Đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 30 - 33)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.5. Đổi mới giáo dục

1.2.5.1. Khái niệm

Ngày nay khi công nghệ truyền thông, phát thanh truyền hình, mạng internet phát triển đã tạo nên một thế giới mở. Vì vậy, khái niệm giáo dục khơng cịn dừng lại ở việc dạy và học ở trong nhà trường mà giáo dục được hiểu như là sự tác động nhiều chiều của môi trường thông tin (thông tin vũ

trụ, thông tin môi trường thiên nhiên, thông tin xã hội, thông tin khoa học công nghệ,..) lên con người, giúp cho họ hoàn thiện phương pháp tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra.

Dạy học tức là gợi mở, giúp người khác hoàn thiện phương pháp tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra.

Học là để hoàn thiện phương pháp tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra.

Vậy, đổi mới giáo dục chính là đổi mới triết lý giáo dục

Để "làm" giáo dục một cách đúng đắn, trước hết cần có tư duy đúng đắn về "cách làm" giáo dục vì tư duy sẽ chỉ đạo hành động. Trong bối cảnh mới ngày nay, tư duy giáo dục phải khác trước, do vậy, trước hết và căn bản nhất để đổi mới giáo dục là đổi mới tư duy về giáo dục. Đổi mới tư duy về giáo dục có nhiều vấn đề cần bàn, tuy nhiên, cái căn bản nhất, định hướng cho mọi hoạt động giáo dục là Triết lý giáo dục (TLGD). Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cũng như quan niệm mới về phát triển con người, vốn quý của mọi quốc gia, TLGD cho số ít đã được chuyển sang TLGD cho số đông, cho mọi người. Ở nước ta, Bác Hồ đã từng có một mong ước thiết tha là "đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay về cơ bản chúng ta vẫn đang tư duy và hành động theo TLGD cho số ít người mặc dù nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng một xã hội học tập, hướng tới giáo dục cho mọi người. Có nhiều quan niệm về TLGD. Tuy nhiên, với khái niệm “Triết lý là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”, ngày nay, một TLGD gần gũi với hoạt động hàng ngày của mọi người làm giáo dục và đang được áp dụng ở nhiều nước, đó là TLGD 5W + 1H. Triết lý này có thể vận dụng trong q trình dạy học cũng như trong quản lý giáo dục. TLGD 5W + 1H dưới góc độ quản lý giáo dục ở THPT nhằm trả lời 6 câu hỏi sau đây về 6 vấn đề cốt lõi làm định hướng cho mọi hoạt động của giáo dục:

- Ai dạy? Ai học? (Who?) Nói đến giáo dục, trước hết phải có người

dạy và người học.

- Dạy và học cái gì? (What?) Để tiến hành dạy và học, trước hết phải

xác định nội dung giáo dục.

- Học để làm gì? (Why?) Người học có thể có nhiều mục đích khác nhau.

- Dạy thế nào? học thế nào? (How?) - Dạy và học lúc nào? (When?) - Dạy và học ở đâu? (Where?)

1.2.5.2. Mục tiêu (Trích nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013)

Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Mục tiêu cụ thể:Mục tiêu của giáo dục được cụ thể ở tất cả các loại hình giáo dục. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học… . Nhưng trong pha ̣m vi của đề tài nghiên cứu , tác giả xin được cu ̣ thể hóa giáo du ̣c của giáo du ̣c phổ thông.

Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)