Lão hiện nay
2.3.2.1.Về công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Qua kết điều tra trong Bảng 2.11, ta thấy công tác kế hoạch hóa ĐNGV tại trường THPT Phạm Ngũ Lão chưa thực hiện tốt. Điều này có nguyên nhân lớn từ cơ chế quản lý của nhà trường và quyền hạn của Ban giám hiệu. Công tác qui hoạch giáo viên thường chưa được cán bộ quản lý của nhà trường thực hiện một cách chủ động, thường xuyên mà còn theo chỉ đạo từ Sở GD&ĐT Hải Phòng. Hơn nữa, Ban giám hiệu của trường THPT Phạm Ngũ Lão chưa có tiếng nói quyết định trong cơng tác qui hoạch cán bộ mà chỉ đơn thuần làm công tác báo cáo số liệu thiếu hay thừa giáo viên với Phòng Tổ chức Cán bộ của Sở GD&ĐT Hải Phịng.
2.3.2.2. Về cơng tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo
viên
Công tác sử dụng ĐNGV của trường THPT Phạm Ngũ Lão nhìn chung đã được Ban Giám hiệu quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí cơng việc/vị trí cơng tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng chun mơn, phó tổ trưởng chun mơn, giáo viên giỏi,... ) đã có nhiều tiến bộ và đổi mới, trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong cơng tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí so le luân phiên giáo viên ở các khối lớp, tổ bộ mơn, bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp, giáo viên giỏi không chỉ dạy ở những lớp chất lượng cao mà còn dậy ở những lớp thường. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành cơng trước nhiều tình huống, hồn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường những năm qua còn một số tồn tại, khó khăn, đó là: trình độ và năng lực giữa các giáo viên là không đồng đều, phương án sử dụng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của đội ngũ giáo viên (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi cịn ít và chủ yếu là giáo viên lớn tuổi). Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn nhiều so với giáo viên nam. Qua đó cho thấy tính kế thừa và đội ngũ kế cận những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong những
năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng, phân công giáo viên giảng dạy được thực hiện theo quy
trình sau: - Bắt đầu mỗi năm học, mỗi giáo viên sẽ đăng ký giảng dạy theo
nguyện vọng cá nhân. - Ban chuyên môn của Nhà trường sẽ họp và cân nhắc đến hoàn cảnh,
- Sau khi Ban chuyên môn tiến hành họp sẽ báo cáo kết quả với Hiệu trưởng và Hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng và lựa chọn giáo viên.
Hiện nay theo quy định của Bộ GD&ĐT số lượng giáo viên biên chế theo định mức 2,25 GV/ lớp. Nếu căn cứ theo quy định này, năm học 2014 - 2015, trường THPT Phạm Ngũ Lão có 27 lớp, do đó chỉ cần 66 giáo viên. Nhưng do chỉ tiêu biên chế của trường THPT Phạm Ngũ Lão nên năm học này nhà trường còn đến 82 giáo viên (thừa 16 giáo viên), như vậy các giáo viên của nhà trường phải dạy số tiết ít đi, điều đó cũng ảnh hưởng đến phân công và chất lượng giảng dạy.
Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình tác động đến con người nhằm trang bị hoặc trang bị thêm kiến thức kỹ năng cho mỗi con người với mục đích hồn thiện, nâng cao kỹ năng sống và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực nhất định. Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV là một công việc không bao giờ kết thúc bởi xu hướng của giáo dục thời đại ngày nay là “học tập suốt
đời ”. Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV là khâu quan trọng trong công tác quản
lý nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Do đó q trình đào tạo, bồi dưỡng phải là một quá trình học thật, thi thật để trở thành người có năng lực thật tương xứng với bằng cấp được đào tạo.
Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ và giáo viên đi vào nền nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng ĐNGV, cũng như khắc phục tình trạng thiếu hụt, không đồng bộ về cơ cấu, loại hình. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm học gần đây trường THPT Phạm Ngũ Lão ngày càng có những chuyển biến tích cực có hiệu quả trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV góp phần thực hiện chuẩn hoá, nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ của ĐNGV. Nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng ĐNGV, cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến kết quả nghiên cứu cho tập thể giáo viên trong trường.
- Phối hợp với trường bạn tổ chức các chuyên đề về chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
- Trường đã động viên, khuyến khích, sắp xếp bố trí cho nhiều giáo viên đi học cao học, mở một số lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.
Tuy nhiên, do khơng có sự tự chủ về tài chính, việc cử giáo viên đi học nâng cao trình độ cịn gặp nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp.
Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, chưa gắn được với chức danh tiêu chuẩn về chế độ tiền lương. Số tiết trên lớp theo định mức của giáo viên THPT còn nhiều: 17 tiết/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài, . . . Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở Bảng 2.11 cho thấy đa số ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được nhà trường chú trọng và quan tâm. Thống kê ở thời điểm năm học 2014- 2015, nhà trường đã có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó, 7 giáo viên có trình độ thạc sỹ và 4 giáo viên đang học cao học.
Bên cạnh đó, bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên, giúp người giáo viên cập nhật được kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu mới về nội
dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục. Đây cũng là nội dung quan trọng mà thời gian vừa qua các cấp quản lý giáo dục cũng như trường THPT Phạm Ngũ Lão đã nhận thức được và rất quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên.
Về nội dung đào tạo - bồi dưỡng: Nội dung đào tạo - bồi dưỡng giáo viên trường THPT chủ yếu là do cơ quan quản lý cấp trên quyết định, còn nhà trường phối hợp cùng các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo cùng người học xác định. Thực tế có thể thấy trường THPT vẫn lệ thuộc mạnh và dưới quyền của cấp trên quản lý không chỉ về nhân sự mà cả về chuyên mơn đào tạo bồi dưỡng.
Hình thức tổ chức đào tạo- bồi dưỡng giáo viên ở thành phố Hải Phòng là khá phong phú và đa dạng. Nhưng ĐNGV các trường THPT rất ít được đi học tập bồi dưỡng, tham quan học hỏi ở những tỉnh bạn và gần như khơng có cơ hội để tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng kiến thức ở nước ngồi, để họ có thể hiểu biết thực tế của nước bạn cũng như giúp cho giáo viên cách tiếp cận khác nhau đối với chương trình giảng dạy của họ. Đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm.
Về phương án sử dụng giáo viên sau khi đào tạo - bồi dưỡng trở về: Hầu hết giáo viên của trường sau khi đào tạo - bồi dưỡng trở về chủ yếu để nâng cao trình độ chun mơn giảng dạy, chỉ có một số ít giáo viên được bố trí cơng việc mới và được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Vì vậy chúng ta nên có các chính sách đối với giáo viên có thành tích học tập và giảng dạy hơn nữa, nhằm kích thích và phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và để cho họ có động lực học tập, cơng tác và u nghề hơn.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện,.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường.
2.3.2.3. Về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều quyết định, chính sách trong kiểm tra, đánh giá để tăng cường chất lượng giáo dục, trong đó đã ban hành "Luật Giáo dục" năm 2005, "Điều lệ trường trung học" năm 2000, quy định các nhiệm vụ của giáo viên và các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THPT, trong quá trình giảng dạy, giáo viên và hiệu trưởng còn được đánh giá theo quy định của các chức danh tiêu chuẩn cơng chức nhà nước và chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục (2005). Đặc biệt theo Quy định về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng chỗ" và "công bằng, khách quan" để tuyên dương, khen thưởng kịp thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.
Công tác đánh giá ĐNGV của trường THPT Phạm Ngũ Lão diễn ra hai lần trong một năm học: hết học kỳ I và hết năm học.
- Xếp loại GV theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ từ xuất sắc, tốt, hoàn thành nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ và không xếp loại (do không đủ ngày công : nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản....). Từ đó Ban Thi đua nhà trường xét duyệt danh hiệu thi đua cho từng giáo viên.
