CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra (phụ lục) và thu được kết quả thực nghiệm như sau:
3.3.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm (Bài 1: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung) Trung)
Bảng 3. 3: bảng kết quả điểm thực nghiệm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Thị Trấn TN4A1 32 0 0 0 0 0 1 3 9 13 6 8,6 ĐC4A2 33 0 0 0 0 1 3 5 9 10 5 8,2 Kết quả thực nghiệm cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm giỏi ở tiết thực nghiệm tăng lên rõ rệt so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm giỏi tăng 4 bài; số bài điểm khá giảm 2 bài; số bài điểm trung bình giảm 3 bài; số bài điểm yếu khơng có. Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 cịn điểm trung bình của lớp đối chúng là 8,2).
Qua những kết quả nêu trên, có thể khẳng định bước đầu việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực đã đem lại hiệu quả nhất định.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm (Bài 2: Châu Phi)
Bảng 3. 4: bảng kết quả điểm thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Cẩm Đàn TN5A1 34 0 0 0 0 0 1 4 8 14 7 8,6 ĐC5A2 33 0 0 0 0 0 3 4 10 12 4 8,3 Đây là bài dạy học sử dụng máy tính kết nối với máy chiếu đa năng. Nhìn bảng thống kê kết quả bài kiểm tra ta thấy: tỉ lệ HS giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS xếp loại giỏi cao hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể, có 7 học sinh đạt điểm 10, so với lớp đối chứng là 4 HS, 12 HS đạt điểm 9 so với lớp đối chứng là 10 HS tỉ lệ HS xếp loại trung bình giảm. Trong bài dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học này, điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 cịn điểm trung bình của lớp đối chứng là 8,3).
Như vậy, việc sử dụng TBDH hiện đại chứng tỏ có hiệu quả hơn. Sự say mê và hứng thú học tập của HS cũng cao hơn nhiều so với lớp đối chứng.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm (Bài 3: Thành phố Huế)
Bảng 3.5: bảng kết quả điểm thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trường Lớp Số HS Điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Ciên Sơn TN4A1 35 0 0 0 0 4 9 11 7 3 1 7,0 ĐC4A2 34 0 0 0 0 6 10 9 7 2 0 6,7
Trung bình Khá Giỏi Trung bình Khá Giỏi
Qua bảng thống kê kết quả kiểm tra trên cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm khá ở tiết thực nghiệm tăng lên so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm 10 ở lớp thực nghiệm là một bài, lớp đối chứng khơng có bài nào đạt điểm 10. Số bài đạt điểm 9 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên một bài so với lớp đối chứng. Điểm 7 và điểm 8 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên 2 bài. Số bài đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng.
Qua ba bảng thống kê kết quả điểm thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên chúng tôi đưa kết luận sau:
Bảng 3. 6: Bảng thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Qua bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:
Hình 3.1 - Biểu đồ thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Đối chứng Thực nghiệm
So sánh hai biểu đồ chất lượng điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy: Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở các bài thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở các bài thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ điểm trung bình giảm hơn so với các bài đối chứng. Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, GV và
Lớp Số HS
Xếp loại về điểm
Yếu Trung bình Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 101 0 0 15 15% 18 18% 68 68%
HS đã bắt đầu làm quen với phương án dạy học do chúng tơi đề xuất. Điều đó cho thấy nếu vận dụng hợp lý phương án mà đề tài đã nêu thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai trường tiểu học của huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: thực nghiệm đã bước đầu thành cơng, khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài và đạt được mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học không phải nội dung nào cũng có thể phối hợp sử dụng các TBDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập. GV cần biết cách lựa chọn các TBDH phù hợp với nội dung của từng bài học, thì mới có thể phát huy được sự tích cực của HS trong học tập.
Thời gian tiến hành thực nghiệm chưa được dài mà sự tác động của các TBDH địa lí thì cần phải có thời gian mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh.
Mong rằng đây sẽ là một nguồn tư liệu để các bạn sinh viên cũng như các thấy cơ giáo có thể tham khảo áp dụng trong dạy học Địa lí ở tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho HS.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
“Sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực” là một vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nhất là trong khi ngành Giáo dục đang phải đối mặt với những khó khăn và thử thách địi hỏi phải có những thay đổi căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy địi hỏi người giáo viên phải ln luôn học hỏi, tự nâng cao kiến thức, phải biết ứng dụng những thành quả nghiên cứu của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.
