Đánh giá % Đánh giá % Đánh giá % Số lượng nhiều 18,0 bình thường 26,7 ít 55,3
Mức độ khó 75,3 bình thường 14,0 dễ 10,7
Kiến thức đầy đủ 78,7 bình thường 15,3 nghèo nàn 6,0
Kết quả cho thấy:
- Về số lượng: 55,3 % HS đồng ý số lượng bài tập trong SGK và SBT dành cho HS trung bình - yếu khá ít.
- Về mức độ: có 75,3 % HS đồng ý cho rằng bài tập SGK và SBT đối với HS trung bình yếu là khó.
- Về lượng kiến thức: có 78,7% HS cho rằng kiến thức từ bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là đầy đủ.
Câu 3: Những nguyên nhân khiến em gặp khó khăn khi giải bài tập Hóa học? (1 là ít khó khăn, 4 rất khó khăn)
Bảng 1.8: Ý kiến của HS về nguyên nhân không giải được bài tập Hóa học
Mức độ Tỉ lệ (%) HS
1 2 3 4
Không định được hướng giải 6,7 23,3 46,7 23,3 Không liên hệ được giữ kiện và yêu cầu của
đề. 17,3 13,3 48,7 20,7
GV giảng bài khó hiểu nên em không biết
cách làm. 7,3 16,7 45,3 30,7
Không đủ thời gian 11,3 26 31,3 31,4
Kết quả cho thấy:
- Nguyên nhân lớn nhất khiến HS khơng giải được bài tập Hóa học là do khơng nắm được lý thuyết (56%), tiếp đó là khơng liên hệ được giữ kiện và yêu cầu của đề (48,7%) và không định được hướng giải (46,7%).
- Một số HS khơng hiểu bài vì mất kiến thức cơ bản.
Kết luận q trình điều tra
Việc dạy và học Hóa học 12 cơ bản ở Trung tâm GDTX với chủ yếu là các HS trung bình - yếu đang gặp rất nhiều khó khăn. HS mất kiến thức cơ bản nên việc tiếp thu kiến thức mới rất hạn chế. GV ngoài việc đảm bảo dạy đủ và đúng chương trình cịn phải nhanh chóng bổ sung những kiến thức nền tảng cho HS với thời gian có hạn. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống bài tập nhằm khắc sâu kiến thức và hoàn thiện kĩ năng cho HS là hết sức cần thiết.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương này đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Tìm hiểu về hứng thú, tầm quan trọng và biện pháp nâng cao hứng thú đối với hoạt động học tập.
2. Tìm hiểu về kết quả học tập: Khái niệm, mục đích đánh giá kết quả học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.
3. Một vài vấn đề về dạy và học ở Trung tâm GDTX: Những khó khăn khi giảng dạy ở Trung tâm GDTX, những biểu hiện về học tập của HS Trung tâm GDTX, nguyên nhân HS học yếu.
4. Phương pháp giảng dạy nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho HS Trung tâm GDTX.
5. Bài tập hóa học: Khái niệm, tác dụng, vị trí trong giảng dạy, xu hướng phát triển, yêu cầu của bài tập hóa học.
6. Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hóa học nâng cao hứng thú và kết quả học tập của HS ở một số Trung tâm GDTX của Thành phố Hà Nội. Chúng tơi đề cập đến mục đích, phương pháp, kết quả điều tra và rút ra nhận xét.
Tất cả những nội dung trên là cơ sở nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho thực tế giảng dạy góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho HS ở Trung tâm GDTX.
CHƯƠNG 2
TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG AMIN - AMINOAXIT – PROTEIN HOÁ HỌC 12
2.1. Tổng quan chương: Amin - Aminoaxit - Protein
- Thời lượng: 6 tiết (5 tiết lí thuyết + 1 tiết luyện tập) 2.1.1. Amin (1 tiết)
- Khái niệm, phân loại và danh pháp. Tính chất vật lí.
- Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học (Tính bazơ, phản ứng thế ở nhân thơm của anilin).
2.1.2. Amino axit (2 tiết)
- Khái niệm, tên gọi.
- Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học (Tính chất lưỡng tính, tính axit - bazơ của dung dịch amino axit, phản ứng riêng của nhóm –COOH, phản ứng trùng ngưng của nhóm –NH2 và nhóm –COOH).
- Ứng dụng.
2.1.3. Peptit và protein (2 tiết)
- Peptit: Khái niệm và tính chất hóa học (phản ứng thủy phân, phản ứng màu biure).
- Protein: Khái niệm, cấu tạo phân tử, tính chất (tính đơng tụ và tính chất hóa học), vai trị của protein đối với sự sống.
2.1.4. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (1 tiết) (1 tiết)
2.2. Một số điểm lưu ý khi giảng dạy chương “Amin - Amino axit - Protein” Protein”
2.2.1. Mục tiêu của chương
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương học sinh cần biết :
- Phân loại amin, danh pháp, tính chất vật lí của amin. - Tính chất vật lí, ứng dụng của amino axit.
- Khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong đời sống.
- Cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein.
Học sinh cần hiểu:
- Cấu trúc phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế amin. - Cấu trúc phân tử và tính chất hóa học của amino axit.
Học sinh cần rèn luyện kỹ năng:
- Gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế các hợp chất amin, amino axit thông dụng.
- Viết đúng, chính xác các phương trình hóa học và các đồng phân của các amin.
- Quan sát mơ hình, thí nghiệm, phân tích, nhận xét, so sánh phân biệt amin, amino axit, peptit và protein.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập hóa học và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Từ những hiểu biết về amin, amino axit và protein mà học sinh thấy được tầm quan trọng của các hợp chất này và những ứng dụng thực tiễn của nó mà có sự say mê tìm hiểu về cấu trúc phân tử, tính chất các chất, vai trị của nó đối với đời sống con người và thế giới sinh vật.
Để thực hiện được mục tiêu này khi giảng dạy cần sử dụng triệt để mơ hình trực quan, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, tiến hành các
thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu giúp học sinh tìm tịi, nắm chắc nội dung bài học.
Nội dung kiến thức trong chương có liên quan với các kiến thức của mơn sinh vật và có liên hệ nhiều với các hiện tượng thực tế đời sống, vì vậy GV cần sưu tầm, chọn lọc nêu ra các hiện tượng, các tình huống, tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề này.
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, GV cần sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tịi, dạy học nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với tổ chức các hoạt động độc lập của học sinh trong sự phối hợp hợp lí với các phương tiện trực quan.
2.2.2. Giảng dạy về Amin
Khi hình thành khái niệm amin ta nên xuất phát từ phân tử amoniac để tổ chức cho học sinh nhận xét về mối liên quan giữa cấu tạo của phân tử amoniac và phân tử các amin để rút ra định nghĩa về amin.
Khi xem xét về phân loại amin theo bậc cần cho học sinh so sánh khái niệm bậc cacbon, bậc rượu để nắm chắc khái niệm.
Cấu trúc phân tử được trình bày đầy đủ cả dạng amin mạch hở và amin thơm đại diện là anilin để học sinh quan sát, phân tích để dự đốn các tính chất đặc trưng cho loại hợp chất này (tính chất của nhóm amino và tính chất của gốc hiđrocacbon) có xem xét đến ảnh hưởng của nhóm amino đến gốc hiđrocacbon và ngược lại.
Trên cơ sở các thí nghiệm và sự so sánh với tính chất của amoniac giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét về tính bazơ của amin và nguyên nhân gây ra tính bazơ đó, khi phân tích cần hướng cho học sinh chú ý đến nguyên tử nitơ trong nhóm amino của amin cịn có cặp electron chưa sử dụng nên có khả năng nhận proton gây ra tính bazơ của amin. Việc đánh giá định tính tính bazơ của amin cần căn cứ vào mối quan hệ ảnh hưởng của các gốc hiđrocacbon sẽ làm tăng hay giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ của nhóm amino để đánh giá, so sánh.
Phản ứng thế nguyên tử hiđro trong nhân thơm của anilin được thực hiện bằng thí nghiệm anilin tác dụng với dung dịch nước brom. Thí nghiệm này tiến hành đơn giản, kết quả nhanh và rõ ràng nên tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng, so sánh với phản ứng của benzen, phenol với brom. Từ sự so sánh về điều kiện của hai phản ứng để hướng học sinh chú ý đến ảnh hưởng của nhóm –NH2 đến gốc phenyl và giải thích vì sao ngun tử brom lại thế cho 3 nguyên tử H ở các vị trí 2, 4, 6 trong vòng benzen của phân tử anilin.
2.2.3. Giảng dạy về Amino axit
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức nên cho HS phân tích đặc
điểm cấu tạo, nêu công thức tổng quát và định nghĩa loại hợp chất này. Khi phân tích cấu trúc phân tử của amino axit chú ý đến hai nhóm chức có tính chất ngược nhau cùng tồn tại trong một phân tử và chúng có thể tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực, dạng ion này nằm trong cân bằng với dạng phân tử. Khi phân tích cấu trúc phân tử amino axit là cơ sở để tổ chức cho học sinh dự đốn tính chất hóa học của amino axit và kiểm nghiệm cho một số tính chất bằng thí nghiệm hóa học. Với tính chất của các nhóm –NH2 và nhóm –COOH cần liên hệ so sánh với tính chất của amin, axit cacboxylic đã học.
