3.4. Đánh giá kết quả
3.4.3. Kết quả định tính
- Học sinh cả hai nhóm đều ngoan và chăm chỉ. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm biết đặt ra câu hỏi, đưa ra nghi vấn. Các em quan tâm đến bài học, có hứng thú với mơn học hơn. Nhóm đối chứng thụ động, giờ học trầm hơn và đơi lúc cịn bị lúng túng với vấn đề mới.
- Ở nhóm thực nghiệm, học sinh được tiếp cận, tiếp nhận kiến thức theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nên học sinh tiếp thu lĩnh hội nhanh hơn, chủ động, linh hoạt hơn khi thực hành. Ở lớp đối chứng, các em nắm bắt được kiến thức nhưng chưa nhanh; Có học sinh vẫn dập khn, máy móc, thiếu sự nhạy bén linh hoạt.
- Trong bài kiểm tra học sinh hai lớp đều nắm được các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên cách trình bày của học sinh ở lớp thực nghiệm ngắn gọn, lập luận có căn cứ hơn. Đặc biệt đối với các câu khơng quen thuộc thì học sinh lớp thực nghiệm làm tốt hơn học sinh lớp đối chứng.
- Dựa trên đánh giá tiết học của các thầy cô và kết quả học tập của các em học sinh, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng.
Tiểu kết chương 3
Chương này đã trình bày mục đích, nhiệm vụ và tiến trình thực nghiệm sư phạm, đã xử lý kết quả của bài kiểm tra đánh giá việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề để làm cơ sở khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi, tính thực tiễn của việc vận dụng dạy học chuyên đề bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở cấp THPT. Như vậy, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, mục đích đề tài đã đạt được, thể hiện tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong chương 2.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổng kết lại, sau khi hoàn thành đề tài, luận văn đã thực hiện được những vấn đề sau đây.
- Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học chuyên đề bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai. Trong phần cơ sở lí luận, luận văn đã làm rõ được các khái niệm năng lực, năng lực toán, năng lực giải quyết vấn đề, quá trình dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề như thế nào và đặc biệt, luận văn đã nêu ra thực trạng dạy học về bất đẳng thức và cực trị. Từ đó chúng ta nhận thấy tính cấp thiết của chuyên đề này.
- Chương 2 của luận văn đã hệ thống các dạng toán từ cơ bản đến nâng cao về bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai, cùng với đó là các biện pháp sư phạm giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Ngồi ra, có giới thiệu các bài tốn trong các kì thi Olympic, kì thi học sinh giỏi để học sinh thấy được vị trí của chủ đề tốn này, cũng góp phần khích lệ tinh thần học tập của học sinh hơn.
- Cuối cùng, trong luận văn, tơi đã trình bày q trình thực nghiệm sư phạm đồng thời ghi lại, tính toán và đánh giá kết quả thực nghiệm. Như vậy, luận văn bước đầu thu được kết quả nhất định. Từ các kết quả đó, có thể kết luận rằng mục đích của luận văn đã hồn thành. Tơi hi vọng rằng luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích của các thầy cơ giáo và các em học sinh. Và hơn nữa, luận văn có những đóng góp trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
2. khuyến nghị
Với hình thức thi Trung học phổ thơng Quốc Gia như hiện nay-trắc nghiệm khách quan và cũng vì nội dung bất đẳng thức, cực trị khó nên đa số học sinh phổ thông không coi trọng hoặc bỏ qua phần này. Tôi khuyến nghị cần tăng cường các bài tốn liên quan nhiều hơn, chương trình học
nên chú trọng hơn nội dung này. Vì thời gian cũng như kinh nghiệm của tác giả cịn hạn chế, luận văn có thể có những sai sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp q báu từ thầy cơ và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tuấn Anh (2019), Bất đẳng thức qua các đề thi chọn học sinh giỏi,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[2] Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Dương Hoàng, Nguyễn Tiến Trung (2017),
Đổi mới q trình dạy học mơn Tốn thơng qua các chuyên đề dạy học, Nxb Giáo
Dục Việt Nam.