Trong q trình dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng, các TBDH là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời hiệu quả dạy học chỉ có thể đạt được khi HS là chủ thể tích cực của q trình nhận thức. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tơi thấy rằng, TBDH địa lí hiện nay ở nhà trường còn thiếu. Các thầy cơ đều tự nhận thấy mình cần phải bồi dưỡng thêm kĩ năng sử dụng TBDH.
Muốn tổ chức thành công một giờ học trên lớp sử dụng TBDH theo hướng tích cực, người GV phải đầu tư rất nhiều thời gian và cơng sức vào khâu chuẩn bị bài, phải tìm hiểu và nắm một cách chính xác những thuộc tính tiêu biểu về khái niệm địa lí cần hình thành cho HS. Trên cơ sở đó, chuẩn bị những TBDH đảm bảo thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác những thuộc tính tiêu biểu đó. Trong trường hợp các TBDH này không thể hiện hoặc thể hiện không đầy đủ, rõ ràng các vấn đề cần cho HS phát hiện thì GV phải chỉnh sửa hoạc thậm chí xây dựng lại theo ý đồ dạy học của mình.
Dựa trên sự nghiên cứu về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc sử dụng TBDH Địa lí ở trường tiểu học, chúng tơi đưa ra quy trình sử dụng TBDH địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Từ đó, xác định những nguyên tắc và cách sử dụng một số TBDH địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Đó là: sử dụng bản đồ địa lí; sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lí; sử dụng biểu đồ; sử dụng TBDH hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin.
Các nguyên tắc, cách thức và quy trình sử dụng TBDH địa lí nói trên đã được vận dụng trong thiết kế thể nghiệm và bước đầu đã chứng minh được tính khả thi. Kết quả học tập của HS được nâng lên rõ rệt, các em hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập.
2. Kiến nghị
Trong quá trình nghiên cứu làm khóa luận “sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực”, chúng tơi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
- Các trường Đại học Sư phạm cần quan tâm hơn việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về dạy học tích cực.
- Ngồi việc nâng cao chuyên môn cho GV, các trường tiểu học, phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo nên kết hợp chặt chẽ việc triển khai công tác tập huấn kĩ năng sử dụng khai thác TBDH cho GV. Cần quan tâm và tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng tin học.
- Các trung tâm sản xuất TBDH cần phải sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, kinh tế và phải có thẩm mỹ.
- Các GV cần quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng các TBDH trong q trình tổ chức giờ học Địa lí. GV phải nắm vững được trình độ nhận thức của HS, người GV phải suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo bài giảng của mình sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em. Hơn thế cần quan tâm hơn tới việc nâng cao các kỹ năng sử dụng TBDH nói chung và dạy học Địa lí nói riêng.
- HS luôn là chủ thể của quá trình dạy học tích cực, vì vậy các em cần không ngừng cố gắng học tập, ln ln phát huy tính tích cực chủ động, sự sáng tạo của bản thân trong q trình học tập nói chung và học tập phân mơn Địa lí nói riêng.
Mặc dù đã đầu tư thời gian và cố gắng tìm tịi, nghiên cứu tài liệu để làm đề tài, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn sinh viên để đề tài thêm đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Quang Dốc (1996), Sử dụng bản đồ, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen (2005), Lịch sử và Địa lí 4, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hữu Chí, Trần Viết Lựu, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen (2006), Lịch sử và Địa lí 5, NXB Giáo dục.
4.Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phóc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn (1996), Phương pháp dạy học địa lí, NXB Giáo dục.
5. .Nguyễn Dược – Trung Hải (1997), Sổ tay thuật ngữ Địa lí, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1998), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học Địa lí theo
hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm.
8. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học,
NXB Giáo đục.
9. Phó Đức Hịa (1995), Giáo dục học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm,.
10. Trầm Bá Hoành, Đặng Văn Đức, Nguyễn Tuyết Nga (2002), Dạy học tích cực trong mơn Địa lí, NXB Giáo dục.
11. Bùi Văn Huệ (1995), Tâm lí học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TẾ VIỆC SỬ DỤNG TBDH ĐỊA LÍ Họ và tên:................................................
Giới tính:.................................................
Giảng dạy lớp:.........................................Trường:....................................
Kính mời các thầy cơ tham gia trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời mà thầy cô lựa chon.
Câu 1: Hiện tại nhà trường đã được trang bị các thiết bị dạy học nào?
A. Bản đồ, tranh ảnh có nội dung địa lí, mơ hình (quả Địa cầu). B. Máy chiếu overhead.
C. Máy chiếu projector. D. Phịng máy vi tính.
Câu 2: Theo thầy cơ thiết bị dạy học hiện nay của nhà trường đã đầy đủ chưa?
A. Đầy đủ. B. Còn thiếu.
Câu 3: Theo thầy cô, việc sử dụng các thiết bị dạy học mơn Địa lí có sần thiết
khơng?
A. Khơng cần thiết. B. Tương đối cần thiết. C. Cần thiết.
D. Rất cần thiết.
Câu 4: trongq trình dạy học Địa lí thầy cơ sử dụng các thiết bị dạy học sau
như thế nào?
1. Sử dụng bản đồ.
A. Thỉnh thoảng. B. Thường xuyên.
2. Sử dụng tranh ảnh có nội dung Địa lí.
A. thỉnh thoảng. B. thường xuyên.
3. Sử dụng hình vẽ, bảng số liệu, biểu đồ.
A. tỉnh thoảng. B. thường xuyên.
4. Sử dụng máy chiếu overhead.
A. Chưa bao giờ. B. Thỉnh thoảng. C. Thường xuyên..
5. Sử dụng máy chiếu projector.
A. Chưa bao giờ. B. Thỉnh thoảng. C. Thường xuyên.
6. Sử dụng phòng máy vi tính.
A. Khơng sử dụng. B. Có sử dụng.
Câu 5: Thầy cô sử dụng thiết bị dạy học vào q trình dạy học Địa lí nhằm mục
đích?
A. Minh họa cho lời giảng của giáo viên.
B. Tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh tìm tịi khám phá. C. Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
D. Giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng địa lí.
Câu 6: Thái độ của học tập của học sinh trong tiết học có sử dụng TBDH ?
A. Bình thường. B. Hứng thú. C. Rất hứng thú.
Câu 7: Thầy cô cho rằng khả năng sử dụng máy vi tính của mình như thế nào?
A. Chưa học sử dụng. B. Sử dụng bình thường.
Câu 8: Theo thầy cơ kĩ năng sử dụng TBDH địa lí của mình thế nào?
A. Cần bồi dưỡng thêm. B. Đã đáp ứng được nhu cầu.
Xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia trả lời câu hỏi, chúc thầy cô mạnh khỏe, công tác tốt!
PHỤ LỤC 2
Bài soạn dạy:
Ngày soan: Ngày dạy:
Mơn: Địa lí – lớp 4
Tiết: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Đọc tên và chỉ trên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Nhận xét các thông tin trên tranh, ảnh, lược đồ.
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
Các tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung: đèo Hải Vân, dãy Bạch Mã, các cảnh đẹp.
Bảng phụ ghi các bảng biểu cho các hoạt động.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức lớp (1p) 2. kiểm tra bài cũ (3 – 4p)
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ và cho biết: các dịng sơng đã bồi đắp lên cac vùng đồng bằng rộng lớn đó?
- Nhận xét, cho điểm.
Cả lớp hát tập thể.
- HS quan sát.
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới (25 -27p)
- Giới thiệu bài.
* Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- GV treo và giới thiệu lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung . Yêu cầu HS quan sát và cho biết có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung. - Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ và gọi tên các đồng bằng.
- u cầu HS thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này.
+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng.
- Gọi đại diện các nhóm báo các kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và hỏi thêm:
+ Quan sát trên lược đồ em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- GV mở rộng: Chính vì các dãy núi này lan ra sát biển nên đã chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung thành các đồng bằng nhỏ, hẹp. Tuy nhiên tổng