Biện pháp 3: Cung ứng điều kiện, lập kế hoạch đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 85 - 92)

3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viêntrƣờng THPT Trung Nghĩa

3.3.3. Biện pháp 3: Cung ứng điều kiện, lập kế hoạch đào tạo, bồ

dưỡng và tạo cơ hội cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế giảng dạy

3.3.3.1. Mục tiêu

Đảm bảo 100% giáo viên được ứng dụng những kiến thức mới vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có của nhà trường và các phịng học bộ môn một cách hiệu quả.

Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo hướng cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Để công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cần giải quyết được các nội dung cơ bản sau:

- Trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức bộ môn, kỹ năng nghề nghiệp cấp thiết theo yêu cầu giảng dạy, giáo dục trước mắt.

- Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính cơng tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ phải góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong và ngồi nhà trường.

3.3.3.2. Nợi dung

Những kiến thức mới mà đội ngũ giáo viên tiếp thu được ở nhiều lĩnh vực thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thể hiện ở những vấn đề sau đây:

Kiến thức về đổi mới phương pháp dạy và học: Đổi mới phương pháp dạy và học luôn là yêu cầu cấp bách của các cấp quản lý giáo dục cũng như nhu cầu cấp thiết của giáo viên và học sinh trong việc truyền tải và tiếp thu hệ thống kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Qua nhiều lần cải cách giáo dục và nhiều lần thay sách giáo khoa, phương pháp luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu nhằm truyền tải tri thức nhân loại tới các thế hệ học sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đổi mới phương pháp cũng là những vấn đề rất

khó vì cái mới ln ln khó tiếp cận. Do vậy, khi đội ngũ giáo viên tiếp nhận được phương pháp giảng dạy mới đều muốn đưa vào quá trình giảng dạy. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên thể hiện những vấn đề mà họ đã tiếp thu được. Những thử nghiệm bước đầu có thể chưa thành cơng nhưng đó chính là sự mạnh dạn trong đổi mới tư duy của đội ngũ giáo viên. Từ đó những cái mới được triển khai và thử nghiệm để rồi mang lại những kết quả to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Những kiến thức mới về liên mơn, giữa các mơn khoa học có những nét tương đồng. Vấn đề tích hợp giữa các bộ mơn khoa học với nhau. Tuy nội dung kiến thức của một bài dạy, một tiết dạy rất nhiều và dài. Song, nếu giáo viên biết tích hợp thì sẽ tạo ra sự hứng thú của học sinh trong các tiết học, làm tăng tính hiệu quả cho các tiết dạy.

Những kiến thức mới liên quan đến giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, những vấn đề xử lý tình huống trong cuộc sống… Tất cả những kiến thức đó đều mới đối với mỗi giáo viên nhất là những giáo viên đã công tác lâu năm. Giáo viên tiếp thu được qua các lớp tập huấn nếu không được triển khai, áp dụng vào thực tế giảng dạy thì sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức của học sinh. Do vậy, hiệu trưởng phải mạnh dạn và tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên ứng dụng vào thực tế giảng dạy của mỗi giáo viên.

Nhà trường cần xây dựng được nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có tính chất tổng hợp, kết hợp tính nhiều mặt với chun mơn hóa và phân hóa cao đối tượng. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Chủ trương, đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là các nội dung quan điểm, định hướng của Đảng, Quốc hội, Nhà nước về giáo dục; về tâm lý học, giáo dục học, các vấn đề về lý luận, về phương pháp dạy học bộ môn tiên tiến; các vấn đề mới về chương trình, sách giáo khoa và khoa học bộ mơn.

mơn tập trung vào những nội dung giáo viên còn yếu, thiếu hoặc các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại; bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ … Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên còn thể hiện qua việc tự nghiên cứu trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích hàng năm của mỗi giáo viên cũng như việc thiết kế, làm đồ dùng dạy học. Các nội dung về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng được thể hiện qua các hoạt động:

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: Phương pháp giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn và mở rộng kiến thức liên quan.

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về giáo dục: Công tác chủ nhiệm; công tác giáo dục đạo đức học sinh; giáo dục truyền thống; giáo dục học sinh chậm tiến.

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các hoạt động: Tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp, trị chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm.

3.3.3.3. Các bước thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, phân công người phụ trách, theo dõi việc vận dụng những kiến thức mới vào thực tế của từng giáo viên.

- Hiệu trưởng kiểm tra trực tiếp thông qua việc xây dựng kế hoạch cá nhân của từng giáo viên, qua việc dự giờ trên lớp để tận mắt nhìn thấy việc ứng dụng của giáo viên như thế nào.

- Đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng và triển khai đồng bộ. Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

- Cán bộ quản lý.

- Đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. - Đối tượng dự nguồn trong quy hoạch.

Tùy theo nội dung, thời gian, phương thức, hình thức tổ chức mà chọn cử đối tượng nào, cá nhân nào đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối tượng trong dự nguồn phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

nâng cao chất lượng giáo dục, trường THPT Trung Nghĩa cần tập trung vào các nội dung sau đây để cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng:

- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý hành chính nhà nước (kể cả lý thuyết và phương pháp nhìn nhận, đánh giá, nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn), ưu tiên cho trình độ trung cấp chính trị.

- Nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng và chính sách phát triển giáo dục.

- Nâng cao hiểu biết về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện Thanh Thủy, những vấn đề này đã tác động như nào đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT Trung Nghĩa.

- Nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn, nhằm hiểu biết sâu, rộng chương trình và phương pháp giảng dạy từng mơn học đáp ứng tốt quá trình đổi mới giáo dục THPT.

Bồi dưỡng có các hình thức:

+ Bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng thường xuyên trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục. Vấn đề đặt ra có tính chất ngun tắc là: mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xun trong suốt q trình cơng tác của mình. Phải biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, đây là một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên. Từ những hoạt động thực tiễn trong giảng dạy, đội ngũ giáo viên tự rút ra những bài học kinh nghiệm, những mặt cịn hạn chế trong q trình dạy học.

+ Bồi dưỡng tập trung: Hình thức này bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hóa về trình độ đào tạo hay số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Để hai hình thức bồi dưỡng trên thực sự có hiệu quả, trường THPT Trung Nghĩa có thể triển khai theo những cách sau:

- Tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên kết hợp với khuyến khích, động viên, xây dựng cơ chế thuận lợi và tính pháp chế, bắt buộc với các hoạt động bồi dưỡng.

- Tổ chức hội thảo, chuyên đề về nâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy bộ môn (chú ý nội dung thực hành) một cách thuần thục và hiệu quả.

- Xây dựng và nhân điển hình giáo viên tiên tiến.

- Tăng cường tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường với các trường trung tâm. - Yêu cầu đội ngũ giáo viên phải xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và sau mỗi nội dung, mỗi đợt bồi dưỡng đều phải có bài kiểm tra, báo cáo thu hoạch, góp ý cho trường, Sở GD&ĐT về nội dung, cách thức tổ chức. Trường THPT cần nghiêm khắc kiểm điểm ý thức thái độ, kết quả học tập, bồi dưỡng của học viên; đánh giá, xếp loại từng đối tượng nghiêm túc và đúc rút kinh nghiệm về nội dung, công tác tổ chức, triển khai.

- Kết hợp bồi dưỡng từ trên xuống (kế hoạch, nội dung của Bộ, Sở, của nơi tổ chức bồi dưỡng tập trung) và bồi dưỡng từ dưới lên, tức là dựa trên đề xuất của chính các đối tượng bồi dưỡng, theo hướng cần gì, thiếu cái gì bồi dưỡng cái đó.

- Khi tiến hành cần áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để khai thác hiệu quả kinh nghiệm, phát huy cao nhất năng lực chủ động, sáng tạo của học viên; chú ý đến các năng lực thực hành, năng lực sư phạm, đáp ứng việc thay sách giáo khoa ở bậc THPT; giảm bớt các tiết lý thuyết hàn lâm, đưa vào chương trình nhiều tình huống thực tiễn…

- Về đào tạo, bồi dưỡng tập trung, Nhà trường cần liên hệ thường xuyên với cơ sở đào tạo để theo dõi kết quả học tập của học viên, đề nghị những nội dung cơ sở đào tạo cần nhấn mạnh, tập trung phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Có thể thực hiện quy trình bồi dưỡng một chun đề như sau:

- Phát tài liệu bồi dưỡng (kèm hướng dẫn bằng văn bản những nội dung liên quan đợt bồi dưỡng);

- Tự nghiên cứu: Đối tượng bồi dưỡng có thời gian từ 3 – 5 ngày (hay tùy theo độ khó, lượng thơng tin của tài liệu) tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị trước các yêu cầu đặt ra của đợt bồi dưỡng;

- Thảo luận: Tổ chức cho đối tượng bồi dưỡng trao đổi về tài liệu. - Tổng hợp những nội dung các đối tượng chưa rõ, chưa thống nhất qua tự nghiên cứu, thảo luận;

- Tập trung bồi dưỡng: Hệ thống những vấn đề cốt lõi, trọng tâm của tài liệu, giải đáp, thực hành kỹ năng, kiểm tra, viết thu hoạch…

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đi vào nề nếp, hiệu quả không thể cứ trông chờ vào kế hoạch bồi dưỡng từ Bộ, từ Sở mà trường phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ của mình, điều kiện đặc biệt quan trọng là nguồn lực thực hiện mà cần nhất là con người cụ thể đủ tầm, đủ tài chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược này.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

- Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện.

- Tạo điều kiện về thời gian cũng như việc sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy của giáo viên.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm hỗ trợ đội ngũ giáo viên vận dụng thành công.

- Bộ GD&ĐT có nhiều chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Nhà trường có hệ thống trường lớp khang trang, CSVC, thiết bị kỹ thuật đáp ứng cao yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Trên địa bàn có các trung tâm giáo dục ln hỗ trợ tích cực cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ như trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường chính trị tỉnh, trường Đại học Hùng Vương.

- Trước yêu cầu đổi mới của nền giáo dục cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên THPT đều xác định rõ động cơ phấn đấu, học tập trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)