Nội dung quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 32)

trường Trung học phổ thông

Hoạt động QL công tác GVCNL của Ban giám hiệu nhà trường (đứng đầu là Hiệu trưởng) được diễn ra với 2 nội dung chính là QL đội ngũ GVCNL và QL công tác GVCNL.

Hoạt động QL là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chun mơn hố - đó là các chức năng QL. Đối với

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GVCNL Phát triển đội ngũ GVCNL - Bồi dưỡng - Nghiên cứu KH - Đi thực tế - Tự bồi dưỡng Sử dụng đội ngũ GVCNL - Lựa chọn - Sắp xếp, phân công - Đánh giá

- Khen thưởng-Kỷ luật

Nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ GVCNL

phát triển - Môi trường sư phạm - Môi trường pháp lý - Thực hiện chế độ,

chính sách đối với

GVCNL

bất kỳ đối tượng QL nào, ở cấp độ QL nào cũng phải thực hiện những chức năng QL chung. Hệ thống chức năng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thông tin.

1.4.1. Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp (con người)

Sơ đồ 1.2: Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

* Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

- Bồi dưỡng: công tác GVCNL là một cơng tác khó, địi hỏi nhiều kỹ năng sư phạm chuyên biệt như: kỹ năng giao tiếp ứng xử với HS; kỹ năng tìm hiểu HS; kỹ năng GD, thuyết phục HS, kỹ năng GD HS cá biệt;… Nhiều GVCNL, nhất là GV mới ra trường, cịn chưa có được kỹ năng thành thạo trong cơng tác GVCN. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của cơng tác GVCNL cịn bị hạn chế. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng làm CNL cho GV là việc làm cần thiết. Do đó, người Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, trên cơ sở thông báo trước nội dung tập huấn để họ nghiên cứu, phát biểu, bày tỏ ý kiến, thắc mắc. Có như vậy mới thấy họ cần gì, yếu ở điểm nào để bồi dưỡng.

Người GVCNL đồng thời cũng là GVBM, hơn nữa, nếu người GVCNL lại là GV giỏi thì cơng tác CNL có rất nhiều thuận lợi, cho nên việc bồi dưỡng GVCNL phải gắn kết cả hai lĩnh vực: chuyên môn và nghiệp vụ CNL.

- Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu khoa học giúp GVCNL có những hiểu biết sâu sắc hơn về một vấn đề nào đó, đồng thời cũng tạo cho họ có óc tư duy khoa học, làm cho bài giảng dễ hiểu hơn, hướng dẫn HS có phương pháp học tốt hơn.

- Đi thực tế: tiếp cận với thực tế sẽ giúp cho đội ngũ GVCNL học hỏi được những mặt mạnh, những cách làm hay trong công tác GVCNL từ các trường bạn, cập nhật kịp thời những kiến thức mới, qua đó cũng rút ra những bài học kinh nghiệm cho cơng tác GVCNL của mình.

- Tự bồi dưỡng: tự bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi GV nói chung và GVCNL nói riêng trong xã hội thơng tin hiện nay, bởi tri thức có ở nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau. Đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân tự hồn thiện chun mơn, nghiệp vụ của mình, bởi khơng có ai hiểu mình bằng chính mình. Để làm được điều này, GVCNL cần phải xác định rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc làm này, cụ thể là phải:

+ Xây dựng được cho mình kế hoạch tự bồi dưỡng;

+ Chuẩn bị tốt các hệ điều kiện để việc tự bồi dưỡng được thực hiện có hiệu quả;

+ Không nên cùng lúc thực hiện nhiều nội dung, quá tải sẽ làm cho việc tự bồi dưỡng thiếu hiệu quả.

* Sử dụng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

- Lãnh đạo nhà trường cần lựa chọn những GVCNL theo những yêu cầu sau:

+ GVCNL phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có lập trường tư tưởng vững vàng;

+ GVCNL phải thật sự là người say mê, nhiệt tình với cơng tác CNL; + GVCNL phải là người có chun mơn vững vàng, có tay nghề cao; + GVCNL phải có sự khéo léo trong giao tiếp sư phạm, phải có uy tín với HS.

- Sắp xếp, phân công: việc phân công GVCNL đầu năm cần: + Căn cứ vào qui mô nhà trường: số HS, số lớp, số GV hiện có;

+ Phân lớp chủ nhiệm cho GV phải có giờ dạy trên lớp, ưu tiên mơn có nhiều tiết để tiện quan tâm, giúp đỡ, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nề nếp của HS giúp cho công tác CNL đạt hiệu quả;

+ Cố gắng đảm bảo cho một GVCN toàn cấp đối với một lớp, trường hợp bất khả kháng mới thay GVCNL của một lớp nào đó;

+ Đối với lớp mũi nhọn của nhà trường phải bố trí giáo viên CNL là người có chun mơn vững vàng, dạy mơn chủ cơng ở lớp đó;

+ Đối với những lớp có HS cá biệt, có HS yếu thì phân cơng GVCNL vững vàng, giàu kinh nghiệm trong công tác GD, có những phẩm chất như:

nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ, tinh tế và đặc biệt là phải hết mực yêu trò.

- Đánh giá: sau mỗi đợt thi đua cần có đánh giá, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng phấn đấu. Để đánh giá cơng tác GVCNL một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL.

- Khen thưởng - kỷ luật: Hiệu trưởng cần coi trọng đúng mức việc tuyên dương, khen thưởng đối với những lớp có thành tích, những cá nhân tiêu biểu, đánh giá đúng công lao của GVCNL, tiến hành khen chê kịp thời.

* Nuôi dưỡng, tạo môi trường cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phát triển

- Môi trường sư phạm: xây dựng nhà trường thành “tổ chức biết học hỏi”. Mọi thông tin đều được chia sẻ tới từng GVCNL. Nhà trường tạo điều kiện cho GVCNL được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được quan tâm chia sẻ cả việc cơng lẫn việc gia đình, tạo sự thân thiện giữa GVCNL và lãnh đạo nhà trường. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới về phương pháp, các cuộc hội thảo để nâng cao hiểu biết của GVCNL. Triển khai các nhiệm vụ trên cơ sở cộng tác, phối hợp, tránh uy quyền, áp đặt với GV và HS để phát huy tính tích cực, tự giác của mỗi thành viên.

- Môi trường pháp lý: triển khai các văn bản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ GVCNL. Ban hành các văn bản quy định rõ chế độ làm việc, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ lương bổng, quyền lợi đối với công tác GVCNL. Như vậy, khi hiểu biết rõ hơn những quy định đó, họ sẽ chủ động hơn khi giải quyết các cơng việc mà mình đã đặt ra.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với GVCNL : quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, chế độ chính sách cho GVCNL.

1.4.2. Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

QL công tác GVCNL là một mảng trong hệ thống công tác QL nhà trường của Hiệu trưởng, đây là một cơng việc mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên. Bốn công đoạn không thể thiếu trong QL cơng tác GVCNL là: Kế hoạch hóa hoạt động CNL, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

* Kế hoạch hóa hoạt động chủ nhiệm lớp trong quản lý giáo dục: Về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng GD. Kế hoạch của nhà trường là chương trình hành động tập thể sư phạm được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về GD, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường. Chương trình hành động này bao gồm: Mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, hoạt động và phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm. Cụ thể là:

- Xác định mục tiêu, kế hoạch chung: Người CBQL nhà trường phải đề ra mục tiêu chung và lập kế hoạch cho cơng tác GVCNL của tồn trường đối với từng năm học nhằm giúp cho người GVCNL có định hướng đúng đắn và hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ QL HS của mình ở mỗi lớp.

- Bố trí đội ngũ GVCNL: Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế các lớp, sĩ số HS đầu mỗi năm học Hiệu trưởng chọn lựa các GV có đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhiệm lớp thích hợp, xây dựng một đội ngũ GVCNL nhằm thực hiện việc QL và GD HS ở từng lớp cụ thể - đây là một nhiệm vụ quan trọng của người Hiệu trưởng và CBQL trong nhà trường.

* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện, sự phân công phải cụ thể gồm: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm. Cụ thể là:

- Xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn bằng cách rút kinh nghiệm thường xuyên nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn…

- Tiếp nhận các nguồn bổ sung nhân sự, vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảng dạy và GD HS.

- Giám sát thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong q trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đúng quỹ đạo của chương trình chung.

* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch gồm: Kiểm tra đánh giá tình trạng ban đầu và tiến độ cơng việc, phát hiện sai sót, lệch lạc rồi tìm ngun nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Sau đó tổng kết rút kinh nghiệm theo học kỳ và cả năm học để có những bài học bổ ích cho việc kiểm tra ở các năm sau. Chất lượng văn hoá được thể hiện khá cụ thể, rõ ràng, song chất lượng GD đạo đức khó định lượng, khó đánh giá. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Hiệu trưởng sao cho khách quan, khoa học, có hiệu quả là vấn đề cần được lưu ý. Hiệu trưởng cần kiểm tra thường xuyên (đột xuất, định kỳ) và kiểm tra là phải có đánh giá. Hiệu trưởng kiểm tra công tác GVCNL thông qua hoạt động của các lớp, thông qua xếp loại thi đua hàng tuần, thông qua hồ sơ, báo cáo hàng tháng, học kỳ…, cần lưu ý việc kiểm tra đánh giá HS của GVCNL sao cho đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn trường (tránh trường hợp GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe,…), hướng dẫn GVCNL đánh giá hạnh kiểm HS sát với các tiêu chí chung.

Trong nhiệm vụ QL cơng tác GVCNL, ngồi những kiến thức, kỹ năng QL, người Hiệu trưởng đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung

QL hoạt động công tác của GVCN các lớp, các yếu tố ảnh hưởng tới việc QL công tác GVCNL như :

- Nâng cao nhận thức về đổi mới QL công tác CNL. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực làm GVCN cho các GV . - Thực hiện QL công tác GVCNL một cách khoa học.

- Xây dựng cơ chế phối kết hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường một cách đồng bộ, thống nhất .

- Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL. - Phải nhìn nhận, đánh giá công lao của các GVCNL một cách công bằng, khen chê kịp thời.

- Có các chính sách hỗ trợ, động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc công tác GVCNL.

Tiểu kết Chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề QL, công tác GVCNL, QL công tác GVCNL, biện pháp QL cơng tác GVCNL. Trong đó, các biện pháp QL công tác GVCNL của Hiệu trưởng là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Nâng cao chất lượng công tác GVCNL cho GV là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp QL của Hiệu trưởng là vô cùng quan trọng. Bằng các biện pháp QL phù hợp, linh hoạt, thiết thực người Hiệu trưởng sẽ tạo dựng được một đội ngũ GVCN nhiệt tình, trách nhiệm với khả năng chuyên môn cũng như năng lực chủ nhiệm hoàn toàn đáp ứng được với u cầu GD tồn diện HS góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra của nhà trường, của ngành GD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM

2.1. Vài nét về trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Năm 1985, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nộivà Sở GD&ĐT Hà Nội đã quyết định xây dựng một mơ hình trường phổ thơng kiểu mới theo mơ hình một trường chun tồn diện, nhằm tuyển sinh những HS có năng khiếu đặc biệt trong các mơn học. Theo đó, Trường THPT chun Hà Nội - Amsterdam được xây dựng với nguồn vốn từ nguồn quyên góp của nhân dân thành phố Amsterdam. Để thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô Amsterdam, trường đã được đặt tên là Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Năm học đầu tiên của trường được khai giảng vào ngày 5 tháng 9 năm 1985 với khoảng 400 HS và 50 GV. HS của trường trong khóa học đầu tiên được chuyển đến từ nhiều trường THPT khác nhau bao gồm khối chuyên Toán của trường THPT Chu Văn An; khối chuyên Văn, chuyên Lý của trường THPT Việt Đức; khối chuyên Nga, Anh, Hóa của trường THPT Lý Thường Kiệt và khối chuyên Sinh của trường THPT Ba Đình.

Trong giai đoạn từ 1985 đến năm nay, trường đã và đang đào tạo 22 khóa THCS và 29 khóa THPT. Trong giai đoạn này, trường đã đi đến việc mở rộng và phát triển tồn diện mơ hình trường chuyên. Năm 1989, trường mở thêm khối chuyên Pháp. Năm 1992, trường mở khối THCS và bắt đầu thi tuyển vào lớp 6. Năm 1996, trường mở khối chuyên Tin. Năm 2002, trường mở khối chuyên Trung, chuyên Sử và chuyên Địa. Từ số GV ban đầu, Sở GD&ĐT Hà

Nội đã điều thêm những thầy cô giáo ưu tú ở các trường khác đến. Từ đó, trường trở thành một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, trở thành một trong những trường THPT và THCS đạt thành tích cao của thành phố và nhà nước.

Năm 2005, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đến làm việc tại trường Hà Nội - Amsterdam và nhận thấy sự xuống cấp về CSVC của trường cũ và đã đồng ý dành quỹ đất 5 ha ở khu đơ thị Trung Hịa - Nhân Chính để xây cơ sở mới cho trường. Lễ khởi công xây dựng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 2008. Cơng trình đã được phê chuẩn là một trong những cơng trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ngày 4 tháng 9 năm 2010, trường khai giảng khóa học đầu tiên tại địa điểm mới đồng thời cũng được gắn biển cơng trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trường mới có hệ thống CSVC đạt tiêu chuẩn quốc gia và được coi là trường THPT hiện đại nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trường được tổ chức với mơ hình Ban giám hiệu điều hành và QL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)