- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đồng thời giúp cho ngườ
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Quy hoạch phát triển ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường. Việc qui hoạch thể hiện sự bố trí sắp xếp tồn bộ ĐNGV trong nhà trường từ q trình tuyển chọn, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp vị trí cơng tác của giáo viên trong từng giai đoạn nhất định.
Việc lập quy hoạch cần đạt được mục tiêu:
- Về số lượng: phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng GV ở các bộ mơn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số GV dạy vượt giờ tiêu chuẩn quá nhiều.
- Về cơ cấu: phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các mơn học, chuyên ngành đào tạo…
- Về chất lượng: tiến tới tất cả GV đều đạt và vượt chuẩn ; tăng số lượng GV giỏi, GV vững về chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Hoàn thiện qui hoạch phát triển ĐNGV là căn cứ giúp hiệu trưởng trường THPT Phạm Ngũ Lão xây dựng được kế hoạch phát triển cụ thể, tạo thế chủ động trong điều hành để chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như ĐNGV phát triển ổn định, bền vững.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục của nhà trường hiện nay và qui mô đào tạo các giai đoạn phát triển tiếp theo đề ra kế hoạch điều chỉnh số lượng, chất lượng và cơ cấu của ĐNGV. Ở đây cần chú ý đến qui mô phát triển nhà trường (mở rộng qui mô đào
tạo), qui mô học sinh, qui mơ về giáo viên tương ứng, từ đó xác định được nhu cầu về số lượng giáo viên, chất lượng giáo viên.
- Căn cứ qui định về giờ chuẩn, vượt chuẩn của giáo viên giảng dạy trong trường THPT, tỉ lệ học sinh/giáo viên để xây dựng qui hoạch số lượng giáo viên.
- Qui hoạch ĐNGV đồng bộ cơ cấu, thâm niên, giới tính, độ tuổi. - Kiểm tra, tổng kết nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện qui hoạch, phát triển ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
- Ban giám hiệu trường THPT Phạm Ngũ Lão căn cứ vào chuẩn giáo viên giảng dạy tại trường THPT để điều tra, khảo sát thực trạng cơ cấu, chất lượng ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão, căn cứ qui mô phát triển nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn để có kế hoạch tuyển dụng giáo viên, phân cơng, bố trí giáo viên hợp lí.
- Nghiên cứu, tham mưu và dự báo nhu cầu, xu thế phát triển và qui mô đào tạo của trường THPT Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (từ năm 2015 đến năm 2020) để cân đối. Phân tích mơi trường bên trong để dự báo khối lượng công việc: Hiện nay khối lượng công việc vẫn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, vì vậy nhà trường cần dựa vào số lượng học sinh được tuyển sinh để có kế hoạch phân tích cơng việc.
- Lập dự báo số lượng giáo viên nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác để xây dựng kế hoạch ổn định ĐNGV và tham mưu với Sở GD&ĐT điều động hoặc tuyển chọn giáo viên mới. Phân tích trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các phẩm chất khác nhau, mức độ nhiệt tình, sáng tạo trong cơng việc, ... từ đó có kế hoạch xây dựng cán bộ nguồn, kế hoạch đề bạt hay đào tạo, bồi dưỡng.
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên ở nhà trường phải được xây dựng trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, dựa vào mục tiêu phát triển giáo dục quốc gia và mục tiêu cụ thể của địa phương. Đồng thời nhà trường phải có kế hoạch phát triển ĐNGV theo nhu cầu và theo từng giai đoạn cụ thể.
Các cấp QLGD phải có nhận thức dầy đủ và xác định rõ tầm quan