[3] Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông (2018), Sách giáo khoa đại số 10 (nâng cao), Nxb Giáo Dục Việt Nam.
[4] Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2018),Sách giáo viên đại số 10, Nxb Giáo
Dục Việt Nam.
[5] Phan Huy Khải (2005),Bất đẳng thức số học, Nxb Giáo Dục.
[6] Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học mơn Tốn, Nxb Đại học Sư
Phạm Hà Nội.
[7] Nguyễn Văn Mậu (1993), Phương pháp giải phương trình và bất phương trình, Nxb Giáo Dục.
[8] Nguyễn Văn Mậu (2005),Bất đẳng thức, định lí và áp dụng, Nxb Giáo Dục.
[9] Bùi Văn Nghị (2017), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học mơn Tốn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.
[10] Trần Phương (Chủ biên), Võ Quốc Bá Cẩn, Trần Quốc Anh (2016), Vẻ đẹp bất đẳng thức trong các kì thi Olympic tốn học, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Thầy/Cô hãy khoanh vào chữ cái tương ứng hoặc viết câu trả lời trong bảng để trả lời các câu hỏi sau đây.
Câu Nội dung câu hỏi Trả lời
1 Thầy (Cô) nhận xét thế nào về ứng dụng của nội dung bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai ? A.Khơng có ứng dụng. B. Có ít ứng dụng. C. Có nhiều ứng dụng. 2 Mục tiêu dạy học bất đẳng thức và cực trị của thầy (cơ) là gì ?
A.Bỏ qua.
B.Chỉ dạy cơ bản, kiến thức quy định.
C.Chú trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua bất đẳng thức và cực trị.
3 Thầy (Cô) sử dụng phương pháp nào để dạy học bất đẳng thức và cực trị ?
A.Phương pháp truyền thống.
B. Phương pháp truyền thống kết hợp phương tiện dạy học.
C. Phương pháp khơng truyền thống.
4 Trong q trình dạy học bất đẳng thức và cực trị, thầy (cơ) có tạo tình huống vấn đề hay không ?
A.Chưa quan tâm.
B. Thỉnh thoảng.
C. Thường xuyên.
5 Bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai là nội dung như thế nào ?
A.Dễ.
B. Khó.
C. Rất khó.
6 Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cần thiết như thế nào ?
A.Không cần thiết.
B. Cần thiết.
C. Rất cần thiết.
7 Khi dạy học về bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai, thầy (cơ) gặp thuận lợi và khó khăn gì ?
Thuận lợi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khó khăn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
Em hãy khoanh vào chữ cái tương ứng hoặc viết câu trả lời trong bảng để trả lời các câu hỏi sau đây.
Câu Nội dung câu hỏi Trả lời
1 Em có nhận xét gì về nội dung bất đẳng thức và cực trị ? A.Dễ. B. Bình thường. C. Khó. 2 Việc học bất đẳng thức và cực trị có cần thiết hay khơng ?
A.Không biết.
B. Không cần thiết.
C. Cần thiết.
3 Trước một vấn đề, em có thói quen hỏi, tị mị và hay thắc mắc về vấn đề đó khơng ?
A.Khơng.
B. Thỉnh thoảng.
C. Ln ln.
4 Đối với một bài tốn bất đẳng thức hay cực trị dạng thuần nhất bậc hai, em có thường xuyên giải được hay không ?
A.Không bao giờ giải được.
B. Thỉnh thoảng.
C. Thường xuyên.
5 Em thường giải quyết một vấn đề trong học tập sau khi đã hiểu được mục tiêu và có sự trao đổi với thầy/cơ, bạn bè ?
A.Khơng bao giờ.
B. Rất ít khi. C. Thỉnh thoảng. D.Thường xun. 6 Em gặp khó khăn gì khi học về bất đẳng thức và cực trị dạng thuần nhất bậc hai ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .