2. Các tiện ích
3.4.2 Một số hướng dẫn thiết kế
• Nhất quán: các biểu tượng, thông báo, cách thức nhập dữ liệu phải nhất quán và nên tuân theo các chuẩn thông thường.
• An toàn: nên có chế độ xác nhận lại đối với các thao
tác nguy hiểm (như xóa dữ liệu) và nên có khả năng phục hồi trạng thái cũ (undo).
• Dễ học, dễ sử dụng: giao diện luôn cần được thiết kế
hướng tới tính dễ học, dễ sử dụng, tức là không đòi hỏi người dùng phải có các năng lực đặc biệt.
Ví dụ như không cần nhớ nhiều thao tác, không đòi hỏi phải thao tác nhanh, các thông tin trên màn hình dễ đọc... Một cách tốt nhất để xây dựng giao diện dễ học dễ sử dụng là tuân theo các chuẩn giao diện thông dụng.
Ví dụ
Xét phần mềm hỗ trợ giải bài tập phương trình đại số với 4 yêu cầu:
1. Soạn đề bài 2. Soạn đáp án 3. Giải bài tập 4. Chấm điểm
Mô hình hóa yêu cầu:
Giáo viên Học sinh
Soạn đề bài Soạn đáp án Giải bài tập Chấm điểm
* Màn hình chính:
+ Thông tin về sách bài tập
+ Thông tin về các bài tập của sách
- Thao tác người dùng: Tra cứu và soạn bài tập • Màn hình soạn đề bài:
+ Thông tin về đề bài
- Thao tác người dùng:
+ Nhập thông tin về đề bài + Yêu cầu phát sinh đề
•Màn hình soạn đáp án
+ Thông tin về đáp án Thao tác người dùng:
+ Nhập thông tin về đáp án + Yêu cầu ghi nhận đáp án
•Màn hình nhận bài giải
+ Thông tin về bài giải
Thao tác người dùng:
+ Nhập thông tin về bài giải + Yêu cầu ghi nhận bài giải + Yêu cầu chấm điểm
•Màn hình nhận chấm điểm
+ Thông tin về bài giải
+ Thông tin về việc chấm điểm + Thông tin về đáp án
Thao tác người dùng:
+ Xem thông tin điểm + Xem thông tin đáp án
Hệ thống các hàm xử lý:
-Hàm soạn thảo đề bài -Hàm tra cứu bài tập -Hàm xóa bài tập
-Hàm soạn đáp án
-Hàm ghi nhận bài giải -Hàm biến đổi
-Hàm khai triển -Hàm rút gọn….
Hàm chấm điểm Hàm xem đáp án
Hệ thống lưu trữ
SACH_BAI_TAP BAI_TAP
BUOC_GIAI BAI_GIAI
Bảng SACH_BAI_TAP: các thông tin về sách bài tập Bảng BAI_TAP: các thông tin về bài tập của sách
Bảng BUOC_GIAI: các thông tin về một bước giải trong bài toán
Bảng BAI_GIAI: các thông tin về đáp án và các bài giải của một bài tập
-Thiết kế là cái lõi của kỹ nghệ phần mềm.
-Trong khi thiết kế người ta sẽ phát triển, xét duyệt và làm tư liệu cho việc làm mịn dần các chi tiết thủ tục, cấu trúc chương trình, cấu trúc dữ liệu.
-Thông qua thiết kế và xét duyệt, chúng ta có thể thẩm định được chất lượng phần mềm.
-Cấu trúc chương trình và dữ liệu đóng góp cho một quan điểm tổng thể về kiến trúc phần mềm, trong khi thủ tục lại đưa ra những chi tiết cần thiết cho việc cài đặt thuật toán.
Theo quan điểm kỹ thuật, thiết kế bao gồm 4 hoạt động:
- thiết kế dữ liệu,
- thiết kế kiến trúc,
- thiết kế thủ tục
- thiết kế giao diện.
Còn nhiều phương pháp thiết kế phần mềm quan trọng như thiết kế hướng chức năng, hướng đối tượng.
Những phương pháp này, được kết hợp với những nền tảng đã trình bày ở trên tạo nên cơ sở cho một cách nhìn đầy đủ về thiết kế phần mềm.