Đặc điểm, nguyên nhân, lây lan, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn phân biệt và cách phòng trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 44 - 45)

- Phải luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh,

c. Biện pháp phòng trị

2.3.1 Đặc điểm, nguyên nhân, lây lan, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đốn phân biệt và cách phòng trị

cách phòng trị

Nguyên nhân

Bệnh E. coli do vi khuẩn Escherichia coli (viết tắt E. coli) gây ra cho các loài gia cầm, ở mọi lứa tuổi. Gia cầm bị nhiễm bệnh do vệ sinh môi trường hoặc thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh; do đường hô hấp hoặc đường ruột bị tổn thương; do tiếp xúc giữa các gia cầm bị bệnh; do điều kiện bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm...

Lây truyền bệnh

Bệnh truyền lây từ gia cầm mẹ bị bệnh qua trứng đến con, qua vỏ trứng. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn từ phân gia cầm bệnh, thức ăn rớt rãi từ gia cầm bệnh sang gia cầm khoẻ, theo bụi tạp nhiễm trong khơng khí. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gia cầm, gặp điều kiện thuận lợi (gia cầm bị yếu, thay đổi ngoại cảnh...) trở thành cường độc và phát bệnh.

44

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh trong khoảng 10 ngày.

Bệnh thường khơng có biểu hiện đặc hiệu, đầu ổ dịch gia cầm chỉ biểu hiện kém ăn, năng suất giảm. Sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con với biểu hiện ủ rũ, xù lơng, gầy rạc nhanh. Một số con có biểu hiện sổ mũi, khó thở, tiêu chảy, phân lỗng có màu trắng xanh và chết hàng loạt trong vòng 5 ngày kể từ khi phát bệnh.

Gia cầm lớn, do sức đề kháng tốt nên ít mắc bệnh, nếu có mắc thường mắc ở thể mãn tính với các biểu hiện nhẹ và kéo dài, tỷ lệ chết thấp.

Bệnh tích

Bệnh tích của bệnh cũng khơng đặc hiệu.

Khi mổ khám thấy viêm cata ruột; gan và lách tụ máu hoặc có những điểm hoại tử lầm

tấm trắng; túi mật căng to, viêm xoang, bao tim - phổi và tụ máu.

Phịng bệnh

Do vi khuẩn E. coli có nhiều chủng nên phịng bằng vắc xin hiệu quả không cao. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là giữ gìn vệ sinh mơi trường chăn ni; kết hợp với chăm sóc, ni dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Trị bệnh

Sử dụng các loại kháng sinh như Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine… tiêm hoặc pha vào nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, nên tăng cường sức khỏe cho gia cầm bằng việc sử dụng thuốc trợ lực như Bcomlex. Sau quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh nên sử dụng một số chế phẩm vi sinh để cải thiện đường ruột cũng như khả năng tiêu hóa của gia cầm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)