọc hiểu tác phẩm văn xuôi lãng mạn .
5. Mặc dù không thể phủ nhận hồn tồn những đóng góp, cống hiến của nhiều thế hệ GV ở trường THPT khi dạy học tác phẩm này, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế hoạt động này đã và đang diễn ra thật đáng lo ngại. Chúng tôi thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn” nhằm vận dụng những phương pháp và biện pháp hiệu quả xuất phát từ việc bám sát đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Chúng tôi hi vọng luận văn có thể góp được một phần nào đó vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng hiệu quả tiếp nhận cho HS trong việc học tập môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH và yêu cầu của thời đại.
2. Khuyến nghị
người tử tù” nói riêng ln hàm chứa những thách thức nghề nghiệp và đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo của người GV. Nhất là trong tình trạng HS hiện nay: tâm lí chán học văn và từ đó có thái độ thờ ơ, đứng ngồi giờ giảng văn thì sự thách thức nghề nghiệp càng gay gắt, năng lực sáng tạo của người thầy càng đòi hỏi phải được phát huy cao độ. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho giờ học đọc hiểu văn bản, tác giả luận văn xin đưa ra một vài ý kiến sau:
Đề nghị tác giả biên soạn SGK nên cung cấp thêm những tư liệu về đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác của văn xuôi lãng mạn để GV và HS có tài liệu tham khảo. Ngồi ra, cũng cần cung cấp cho GV và HS những đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, đĩa hình về những thú chơi thanh cao của những tao nhân mặc khách thuở xưa đặc biệt là thú chơi chữ.
Trong quá trình đọc hiểu GV cần hướng dẫn HS vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các kĩ năng: đọc chính xác, đọc phân tích, đọc sáng tạo, đọc tích lũy với đọc kĩ, đọc sâu, đọc lướt, đọc phân vai. Đầu tư hệ thống câu hỏi có chất lượng, chính xác có đủ các mức độ từ dễ đến khó.
GV nên thường xuyên thay đổi hoạt động học tập của HS hoặc áp dụng các PPDH theo đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác. Đồng thời cũng cần chú ý đến lời dẫn vào bài, tình huống có vấn đề, những câu hỏi có tính chất khám phá khơi gợi, kích thích được ở các em lịng say mê văn học đặc biệt với những truyện ngắn lãng mạn.
Về phía HS cũng cần: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập; Có phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Tự tìm ra kiến thức thơng qua hành động của chính mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hồng Bắc (2013), Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân cho học sinh lớp 11. Luận văn thạc sĩ.
2. Trương Chính (1997), Tuyển tập Trương Chính (tập 2). Nxb Văn học,
Hà Nội.
3. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
theo thể loại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Cúc (1998), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
tác phẩm Nguyễn Tuân ở trường trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ.
5. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập một), Nxb Hà Nội, Hà Nội.
6. Hà Văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Luận án Phó
tiến sĩ.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Hồng Hiệp (2005), Bồi dưỡng năng lực thẩm văn cho học sinh giỏi
khi đọc truyện ngắn Nguyễn Tuân. Luận văn thạc sĩ.
9. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo và dạy học
TPVC. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học. Nxb Khoa học, Hà Nội.
11. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), “Một số vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ
văn”, Tạp chí Giáo dục (56), tr. 25 - 57.
12. Nguyễn Trọng Hoàn (2010), Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách. Nxb Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Hùng (2004), “Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc hiểu văn chương”, Tạp chí Giáo dục (100), tr. 23 – 24.
17. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn. Nxb Sư Phạm, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn
bản trong nhà trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
21. Trần Quốc Khả (2010), Tổ chức đối thoại trong dạy học “Chữ người tử
tù”của Nguyễn Tuân. Luận văn thạc sĩ.
22. Trịnh Thị Lan (2005), “Ngôn ngữ văn bản với việc dạy học đọc hiểu
văn bản”, Tạp chí Giáo dục (131), tr. 27 – 28, 37.
23. Phan Trọng Luận (2004), Phương pháp dạy học văn. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo. Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
25. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2008), Thiết kế bài học ngữ văn 11 (tập
một), NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Phương Lựu (Chủ biên) (2011), Lí luận văn học (tập ba), Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học
nâng cao 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Tôn Thảo Miên (2001), Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Thanh Minh (2005), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn
Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập một), Nxb Khoa học xã hội.
32. Nguyễn Kim Phong (Chủ biên) (2009), Kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ
văn 11, Nxb Giáo dục Việt Nam.
33. Nguyễn Thị Đan Quế, Nguyễn Kiều Tâm (2008), Những lời bình về
34. Phạm Thị Quy (2007), Những cách thức triển khai tình huống có vấn đề
trong dạy học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Luận văn thạc sĩ.
35. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn hiểu văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Trần Đình Sử (2007), “Dạy học văn là dạy học sinh đọc hiểu văn bản”,
Tạp chí văn học và tuổi trẻ (9), tr. 23 – 25.
37. Trần Đình Sử (2007), “Đọc hiểu văn bản là thế nào”, Tạp chí văn học
và tuổi trẻ (11), tr. 19 – 21.
38. Trần Đình Sử (2013), “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy
học đọc hiểu văn bản văn học”, Báo văn nghệ quân đội (13), tr. 16 - 17
39. Trần Đình Sử (2013), “Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học
văn hiện nay”, Báo văn nghệ (10), tr. 14 -15
40. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, hà Nội.
41. Nguyễn Thành Thi, Lê Thu Yến, Trần Quỳnh Nga (2008), Tư liệu
ngữ văn 11 phần văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Hồng Thịnh (2010), Từ đặc trưng thể loại và phương pháp
sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ.
43. Trần Thị Hồng Thu (2007), “Mơ hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương