Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ
3.1.1. Thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chung về đời sống tâm lý của học sinh ở hai trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, các em học sinh gặp nhiều khó khăn khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tâm lý. Các số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 3.1, biểu đồ 3.1:
Bảng 3.1: Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh
Stt Thực trạng mức độ gặp khó khăn SLC Tỷ lệ (%)
1 Chưa bao giờ 107 20.7
2 Hiếm khi 101 19.6
3 Thỉnh thoảng 267 51.7
4 Thường xuyên 41 7.9
Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy: có 20,7% số lượng khách thể khảo sát cho rằng các em chưa bao giờ hoặc hiếm khi gặp khó khăn về tâm lý (19,6%). Trong những khách thể khảo sát, nổi bật lên ở nhóm thỉnh thoảng gặp khó
khăn về tâm lý, chiếm 51,7% - chiếm hơn ½ tổng số học sinh được điều tra; 7,9% số học sinh được khảo sát cho rằng: mình thường xuyên gặp khó khăn về tâm lý – mặc dù tỷ lệ này thấp nhất nhưng đây lại là nhóm cần được quan tâm tìm hiểu và trợ giúp kịp thời.
Bảng 3.2: Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh (theo giới tính)
Stt Thực trạng gặp khó khăn tâm lý Nam (%) Nữ (%)
1 Chưa bao giờ 14.1 24.6
2 Hiếm khi 25.1 16.3
3 Thỉnh thoảng 56.0 49.2
4 Thường xuyên 4.7 9.8
So sánh kết quả điều tra giữa nam và nữ cho thấy, ở mức độ “chưa bao
giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý, đã có sự khác biệt rõ rệt giữa học
sinh nam và học sinh nữ, tỷ lệ khác biệt gần 10% (14,1% và 4,6%; 25,1% và 16,3%). Ở mức độ “thỉnh thoảng” gặp khó khăn tâm lý dễ nhận thấy có sự chệnh lệch trong sự cân bằng tâm lý giữa học sinh nam và học sinh nữ tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch này không nhiều lắm (tỷ lệ 56,0% nam và 49,2% nữ). Bên cạnh đó, ở mức độ “thường xuyên” cho thấy các bạn nữ thường gặp khó khăn tâm lý nhiều hơn so với các bạn nam (tỷ lệ 9,8% nữ so với 4,7% nam), chênh lệch 5,1%. Ở mức độ này, cả học sinh nam và học sinh nữ đều lựa chọn với tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên đây là nhóm khách thể mà chúng ta cần quan tâm và chú ý đến, đặc biệt là các bạn nữ. Điều này có thể hiểu rằng, với những thay đổi về tâm – sinh lý, các bạn gái thường có những trở ngại tâm lý nhiều hơn các bạn nam. Thêm vào đó là những áp lực từ môi trường học đường, sự kỳ vọng từ các mối quan hệ, từ chính bản thân các em… do vậy, dù ít hay nhiều, những vấn đề này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các em.
Biểu đồ 3.2: Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh ( theo giới tính)
Bảng 3.3: Thực trạng mức độ gặp khó khăn tâm lý của học sinh (theo khối lớp)
Stt Mức độ gặp khó khăn tâm lý Lớp 10 (%) Lớp 11 (%) Lớp 12 (%)
1 Chưa bao giờ 27.7 19.9 10.6
2 Hiếm khi 22.9 19.3 15.6
3 Thỉnh thoảng 42.2 53.2 62.0
4 Thường xuyên 7.2 7.6 11.7
Biểu đồ 3.3: Mức độ học sinh gặp khó khăn tâm lý( theo khối lớp)
0 10 20 30 40 50 60 70 chưa bao
giờ hiếm khi thỉnh thoảng thường xuyên
27.7 22.9 42.2 7.2 19.9 19.3 53.2 7.6 10.6 15.6 62 11.7 lớp 10 lớp 11 lớp 12
chưa bao giờ hiếm khi thỉnh thoảng thường xuyên
So sánh kết quả điều tra trong học sinh giữa các khối cho thấy, phần lớn các em học sinh lớp 10 đều khẳng định “chưa bao giờ” và “hiếm khi” gặp khó khăn tâm lý trong cuộc sống của các em (27,7% và 22,9%). Về mức độ “thỉnh thoảng” gặp khó khăn tâm lý có thể thấy các em học sinh lớp 12 chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,0%, tiếp theo đó là lớp 11 chiếm tỷ lệ 53,2% và cuối cùng là học sinh lớp 10 chiếm tỷ lệ 42,2% số lượng khách thể khảo sát. Ở mức độ “thường xuyên” gặp khó khăn tâm lý, kết quả khảo sát cũng cho thấy, các em học sinh lớp 12 thường gặp nhiều lo lắng, bất an hơn chiếm tỷ lệ 11,7%, xếp sau đó là các em học sinh lớp 11 (7,6%) và học sinh lớp 10 (7,2%) tổng số khách thể khảo sát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những lo lắng bất an của học sinh lớp 12 trong đó có những trăn trở về chọn trường, chọn nghề, về áp lực thi cử cùng với sự kỳ vọng của cha mẹ về kết quả học tập của các em; bên cạnh đó cịn có các mối quan hệ xã hội (bạn bè,…), tình yêu, tình bạn khác giới. … Do vậy, những băn khoăn ấy có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tâm lý của các em. Ở học sinh lớp 10, các em cũng sẽ gặp một số khó khăn do những bỡ ngỡ khi thay đổi trường lớp, bạn bè, về phương pháp học…Tuy nhiên, thi được vào trường trung học phổ thơng mà mình mong muốn là nguyện vọng của các em, do vậy, tinh thần của các em vẫn cịn những niềm hân hoan, phấn chấn, các em ít bị tác động quá nhiều bởi những khó khăn tâm lý.
Nhìn chung, ở những mức độ khó khăn tâm lý khác nhau, ở các khối lớp đều có học sinh có những khó khăn, tuy nhiên mức độ khó khăn của các em cũng khác nhau. Những khó khăn tâm lý đều có thể xảy ra trong cuộc sống của các em trong một thời điểm nhất định nào đó và sẽ có thể ảnh hưởng đến đời sống của các em. Như vậy, cần quan tâm và hỗ trợ các em để các em nhận ra khó khăn mà các em đang gặp, từ đó trợ giúp các em để các em có thể tự giải quyết những khó khăn này.
Từ bảng kết quả và biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy thực trạng, trong cuộc sống, cả học sinh nam và học sinh nữ, cả học sinh khối lớp 10, 11, 12
đều có những khó khăn tâm lý, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Vậy, hiện tại, những ai là người các em tìm đến khi có khó khăn tâm lý và ai là người giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn này? Mỗi khi gặp khó khăn cần nâng đỡ thì đó sẽ là người đầu tiên mà các em nghĩ đến. Để làm sáng tỏ câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra một số những chủ thể mà các em có thể sẽ tìm đến khi có những khó khăn tâm lý để các em lựa chọn. Số liệu thống kê từ các phiếu hỏi cho kết quả như sau:
Bảng 3.3: Người đầu tiên học sinh tìm đến khi có khó khăn tâm lý
Stt Chủ thể trợ giúp Tỷ lệ (%) Xếp hạng
1 Bố 24.0 7
2 Mẹ 49.6 3
3 Bạn thân 59.1 1
4 Thầy/cô giáo 25.4 6
5 Một người đáng tin cậy nào đó 57.9 2
6 Để trong lịng, khơng thổ lộ với ai 29.8 5 7 Đến các trung tâm tư vấn, tham vấn tâm lý 20.0 8 8 Viết thư cho các chuyên mục tư vấn tâm lý 34.7 4
Dựa vào kết quả thu được chúng ta thấy, người mà các em thường xuyên tâm sự, chia sẻ khó khăn nhiều nhất là bạn thân (chiếm 59,1%). Người mà các em lựa chọn nhiều thứ hai là “một người đáng tin cậy nào đó” chiếm 57,9%; lựa chọn nhiều thứ ba là mẹ, chiếm 49,6%; “viết thư cho các chuyên
mục tư vấn tâm lý”, xếp thứ tư, chiếm 34,7% và “để trong lịng, khơng thổ lộ với ai cả” xếp thứ năm với 29,8%.
Việc các em lựa chọn nhiều nhất phương án tìm đến bạn bè để tâm sự, giãi bày, chia sẻ mỗi khi gặp khó khăn đã thể hiện rõ đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Bạn bè với học sinh lứa tuổi này rất quan trọng vì các em có xu hướng xa lánh người lớn và tìm đến nhau để chia sẻ. Một phần nữa là do tâm lý các em hay cho rằng, người lớn thường đánh giá không đúng về khả năng,
về những việc làm của các em. Đồng thời, trong giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi này, các em đang có tâm lý “muốn khẳng định cái tơi cá nhân” của mình. Tuy nhiên, có đơi khi sự thể hiện cái tơi cá nhân của các em lại trở nên thái quá (thể hiện trang phục, cách ăn nói, đi lại,…) so với cách nhìn nhận đánh giá của người lớn. Chính những bất đồng quan điểm này dẫn tới mối quan hệ với người lớn của các em bị mâu thuẫn. Các em thấy chán ghét người lớn, các em cho rằng người lớn khơng hiểu mình, lúc nào cũng kèm cặp, soi mói, khơng tơn trọng mình. Trong khi đó, các em lại dễ dàng chia sẻ mọi vấn đề cùng nhau do cùng độ tuổi, cùng quan điểm và có cùng vấn đề giống nhau, vì thế, các em có xu hướng tìm đến nhau để tìm kiếm sự đồng cảm.
Cũng chính vì thế mà các em lựa chọn “tìm một người đáng tin cậy nào
đó” để chia sẻ khi các em gặp khó khăn tâm lý là lựa chọn thứ hai, chiếm
57,9%. “Một người đáng tin cậy” có thể là bất cứ một ai khác nhưng người đó tơn trọng các em, đủ để các em cảm thấy an toàn khi bày tỏ, chia sẻ những khó khăn của mình.
Chủ thể mà các em lựa chọn tìm đến để chia sẻ thứ 3 khi các em gặp các vấn đề khó khăn đó là mẹ. Có thể hiểu điều này một cách dễ dàng bởi đó là sự gắn bó mẹ con. Mẹ là người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Mẹ ni dưỡng, chăm sóc, khích lệ, động viên, u thương các em hơn bất cứ một người nào khác. Chính vì thế, mẹ sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của các em học sinh khi có những khó khăn cần giúp đỡ.
Một cách khác nữa khi có khó khăn tâm lý mà các em tìm đến đó là “viết thư cho các chun mục tư vấn tâm lý”. Đây là một chuyên mục gần như phổ biến ở nhiều tờ báo. Và có lẽ, đây cũng là một hình thức tư vấn tâm lý mà các em biết đến nhiều nhất, các em cảm thấy dễ dàng, chia sẻ câu chuyện của mình bởi, cho dù có gửi những tâm sự của mình đi, thì các biên tập viên cũng khơng biết các em là ai (nếu các em khơng ghi địa chỉ). Hơn nữa, với hình thức này, dù rằng, chưa nhận được sự trợ giúp về mặt tâm lý thì bản thân các
em, khi tự ngồi viết lại những vấn đề khó khăn của mình thì cũng đã tự mình chia sẻ được về mặt cảm xúc, các em thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Song vẫn cịn có một tỉ lệ không nhỏ các em lựa chọn phương án “để
trong lịng, khơng thổ lộ với ai”, chiếm tỷ lệ 29,8% tổng số khách thể khảo
sát. Đó là khi các em gặp những vấn đề khó khăn mà khơng thể chia sẻ cùng ai. Có nhiều ngun nhân gây ra khó khăn tâm lý ở các em học sinh trong giai đoạn vị thành niên. Phần lớn những khó khăn này nảy sinh có thể do bản thân các em còn thiếu kinh nghiệm sống, thiếu kỹ năng sống… các em chưa biết cách cân bằng cuộc sống của chính mình hoặc đó là những vấn đề hết sức tế nhị, khó nói ra. Ngồi ra, khi phỏng vấn, một khách thể cho biết : “em chẳng
tâm sự với ai hết. Em cảm thấy mọi người không đáng tin. Họ lúc nào cũng trêu chọc em. Em sợ nói ra mọi người sẽ cười, sẽ coi thường em….” Hay “chuyện của mình thì mình nên tự giải quyết lấy. Nếu khơng thì nên để trong lịng bởi khơng ai hiểu mình bằng chính bản thân mình”. Có thể thấy rằng, ở các em là sự cả tin
vào khả năng tự giải quyết của bản thân, có cả sự tự ti, mặc cảm xen lẫn hồ nghi. Đó có thể xem là một lý do chính đáng, tuy nhiên, nếu các em cứ để trong lòng, cứ dồn nén mọi điều trong lòng, “giữ lại mọi điều trong lịng
mình” có thể gây ra những rối nhiễu tâm lý như stress, trầm cảm, lo âu, ám
ảnh… Đó là những rối nhiễu tâm lý mà các em khơng kiểm sốt được. Ngồi ra, nếu các em tự mình giải quyết những khó khăn của mình trong sự non nớt về vốn sống, thiếu kỹ năng sống có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Như vậy, có thể thấy rằng, các em rất cần một nơi đủ tin cậy, nơi mà các em có thể n tâm tìm đến để bộc bạch, chia sẻ, một nơi mà các em tin tưởng có khả năng giúp đỡ, định hướng cho các em tự giải quyết vấn đề của mình một cách chín chắn, hợp lý nhất.
Ai trong chúng ta ít nhiều cũng đã có những khó khăn tâm lý, tùy mức độ khác nhau. Ở các em học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng, điều đó cũng khơng ngoại lệ. Khi có khó khăn tâm lý, các em cũng đi tìm cho mình những phương thức, cách thức để giải tỏa, vậy những khó khăn tâm lý
các em thường gặp trong cuộc sống là gì? Những khó khăn này có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em? Qua nghiên cứu những đặc trưng về tâm sinh lý của học sinh được trình bày trong mục 1.2.6, chương 1, phần Nội dung; qua phỏng vấn một số khách thể, chúng tơi sắp xếp khó khăn tâm lý của các em theo 4 nội dung chính:
- Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập
- Khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ - Khó khăn tâm lý liên quan đến hướng nghiệp - Khó khăn tâm lý liên quan (xuất phát) từ bản thân
Kết quả thu được cho chúng ta thấy: các em đều có những khó khăn khăn tâm lý ở các nhóm với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập được các em lựa chọn nhiều hơn cả. Ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là: “khó tập trung chú ý trên lớp” (ĐTB 2.74) xếp thứ nhất trong tổng số lựa chọn của khách thể khảo sát; “khó
vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập” (ĐTB 2.70) xếp thứ hai trong tổng
số lựa chọn; “lượng kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản
thân” (ĐTB 2.67) xếp thứ ba; “không hiểu bài giảng và khó ghi nhớ nội dung đã học trên lớp” (ĐTB 2.64) xếp thứ tư.
Lựa chọn nhiều thứ hai sau nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập là nhóm khó khăn tâm lý trong hướng nghiệp. Ở nhóm khó khăn này, các vấn đề các em thường gặp là “thiếu thông tin về nghành nghề” (ĐTB 2.64); “dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác” (ĐTB 2.46); “mong muốn nghề
nghiệp của bạn mâu thuẫn với khả năng của bạn” (ĐTB 2.14)
Nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân học sinh được các em lựa chọn nhiều thứ ba. Ở nhóm khó khăn này, vấn đề các em thường gặp là: “luôn quyết tâm nhưng không thực hiện được quyết tâm ấy” (ĐTB 2.80); “thiếu tự tin” (ĐTB 2.52); “ngại giao tiếp” (ĐTB 2.41); “hay giận dỗi, cãi
nhau vô cớ” (ĐTB 2.31); “muốn làm một cái gì đó để thể hiện mình mà khơng được” (ĐTB 2.22).
Cuối cùng là nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ. Ở nhóm khó khăn này, các em có một số khó khăn: “khó khăn trong việc hiểu và
đáp ứng mong muốn của người khác” (ĐTB 2.35); “khó khăn khi thiết lập mối quan hệ với thầy cô giáo” (ĐTB 2.21).
Những vấn đề học sinh ít gặp khó khăn là: “mâu thuẫn với các thành
viên trong gia đình” (ĐTB 1.98); “mong muốn nghề nghiệp trái ngược với định hướng nghề nghiệp của thầy cô, giáo” (ĐTB 1.96); “có ý nghĩ chán sống” (ĐTB 1.88); “thiếu định hướng sống lành mạnh” (ĐTB 1.85); “bị nhiều thú vui lôi kéo và không bỏ được (hút thuốc lá, uống rượu, chơi game….)
(ĐTB 1.84); “có mâu thuẫn với thầy, cơ giáo” (ĐTB 1.67) trong tổng số lựa chọn của khách thể khảo sát.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng những khó khăn tâm lý cụ thể mà các em gặp phải rất phong phú. Những khó khăn cụ thể trong mỗi vấn đề trên cũng rất đa dạng. Ví dụ, ở vấn đề học tập, các em thường hay gặp khó khăn về phương pháp học tập, chịu áp lực từ phía gia đình và từ kết quả học tập không như