Chỉ viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng đối với các axit 6–aminohexanoic và axit 7–aminoheptanoic
2.2.4. Giảng dạy về peptit và protein
Protein là thành phần chính của cơ thể động vật và là cơ sở của sự sống nên nội dung nghiên cứu về nó đã được bổ sung thêm khái niệm peptit, các dạng cấu trúc của protein, khái niệm về axit nucleic và enzim.
Khi tổ chức các hoạt động học tập của HS cần cho HS phân tích phân tử peptit để hiểu rõ khái niệm peptit (hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử –amino axit), liên kết peptit (–CO–NH–), protein.
Cấu tạo của mạch peptit và protein là kiểu tập hợp có thứ tự nhất định của các gốc –amino axit khác nhau. Vì vậy, cùng một số lượng và một số loại –amino axit ta có thể có một tập hợp các đồng phân của peptit hay protein. Với n số –amino axit thì số đồng phân cấu tạo sẽ là giai thừa của n (n!).
Cấu trúc các bậc của protein rất phức tạp nên giáo viên chỉ sử dụng hình vẽ phân tử insulin để mô tả cấu trúc bậc I của protein.
Phản ứng hóa học thể hiện tính chất riêng biệt của peptit và protein là phản ứng thủy phân tạo hỗn hợp các –amino axit, phản ứng màu đặc trưng. Phản ứng với Cu(OH)2 đặc trưng cho phân tử peptit có từ hai nhóm peptit (–CO–NH–) trở lên cho sản phẩm có màu tím. Phản ứng này là phản ứng màu đặc trưng dùng để nhận ra peptit và protein.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành các thí nghiệm màu đặc trưng của protein, quan sát hiện tượng thí nghiệm, mơ tả hiện tượng nhưng không cần viết phương trình hóa học vì sản phẩm rất phức tạp cả về thành phần và cấu trúc.
2.2.5. Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt 2.2.5.1. Bài 9: Amin 2.2.5.1. Bài 9: Amin
1. Kiến thức HS biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc – chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, độc tính, độ tan) của amin.
HS hiểu được: Tính chất hố học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có
phản ứng thế với dung dịch nước brom.
2. Kỹ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.
- Dự đốn được tính chất của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất của amin. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định CTPT theo số liệu đã cho.
2.2.5.2. Bài 10: Amino axit 1. Kiến thức
Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của
amino axit.
Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng
este hoá; phản ứng trùng ngưng của và –amino axit).
2. Kĩ năng
- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đốn và kết luận. - Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.
- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
2.2.5.3. Bài 11: Peptit và Protein 1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hố học của peptit (phản ứng thuỷ phân)
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống
- Khái niệm enzim và axit nucleic.
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein. - Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
2.2.5.4. Bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất của amin, amino axit, protein và so sánh tính chất của ankylamin bậc một với anilin.
2. Kĩ năng
- Làm bảng tổng kết về các hợp chất trong chương.
- Viết phương trình phản ứng ở dạng tổng qt về tính chất hóa học của amin, amino axit.
- Giải các bài tập có liên quan đến các hợp chất amin, amino axit và protein. 2.3. Cơ sở tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập cho HS ở Trung tâm GDTX
2.3.1. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa
Hệ thống bài tập được sắp xếp theo chương trình SGK đã được chuẩn hóa, cấu trúc này có sự hợp lí vì được sắp xếp cùng chiều với chương trình học của HS, nhờ đó HS sẽ dễ dàng định hình được chương trình.
2.3.2. Theo năng lực nhận thức của học sinh
Hệ thống bài tập được xây dựng phù hợp với sự tiếp thu kiến thức, mức độ nhận thức của HS như từ biết, hiểu đến vận dụng. Đối với HS ở các Trung tâm GDTX với chất lượng đầu vào thấp do vậy hệ thống bài tập xây dựng chỉ ở mức độ biết, thông hiểu và vận dụng cấp độ thấp.
2.3.3. Theo dạng bài tập
Hệ thống bài tập sắp xếp theo dạng kiến thức, dạng bài tập như: Bài tập về nhận diện, viết công thức cấu tạo các đồng phân, gọi tên amin, amino axit, phản ứng thể hiện tính bazơ của amin, tính chất lưỡng tính của amino axit, thủy phân peptit và protein, bài tập về phản ứng cháy, bài tập sơ đồ phản ứng, bài tập nhận biết, ...
2.4. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học cho HS ở Trung tâm GDTX ở Trung tâm GDTX
2.4.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học
Bài tập là một phương tiện để tổ chức hoạt động của HS nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống lý thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản.
2.4.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Khi tuyển chọn và xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các dữ kiện. Các bài tập không được thiếu chính xác về ngơn ngữ diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. GV khi ra bài tập cần nói, viết một cách chính xác, đảm bảo logic và tính khoa học về mặt ngơn ngữ hóa học.
2.4.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng