Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ quản lý giáo dục và nữ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trường cao đẳng cộng đồng hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 34)

quản lý giáo dục

1.4.1. Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính đặc thù nghề nghiệp riêng. Vì vậy, để tác động có hiệu quả tới hệ thống GD, Người CBQL ngoài các yêu cầu chung cần phải có những yêu cầu riêng biệt sau:

+ Phải có phong cách lãnh đạo tốt, thích hợp với tổ chức mà mình lãnh đạo để mọi thành viên cộng tác với mình, tự giác thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Muốn vậy, Người CBQL phải có năng lực làm việc. Việc rèn luyện phong cách, năng lực lãnh đạo quản lý chính là rèn luyện cách nhận biết thái độ của quần chúng và quan trọng hơn là biết cách thay đổi tình huống khi cần thiết.

+ Cần phải có trí tuệ và sự am hiểu cuộc sống nói chung.

Muốn QL tốt, Người làm cơng tác cần phải có tri thức. Tri thức ở đây không chỉ đơn thuần là hiểu biết chun mơn mà cịn có cả tri thức của những lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội để xử lý quan hệ xã hội. Phải không ngừng học hỏi ở sách vở và trong cuộc sống. Người lãnh đạo và QL cần biết rút kinh nghiệm từ thực tế cơng việc của mình để hồn thiện phẩm chất cá nhân.

Muốn làm tốt công việc, Người CBQL phải biết chấp nhận và biết đón đầu sự thay đổi tích cực, giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực trong tư tưởng, những quyết định mang tính bảo thủ, bổ sung kiến thức cho mình bằng cách học hỏi kinh nghiệm tốt của Người khác. Người CBQL tốt không chỉ là Người thầy giáo giỏi mà còn phải là một nhà văn hố un thâm. Có như vậy, mới có thể đ- ưa Nhà trường gắn liền với xã hội được.

+ Người lãnh đạo, quản lý phải ln giữ cho mình có được một trạng thái tâm lý tự tin, bình tĩnh. Người lãnh đạo, quản lý cũng cần phải dũng cảm,

giao. Bởi vì Người thiếu tự chủ thường chần chừ, dễ dàng lùi bước trước khó khăn. Mặt khác cũng khơng nên để cho tâm lý dễ dãi chiến thắng, vội vàng tin vào lời quảng cáo, thoả hiệp trước các bước thụt lùi của tổ chức.

Tuy nhiên, để khắc phục được những tâm lý nói trên, những Người tham gia cơng tác QL cần phải có sự rèn luyện và được thử thách qua thực tế công việc. Người ta gọi đây là một nghệ thuật, bởi vì Người lãnh đạo, QL phải bộc lộ thái độ của mình đúng lúc, đúng chỗ; phải biết cách xử sự khéo léo để quần chúng tin tưởng, sẵn sàng nghe theo mệnh lệnh điều hành của mình. Khơng có nghệ thuật điều hành thì khơng thể tạo được sức mạnh của tổ chức.

+ Người làm công tác quản lý giáo dục phải hết sức giữ gìn và nâng cao uy tín cá nhân của mình trước tập thể. Người có uy tín cao thì mệnh lệnh ban ra

sẽ được cấp dưới chấp nhận như một chân lý và sẵn sàng thực hiện. Ngược lại, nếu thiếu uy tín thì khi chỉ đạo, cấp dưới sẽ không quyết tâm thực hiện các mệnh lệnh mà họ nhận được.

Uy tín của Người cán bộ khơng chỉ với đồng nghiệp mà còn với cha mẹ học sinh và các lực lượng XH. Đó là việc làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục. Tất nhiên, việc nâng cao uy tín cá nhân khơng thể tách rời với việc nâng cao uy tín của tập thể. Trên thực tế, khơng thể có uy tín cá nhân của Người lãnh đạo vượt qua được uy tín chung của tổ chức do Người đó điều hành.

Vì vậy, để nâng cao uy tín của mình, Người lãnh đạo phải có sự hiểu biết, năng lực điều hành, lịng vị tha, sự quan tâm đến cấp dưới, năng lực học tập, ý chí quyết tâm trong cơng việc và nhiều yếu tố khác; phải thường xuyên chú ý rèn luyện các phẩm chất nêu trên, bất luận trong hoàn cảnh nào. Hơn nữa phải chú ý đến lĩnh vực mà mình đảm nhiệm để hướng sự rèn luyện theo u cầu của lĩnh vực đó. Uy tín nào cũng được tạo dựng bởi lòng tin của cấp dưới đối với lãnh đạo.

1.4.2. Những tiêu chí đánh giá người cán bộ quản lý giáo dục

Cùng với lý luận chung của giáo dục học, nhân cách của Người giáo viên nói chung và Người CBQLGD nói riêng đã được các nhà nghiên cứu giáo dục khái

quát phát triển trên cơ sở những giải pháp cụ thể về xây dựng đội ngũ QLGD trong giai đoạn mới mà NQTW2 BCHTW Đảng khoá VIII đã đề ra.

Từ thực tế cơng tác QLGD hiện nay, tiêu chí đánh giá Người CBQLGD có thể chia thành 3 nhóm phẩm chất (có tính tương đối) đó là :

Nhóm

Phẩm chất Yêu cầu của Ngƣời CBQL

Chính trị - tư tưởng - Nắm vững và chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là những đường lối về GD&ĐT.

- Lập trường tư tưởng vững vàng, không dao động trước những khó khăn thử thách. Trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nhạy bén với tình hình, đổi mới cơng tác của lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong xu thế hội nhập. Phẩm chất đạo đức - Có lối sống giản dị, trung thực; chân thành với đồng

chí, đồng nghiệp.

- Có tinh thần trách nhiệm cao, thiết tha với nghề nghiệp.

Phẩm chất nghề nghiệp

- Có trình độ chun mơn đạt chuẩn đào tạo trở lên. - Có trình độ, có nghiệp vụ QL và tổ chức thực hiện công việc khoa học.

- Năng động, sáng tạo, thường xuyên cải tiến công tác quản lý, ủng hộ cái mới, cái đúng.

- Có tính quyết đốn. Biết đề ra chủ trương phù hợp và có những quyết định đúng đắn kịp thời.

- Tác phong lãnh đạo dân chủ, có năng lực tập hợp quần chúng.

Trong 3 nhóm phẩm chất quan trọng đó, Người CBQLGD cần phải lưu ý đến việc nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, nhất là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

1.4.3. Những yêu cầu cơ bản đối với nữ cán bộ quản lý giáo dục

Ngoài những yêu cầu chung, nữ cán bộ quản lý giáo dục cần có thêm những tiêu chuẩn sau:

- Có năng lực tự đào tạo, tự hồn thiện (theo kiểu học liên tục, học suốt đời). - Có năng năng lực giao tiếp.

- Biết sắp xếp cơng việc tập thể và gia đình một cách khoa học. - Có một cuộc sống gia đình bình đẳng, hạnh phúc.

- Không tự ti, mặc cảm.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống và công việc, một số vấn đề đặt ra đối với một cán bộ quản lý nữ như :

- Thường xuyên phải tự giải quyết các mâu thuẫn trong công việc và cuộc sống gia đình.

- Trong cơng tác chun mơn và quản lý cũng có khi bất cập, chồng chéo. - Giữa áp lực công việc và sức khoẻ bản thân của Người phụ nữ hiện đại. - Đức tính dịu dàng, duyên dáng của Người phụ nữ và tính mạnh mẽ, quyết đốn trong cơng việc..

Những vấn đề đó địi hỏi Người phụ nữ phải có sự nhạy bén và mềm mỏng, sáng tạo để xử lý nhằm đạt hiệu quả như mong muốn

1.5. Nội dung phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trƣờng đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con người. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu tư cho

phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế vững chắc. Như vậy người "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc lúc này không thể như trước được nữa, đòi hỏi phải có trình độ cao hơn, có khả năng quản lý, lãnh đạo giỏi hơn, có tầm nhìn chiến lược hơn. Trên thực tế, các nhà lãnh đ ạo thành công đều có tầm nhìn về những việc họ phải hồn thành. Tầm nhìn ấy trở thành sức mạnh của sự cố gắng và thúc đẩy họ vượt qua khó khăn. Với tầm nhìn, nhà lãnh đạo đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, tinh thần ấy lan truyền và được mọi người cảm nh ận cho đến khi họ cùng thực hiện sứ mệnh với lãnh đạo của mình. Một người lãnh đạo có cả ―tâm‖ lẫn ―tài‖ thì mới có thể là một nhà lãnh đạo có ―tầm‖. Và chỉ có người lãnh đạo có ―tầm‖ thì mới thu phục được những người có ―tâm‖ lẫn ―tài‖ cùng sát cánh vì lý tưởng chung của tổ chức.

Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL là điều tất yếu không thể thiếu được, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và nữ cán bộ quản lý các trường cao đẳng, đại học nói riêng thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lượng, cơ cấu. Trong đó, quy mơ được thể hiện bằng số lượng. Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên mơn, nghiệp vụ...hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

Xét về quy mô, chất lượng, cơ cấu dưới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm:

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chính là thực hiện quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp bố trí (thể hiện bằng số lượng, cơ cấu).

- Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý là triển khai việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; đánh giá, sàng lọc.

- Tạo động cơ và môi trường cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy vai trò của họ như thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật, xây dựng điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng. Tạo cơ hội cho cá nhân có sự thăng tiến; tạo ra những ước mơ, hoài bão kích thích cho sự phát triển. Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý có điều kiện học tập, bồi dưỡng, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Hơn nữa, phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trường cao đẳng, đại học là xây dựng, quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp bổ nhiệm, tuyển dụng cũng như tạo môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát triển. Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng địa phương, vùng miền, về chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại; nghiên cứu đặc trưng của giáo dục đại học, yêu cầu chuẩn đối với cán bộ quản lý của bậc học này cùng những đặc điểm tâm lý của người nữ cán bộ quản lý để đề ra nội dung, giải pháp cho phù hợp.

1.5.1. Nội dung xây dựng đội ngũ nữ cán bộ quản lý

Xây dựng đội ngũ nữ CBQL phải căn cứ vào nội dung các văn bản, quy định của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Pháp lệnh cán bộ, công chức; Luật Giáo dục; Điều lệ trường đại học, cao đẳng; Nội dung chiến lược phát triển giáo dục theo từng

giai đoạn để thực hiện. Cần phải xây dựng đội ngũ nữ cán bộ quản lý có năng lực quản lý phù hợp với các yêu cầu của hoạt động quản lý để đảm bảo đúng người, đúng việc; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để người nữ CBQL có khả năng thực hiện những nhiệm vụ, công việc và giải quyết ngừng tình huống nảy sinh trong hoạt động quản lý một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Căn cứ khả năng, đặc điểm của nữ CBQL để đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp nhưng vẫn lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm yếu tố hạt nhân trong việc đánh giá cán bộ.

1.5.2. Nội dung phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý

Để phát triển đội ngũ nữ CBQL thì Quy hoạch đội ngũ nữ CBQL là một trong những khâu quan trọng. Quy hoạch đội ngũ CBQL là hoạt động quản lý của người quản lý và các cơ quan quản lý giúp cho người quản lý và cơ quan quản lý biết được số lượng, cơ cấu tuổi, trình độ cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới...của đội ngũ cán bộ quản lý từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Quan trọng hơn việc quy hoạch làm cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức nă ng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý trong giáo dục.

Để hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, thì cấp quản lý phải lập kế hoạch cho tương lai một cách cân đối bằng cách so sánh số lượng CBQL cần thiết với số lượng CBQL hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ, năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ, để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Mặt khác cấp quản lý còn phải căn cứ vào nhu cầu, quy hoạch mạng lưới trường lớp trong tương lai theo kế hoạch phát triển để tạo nguồn CBQL cũng như các

nguồn lực khác. Quy hoạch với phương châm "động" và "mở": Một chức danh có thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: Nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Qu y hoạch cán bộ phải mang tính khoa học, thực tiễn, vừa tạo được nguồn lực, vừa tạo được động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ.

Hiện nay, vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để phát triển đội ngũ nữ CBQL đạt yêu cầu về số lượng, tốt về chất lượn g, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ CNH - HĐH đất nước .

Phát triển đội ngũ nữ CBQL về số lượng: đặc biệt cần chú trọng phát triển tỷ lệ số nữ CBQL làm cấp trưởng, nâng cao tỷ lệ số nữ CBQL so với tổng số CBQL; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nữ CBQL trẻ (30 - 35 tuổi).

Phát triển đội ngũ nữ CBQL về chất lượng là phát triển đội ngũ nữ CBQL có trình độ chun mơn nghiệp vụ; tăng tỷ lệ nữ CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chun mơn; tăng tỷ lệ nữ CBQL qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đặc biệt là trình độ cử nhân quản lý giáo dục. Chú trọng phát triển đội ngũ nữ CBQL có trình độ chính trị và quản lý nhà nước trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nữ CBQL có trình độ sơ cấp chính trị trở lên và tăng tỷ lệ nữ CBQL được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước.

Để phát triển đội ngũ nữ CBQL đạt được yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ CNH – HĐH thì cần phải xây dựng được tiêu chuẩn nữ CBQL căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể; theo yêu cầu chung của ngành GD & ĐT và yêu cầu chung của CBQL thời kỳ đổi mới; theo đúng các quan điểm, đường lối của Đảng và công tác cán bộ: về chuyên môn phải đạt từ khá trở lên, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có thời gian giảng dạy ở cấp mình quản lý ít nhất 2 năm; có trình độ chính trị và quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trường cao đẳng cộng đồng hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)