Quy trình chăm sóc, ni dƣỡng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 33)

Sản xuất cút con a. Chọn trứng

29

Trứng phải được nhặt thường xuyên, ít nhất 3 lần/ ngày. Trứng không dự trữ quá 7 ngày sau khi đẻ.Trong thời gian dự trữ, nhiệt độ dự trữ là 160C và ẩm độ khoảng 65%.

Trứng có trọng lượng trung bình, khơng dị hình, vỏ trứng khơng bị nứt, khơng vấy bẩn.

Hình 1.12: Chọn trứng chim cút để ấp

b. Ấp trứng

Trứng được xếp vào các khay ấp, đầu to quay lên trên. Đặt các khay ấp vào máy ấp trứng, sau 14 ngày trong phòng ấp và 2 ngày trong phòng nở, trứng sẽ nở. Trong thời gian trứng ở trong phòng ấp, cần trở trứng theo định kỳ để điều hòa nhiệt độ của các trứng:

Đối với máy ấp hiện đại: Việc đảo trứng được thực hiện tự động theo đồng hồ đo giờ.

Đối với máy ấp trứng thủ công: đảo trứng bằng tay ngày 3 lần.

Úm cút con

Cút con được úm trong lồng có đáy bằng lưới kẽm hoặc trong chuồng có nền lót trấu.

30

Lồng hoặc chuồng úm phải được rửa sạch sẽ và phơi nắng trước khi đưa cút vào. Nếu có điều kiện, nên sát trùng chuồng bằng Formol 10%.

Trước khi đưa cút vào, cần sưởi nóng chuồng bằng bóng đèn 75W trong 12 giờ.

Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng úm: tuần lễ đầu: 35oC, tuần lễ thứ hai: 32oC. Từ tuần lễ thứ ba trở đi thì khơng cần sưởi nữa.

Tuy vậy, vào mùa lạnh, nếu nhiệt độ xuống thấp hơn 29oC thì cần sưởi ấm cho cút. Có thể quan sát chuồng úm để biết nhiệt độ trong chuồng có thích hợp chưa để điều chỉnh công suất đèn úm: Nếu nhiệt độ thích hợp: cút con hiện diện đều trong chuồng, nếu nóng, cút tản ra xa nguồn nhiệt, nếu lạnh, cút tụ lại gần nguồn nhiệt.

Chuồng úm cút phải đặt nơi không bị nguồn ánh sáng chiếu trực tiếp và khơng bị gió lùa nhưng phải đảm bảo độ thống khí cần thiết.

Mật độ úm: tuần lễ đầu: 200 con/m2, tuần lễ thứ hai: 100 con/m2. Từ tuần lễ thứ ba chuyển cút con sang nuôi tại chuồng nuôi cút lớn.

Bảng 1.3: Nhiệt độ úm cút con

Ngày tuổi Nhiệt độ (độ c) Thời gian úm/ngày

1-3 34-35 24 giờ

4-7 32-33 Ban đêm hoặc trời lạnh

8-10 30-31 Ban đêm hoặc trời lạnh

11 28-29 Ban đêm hoặc trời lạnh

Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thời tiết để điều chỉnh thời gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.

31

Trong thời gian úm cần quan sát thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của cút. Úm cút thường gặp tình trạng cút con chồng chất lên nhau. Gặp trường hợp này phải xem:

+ Có đủ độ ấm khơng (nóng q hoặc lạnh q). + Có độ thơng thống khơng.

+ Có ăn uống bình thường và thức ăn có bị nhiễm độc khơng. + Có yếu tố gây hoảng loạn khơng

+ Có bị lây nhiễm dịch bệnh khơng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu khơng có nhiệt kế để biết nhiệt độ úm thì có thể quan sát bằng mắt:

+ Nhiệt độ vừa phải cút tản đều ăn uống bình thường + Quá nóng cút tránh xa bóng đèn ăn ít uống nhiều nước + Quá lạnh cút chụm lại gần bóng đèn, ăn uống giảm. Phải có phương pháp dự phịng cấp nhiệt lúc cúp điện.

+ Máy điện dự phòng hoặc nguồn điện khác

+ Dùng than, củi, trấu, mùn cưa đốt cấp nhiệt (trường hợp này cần có biện pháp đuổi khói đi nơi khác khơng cho trộn lẫn vào khơng khí chuồng ni cút để tránh ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho cút con

a. Loại thức ăn

Cho cút con ăn thức ăn hỗn hợp pha trộn theo công thức riêng (nhiều bánh dầu và bột cá nhưng lại ít bột xương, bột sị hơn so với thức ăn của cút đẻ). Thức ăn của cút con phải được xay nhuyễn để cút con có thể mổ ăn hết.

32

Trong 3 ngày đầu, dùng máng ăn dẹt có lót lưới 1cm x 1cm để cút con tập ăn. Sau đó dùng máng ăn con quay dài 0,9m. Bình quân 200 con dùng 2 máng ăn dài và 2 bầu nước nhỏ dành riêng cho cút. Không nên dùng bầu nước lớn của gà để cút con uống vì cút con sẽ lọt vào ướt mình, dồn đống và chết. Máng ăn uống khơng nên để gần nguồn nhiệt vì thức ăn và nước uống sẽ bị sưởi nóng cút con sẽ chê, khơng ăn uống.

Ngồi ra, trong chuồng úm, nên đặt các bầu nước nhỏ chứa nước sạch sẽ để cho cút uống. Thay nước uống và rửa bầu mỗi ngày 2 lần. Nếu có điều kiện, pha Polyvitamin vào nước cho cút uống.

c. Lượng thức ăn

Lượng thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và trọng lượng cơ thể:

Giai đoạn từ 0-30 ngày tuổi nên cho chim cút non ăn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều lần trong ngày. Giai đoạn 31-42 ngày tuổi, thay đổi dần tỉ lệ thức ăn cho chim cút đẻ và chim cút non, cho ăn vừa đủ để chim không quá béo và đẻ sớm.

Giai đoạn đẻ, dùng thức ăn cho chim cút đẻ, cho ăn vào ban ngày và ban đêm cần có đủ ánh sáng để chim ăn được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)