Bản chất ngữ dụng của lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 25 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Bản chất ngữ dụng của lập luận

Trong lơgic có phép quy nạp và diễn dịch. Quy nạp hay diễn dịch đều là đi từ luận cứ đến kết luận. Nếu đi từ luận cứ cục bộ đến kết luận khái qt thì ta có quy nạp, nếu đi từ một tiền đề (premise) khái quát để suy ra kết luận cục bộ thì ta có diễn dịch. Nói tới lập luận thường là nói tới suy luận theo diễn dịch và ta thường nghĩ ngay đến lơgic, đến lí luận, đến diễn ngơn nghị luận.

Đúng là, trong văn nghị luận, tức là loại văn bản làm việc với các ý kiến có vấn đề then chốt là lập luận. Tuy nhiên, lập luận có mặt khắp nơi, trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt trong các diễn ngơn đời thường. Thí dụ, khi mua bán, người mua phải lập luận để kết luận giá món hàng mà mình trả là phải chăng cịn người bán lại phải lập luận rằng giá món hàng mình nêu ra cho khách là hợp lí. Hơn thế nữa, khơng phải chỉ khi nào cần phải lí luận, tranh luận với nhau chúng ta mới lập luận. Khi chúng ta kể lại một sự kiện, miêu tả một hiện thực, chúng ta cũng thực hiện một vận động lập luận. Như vậy có nghĩa là cần phân biệt lập luận lơgic với lập luận đời thường.

Ở mục I.1. chương I chúng ta đã nói ngữ dụng là lĩnh vực của ngữ nghĩa không thể đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic. Chứng minh bản chất ngữ dụng của lập luận đời thường là chứng minh rằng nó khơng bị chi phối bởi các quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập luận lôgic và chứng minh rằng giá trị các nội dung miêu tả được đưa vào trong lập luận đời thường không phải ở chỗ các nội dung này đúng hay sai so với thực tế mà là ở giá trị của nó đóng góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận

đời thường. O. Ducrot và J.C. Anscombre đã làm việc trong các cơng trình về lập luận của mình theo hướng nói trên.

Tam đoạn luận là cấu trúc điển hình của lập luận diễn dịch lôgic. Tam đoạn luận gồm một đại tiền đề (major premise), một tiểu tiền đề (minor premise) và một kết luận (conclusion) suy ra từ hai tiền đề trên. Tam đoạn luận thường được dẫn làm thí dụ trong các sách lôgic học là tam đoạn luận sau đây:

Tất cả mọi người đều phải chết (đại tiền đề) Socrate là người (tiểu tiền đề)

Socrate phải chết (kết luận)

Lập luận đời thường cũng có cấu trúc của tam đoạn luận lơgic này. Thí dụ có tam đoạn luận đời thường như sau:

Hàng hóa càng rẻ thì càng nên mua Chiếc xe này rẻ

Nên mua chiếc xe này.

Phát ngôn thường gặp như: chiếc Dream này giá có 13 triệu, mua được

đấy là đã dựa vào tam đoạn luận nói trên.

Vì có sự đồng nhất về cấu trúc như vậy cho nên chúng ta thường đồng nhất lập luận đời thường với tam đoạn luận lôgic.

Thực ra tam đoạn luận của những lập luận đời thường khác với tam đoạn luận lôgic ở những điểm sau đây:

Ở tam đoạn luận lôgic kết luận là hệ quả tất yếu của đại tiền đề, tiểu tiền đề và của thao tác suy diễn. Nếu đại tiền đề đúng, tiểu tiền đề đúng và thao tác suy diễn đúng thì kết luận tất yếu phải đúng. Kết luận Socrate phải chết

khơng thể bác bỏ bởi vì tiền đề tất cả mọi người đều phải chết và tiểu tiền đề Socrate là người đã đúng. Tính đúng sai của kết luận trong một tam đoạn luận

lơgic do tính đúng sai của các tiền đề quyết định. Một kết luận lơgic chỉ có hai khả năng hoặc đúng, hoặc sai, đúng hay sai khơng thể bị bác bỏ, có nghĩa

là nếu kết luận lơgic đã đúng thì khơng thể lập luận để chứng minh rằng nó sai. Ngược lại nếu nó đã sai thì khơng thể chứng minh rằng nó đúng.

