1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Theo Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, được nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, đào tạo đối với ngành giáo dục- với thế hệ trẻ- với trường học" [14]. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong
nhà trường là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh là q trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý) lên đối tượng giáo dục đạo đức nhằm
đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, là những hoạt động của tất cả các thành viên tham gia gồm cán bộ quản lý cấp trên, quản lý nhà trường, tổ chức Cơng đồn nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên, gia đình và xã hội.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường. Như vậy, quản lí hoạt động GDĐĐ là một quá trình chủ đạo, điều hành hoạt động GDĐĐ của chủ thể giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng hướng, phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
Quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh cịn là một quá trình huy động các lực lượng giáo dục, các điều kiện phương tiện giáo dục, phù hợp các môi trường giáo dục, giúp học sinh có được tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội, phải được tiến hành một cách khoa học đồng bộ, phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội.
Để đạt được mục tiêu giáo dục có hiệu quả cao cần phải tăng cường tuyên truyền vận động cá nhân, tổ chức trong nhà trường nâng cao vai trị trách nhiệm trong q trình tham gia giáo dục.