Ghép nối là độ đo sự nối ghép với nhau giữa các
đơn vị (môđun) của hệ thống.
- Hệ thống có nối ghép cao thì các môđun phụ thuộc lẫn nhau lớn.
- Hệ thống nối ghép lỏng lẻo thì các môđun là độc lập hoặc là tương đối độc lập với nhau và chúng ta sẽ dễ bảo trì nó.
Có thể chia ghép nối thành các mức từ chặt chẽ đến lỏng lẻo như sau:
a. Ghép nối nội dung: hai hay nhiều môđun dùng lẫn
dữ liệu của nhau, đây là mức xấu nhất, thường xảy ra đối với các ngôn ngữ mức thấp dùng các dữ liệu toàn cục hay lạm dụng lệnh GOTO.
b. Ghép nối chung: một số môđun dùng các biến
chung, nếu xẩy ra lỗi thao tác dữ liệu, sẽ khó xác định được lỗi đó do môđun nào gây ra.
c. Ghép nối điều khiển: một môđun truyền các thông
tin điều khiển để điều khiển hoạt động của một môđun khác.
d. Ghép nối dư thừa: môđun nhận thông tin thừa không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó, điều này sẽ làm giảm khả năng thích nghi của môđun đó.
e. Ghép nối dữ liệu: Các môđun trao đổi thông tin
thông qua tham số và giá trị trả lại.
f. Ghép nối không có trao đổi thông tin: môđun thực
hiện một chức năng độc lập và hoàn toàn không nhận tham số và không có giá trị trả lại.
Ưu việt của thiết kế hướng đối tượng là do bản chất che dấu thông tin của đối tượng dẫn tới việc tạo ra các hệ ghép nối lỏng lẻo.
Việc thừa kế trong hệ thống hướng đối tượng lại dẫn tới một dạng khác của ghép nối, ghép nối giữa đối tượng mức cao và đối tượng kế thừa nó.