Tam đoạn luận đời thường thì khơng như vậy. Đại tiền đề khơng phải là một chân lí khoa học, khách quan mà là những “lẽ thường”, những kinh nghiệm sống được đúc kết lại dưới dạng ngun lí cho nên chúng khơng tất yếu đúng. Đại tiền đề tất cả mọi người đều phải chết khơng thể có một đại

tiền đề khác trái ngược, mâu thuẫn với nó, cịn “đại tiền đề” hàng hóa càng rẻ

thì càng nên mua có thể bị phủ định bởi “đại tiền đề” khác thí dụ đại tiền đề của rẻ là của ôi, hàng q cũ, hàng chất lượng kém thì khơng nên mua. v.v…

Vì lẽ thường này có thể trái ngược với lẽ thường kia nên mới có hiện tượng đã nói: lập luận đời thường có phản lập luận. Lập luận lơgic khơng thể có phản lập luận. Chúng ta không thể đưa ra một phản lập luận cho lập luận về Socrate, trong khi đối với lập luận: nên mua chiếc Dream này vì nó rẻ có thể bị phủ định bởi lập luận thí dụ: Chiếc Dream này giá có 13 triệu, đừng mua.

Của rẻ là của ôi mà, v.v…

Kèm theo hiện tượng có phản lập luận là hiện tượng trong một lập luận đời thường có thể dẫn ra hàng loạt luận cứ cùng một kết luận, thí dụ, chúng ta có thể nói: Chiếc xe này rẻ, chất lượng cịn tốt, đăng kí chính chủ, số biển đăng kí lại đẹp, rất nên mua! “Giá rẻ, chất lượng còn tốt, đang kí chính chủ,

số đăng kí đẹp” là bốn luận cứ cùng dẫn tới một kết luận “nên mua”. Lập luận lôgic không thể như vậy. Một kết luận đúng lôgic thì chỉ cần một luận cứ, trong một lập luận lôgic, không thể dẫn nhiều luận cứ cho cùng một kết luận. Hai đặc tính có phản lập luận và có nhiều luận cứ gộp lại thành tính tranh biện của lập luận đời thường (polémique). Lập luận lôgic nếu đã đúng thì khơng thể tranh biện.

Lập luận đời thường lại có thể chấp nhận những kết luận có vẻ phi lơgic. Những phát ngơn sau đây là rất bình thường, khơng ai cảm thấy “vơ lí”:

Sp2: Xong rồi ạ. Chút xíu nữa thôi ạ.

hoặc

Sp1: Nghỉ chứ?

Sp2: Đang mải việc này, khơng có thì giờ nhưng uống với anh li cà phê cũng chẳng sao.

Đối với một đầu óc lơgic “tỉnh táo” chặt chẽ thì phát ngơn của Sp2 có mâu thuẫn nội tại: Đã tuyên bố xong rồi mà lại cịn nói chút xíu nữa thơi, đã

tun bố là khơng có thì giờ mà lại cịn nói có thì giờ uống cà phê với bạn. Thế nhưng, bởi vì đây khơng phải là lơgic mà là đời thường cho nên quan hệ lập luận giữa xong rồi với chút xíu nữa thơi, giữa khơng có thì giờ với uống

với anh một li cà phê vẫn chấp nhận được bởi vì các luận cứ này khơng phủ

định lẫn nhau mà, như chúng ta sẽ biết ở sau, chúng đồng hướng lập luận với nhau.