- Xác định trong ĐNGV những người xứng đáng được khen thưởng hoặc đề bạt.
- Xác định trong ĐNGV nhà trường những người cần được tập huấn, bồi dưỡng thêm.
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp ( Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014- 2015) Năm học Các mức độ đánh giá Hoàn thành xuất sắc NV Hoàn thành tốt NV Hoàn thành NV Khơng hồn thành NV SL % SL % SL % SL % 2012-2013 10 11,6 72 83,7 4 4,7 0 0 2013-2014 12 14,1 68 80,0 5 5,9 0 0 2014-2015 15 18,3 63 76,8 4 4,9 0 0
(Nguồn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão)
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão, theo chuẩn nghề nghiệp gần như ổn định. Đa số giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ và khơng có GV khơng hồn thành nhiệm vụ. Điều này cho thấy cách đánh giá này chưa đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, đơi khi cịn khơng chính xác, mang tính cảm tính và theo kiểu “cào bằng”.
Để kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên một cách chính xác khơng thể chỉ dựa vào mỗi hoạt động giảng dạy của giáo viên, mà còn dựa trên sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nữa.
Q trình đánh giá ĐNGV cịn có thể được thực hiện hàng ngày, có thể có những nhận xét tức thời về hoạt động dạy, hay công tác chun mơn của người GV. Có thể đánh giá theo phương pháp hành chính: chấp hành giờ giấc lên lớp, coi, chấm thi, sinh hoạt chuyên môn,... Năm học 2014-2015 trường THPT Phạm Ngũ Lão thực hiện phương pháp dự giờ định kì hoặc đột xuất, đánh giá GV theo chất lượng học sinh. Các phương pháp này giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá khá chính xác về tiến độ dạy học, công tác chuẩn bị bài, phương pháp giảng dạy và cùng nhiều kỹ năng khác của người GV, sẽ nhanh chóng tạo được những kết quả thực chất cũng như phịng ngừa những thành tích ảo của GV trước khi nó trở thành mãn tính.
Cơng tác kiểm tra đánh giá ĐNGV của trường THPT Phạm Ngũ Lão tuy đã được lãnh đạo quan tâm nhưng chưa sát sao và chưa thực hiện theo một quy định, quy trình cụ thể nào. Việc đánh giá căn cứ theo một số kênh thông tin như sau:
- Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn tiến hành dự giờ vào đầu năm học và có phiếu nhận xét cho các giáo viên.
- Căn cứ vào đánh giá của học sinh thông qua phiếu ý kiến phản hồi. Kết quả điều tra trong Bảng 2.11 cho thấy công tác đánh giá giáo viên của nhà trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên mà chỉ thực hiện khi có dư luận hoặc ý kiến phản hồi từ phía học sinh hoặc cha mẹ học sinh. Bộ phận thanh tra, các tổ chuyên môn cần tổ chức đánh giá giáo viên nghiêm túc, công khai, dân chủ hơn. Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xun. Có như vậy, hoạt động chun mơn của nhà trường mới đi vào nề nếp và ổn định.
2.3.2.4. Môi trường sư phạm phát triển đội ngũ giáo viên
Xây dựng được môi trường sư phạm thuận lợi đầy đủ các điều kiện bảo đảm cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính là động lực để ĐNGV nỗ lực phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Trong những năm học gần đây, nhà trường đã chú trọng xây dưng các nền nếp lao động, nền nếp hành chính, nền nếp chun mơn, nền nếp sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị được cụ thể hoá dưới dạng qui định bằng văn bản, được chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Đây là cơ sở để duy trì kỉ cương, là tiền đề của sự đoàn kết nhất trí cho mọi thành viên trong nhà trường trong lộ trình phát triển ĐNGV. Nhà trường cũng đang phấn đấu để xây dựng mơi trường văn hố mạnh, để tạo nên những giá trị của nhà trường
Bên cạnh đó nhà trường đang tiếp tục hồn thiện và triển khai đồng bộ một số qui chế, nội qui hoạt động của nhà trường như: Qui chế chi tiêu nội bộ,