Trong lập luận lôgic, các luận cứ (tức đại tiền đề, tiểu tiền đề) và kết luận phải được diễn đạt bằng một mệnh đề trần thuyết. Chỉ phát ngôn (biểu thức) ngữ vi của hành vi tái hiện (khảo nghiệm, xác tín, miêu tả) mới đảm nhiệm được chức năng làm cái biểu đạt cho các thành phần của tam đoạn luận, của các suy luận lôgic. Trong lập luận đời thường khơng phải như vậy. Đóng vai trò cái biểu đạt cho các thành phần của lập luận, ngồi phát ngơn trần thuyết cịn có thể là phát ngơn của các hành vi ở lời khác, thậm chí chính hành vi ở lời cũng có thể là luận cứ hay kết luận của một lập luận.

- Sáng bảnh mắt ra rồi, dậy đi!

- Còn mấy thước nữa, cố lên, cố lên!

Sp1 – Ngày mai chúng tôi sẽ làm lễ thành hôn cho hai cháu, mời hai bác sang dự mừng cho hai cháu.

Sp2 – Thật hân hạnh, hàng xóm láng giềng với nhau, thế nào chúng tơi cũng sang.

Gió nổi lên rồi!... Phải cố mà sống thôi!

(Le vent se lève!... Il faut tenter de vievre. P. Valéry)

Dậy đi là hành vi điều khiển, cố lên, cố lên là biểu thức ngữ vi cổ vũ, mời hai

bác sang dự… vừa là hành vi mời, vừa là phát ngôn mời. Thế nào chúng tôi

cũng sang là hành vi và biểu thức ngữ vi nguyên cấp “hứa”. Phải cố mà sống thơi là hành vi “khích lệ”.

O. Ducrot nhận xét rằng các câu hỏi khép, tức câu hỏi chỉ có hai cách trả lời, hoặc trả lời có, hoặc trả lời khơng (đá/chưa; rồi/chưa) có hiệu lực lập luận nhất định. Điều kiện thỏa mãn (điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành) của các câu hỏi là người hỏi thực sự không biết xảy ra khả năng nào của sự kiện được hỏi bằng câu hỏi có/khơng và thực sự mong muốn được trả lời để giải tỏa trạng thái khơng biết đó của mình. Đối với những câu hỏi có/khơng người hỏi băn khoăn giữa hai khả năng của sự kiện, thứ nhất là khả năng +r (trả lời bằng có hoặc bằng đã hoặc rồi) và thứ hai là khả năng –r (trả lời bằng không hoặc chưa). Ducrot cho rằng nhiều khi trong một lập luận,

người hỏi đưa ra câu hỏi khép không phải do băn khoăn không biết khả năng nào (có khi anh ta đã biết khả năng nào xảy ra rồi, tức vi phạm điều kiện chân thành) mà để hướng người nghe khơng phải về phía + r mà về phía –r, tức về phía trả lời bằng một phát ngơn phủ định. Nói cách khác, câu hỏi khép có thể đóng vai trị là thành phần của lập luận đời thường và hiệu lực lập luận của câu hỏi khép là phát ngôn trả lời –r (trả lời bằng không hay chưa) hàm ẩn. Thí dụ câu hỏi:

Mẹ già, con dại, vợ ốm, cậu có cịn nhởn nhơ được nữa không? chắc chắn

rằng ở câu hỏi này, người hỏi đã biết câu trả lời là không. Lập luận này diễn

Mẹ già, con dại, vợ ốm, cậu không (thể) nhởn nhơ được nữa.

Nếu người được hỏi trả lời:

Có. Mẹ già, con dại, vợ ốm, tơi nhởn nhơ được.

thì lập tức lập luận của người hỏi sẽ thành vô nghĩa.

Trong Chiến quốc sách, câu hỏi có/khơng là một biện pháp tu từ mà các nhà du thuyết thường sử dụng để buộc đối phương từ bỏ một ý đồ chính trị nào đó của mình. Thí dụ Tân Viên Diễn là tướng của nước Ngụy được vua Ngụy sai sang nước Triệu của Bình Nguyên Quân để khuyên Ngụy tôn Tần (lệ thuộc vào nước Tần, không chống lại Tần nữa). Bình Nguyên Quân đã xiêu lịng, có ý muốn khun vua Triệu đầu hàng nhà Tần. Biết như vậy, Lỗ Trọng Liên, một tráng sĩ, sang Triệu ra mắt Bình Nguyên Quân, hỏi:

- Người ngồi đường nói ngài sắp mưu tơn Tần làm đế, việc ấy có khơng?

Tất nhiên Bình Nguyên Quân trả lời phủ định, đổ cho Tân Viên Diễn xúi giục.

Bình Nguyên Quân lúng túng trả lời:

- Thắng (tên húy của Bình Nguyên Quân) như con chim sợ cung, hồn

phách đã lạc rồi, cịn dám nói gì nữa. Việc ấy là do vua Ngụy sai tướng quân Tân Viên Diễn sang nói đó thơi.

Thế là Lỗ Trọng Liên gặp Tân Viên Diễn hỏi:

- Tần mà xưng đế tất lại thay đổi các đại thần của chư hầu, đuổi người ghét mà dựng người yêu lên, lại đem con gái làm vợ các vua chư hầu, vua Ngụy chắc cịn n ổn mà ngồi khơng? Ngay như tướng qn có cịn giữ được tước lộc không?

Câu hỏi của Lỗ Trọng Liên khiến Tân Viên Diễn phải đứng dậy, vái hai vái và hứa sẽ nói với vua Ngụy hủy việc tơn Tần. Dưới đây là một thí dụ có

tính tổng hợp. Trong truyện ngắn của Nam Cao Những chuyện buồn không muốn viết bà vợ của nhà văn gào lên khi thấy nhà văn mới bước chân về nhà

đã ngồi vào bàn sáng tác (với quyết tâm kiếm tiền cho vợ vì vợ vừa bị người cùng làng cùng tên Cao với mình giành mất bơng sợi (phiếu phân phối sợi):

- Giời ơi là giời! Có chồng con nhà nào thế khơng? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõi đến cái gì. Để cho con ăn đất ngồi sân kia kìa…

Lời gào thét của bà vợ là một lập luận lớn mà kết luận R là hành vi cảm thán Giời ơi là giời! Đây là một lập luận phức hợp, với lập luận bộ phận thứ

nhất là Chỉ vác mặt… kia kìa… trong đó r1 là chẳng nhìn rõi đến cái gì và hai luận cứ cũng là hai hành vi ở lời, một là đay nghiến: chỉ vác mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày, hai là nhắc nhở người nghe lưu ý đến hiện thực bên

ngoài: để cho con ăn đất ngồi sân kia kìa… Kết luận r1 lại được dùng làm luận cứ cho kết luận r2: Có chồng con nhà nào thế khơng? Kết luận này là

một câu hỏi có/khơng và giá trị của nó hẳn là ở phía trả lời “khơng chồng con nhà nào thế cả”. Chính vì cách xử sự của chồng bà ta là duy nhất, “vơ tình” theo quan điểm của bà ta nên bà ta mới bực mình gào lên Giời ơi là giời. Kết

luận R Giời ơi là giời là một hành vi ở lời, việc phát ra hành vi cảm thán này (gào thét để trách phận) được biện hộ bởi các luận cứ r1 và r2. Giả định khi nghe bà ta hỏi Có chồng con nhà nào thế khơng? một anh hàng xóm vớ vẩn

nào đó nghe được, tưng tửng trả lời: Có, đàn ơng như chồng bà thì khối. thì

bà vợ sẽ điên tiết hơn và anh ta sẽ bị chửi lây.

Chỉ lập luận đời thường, không phải lập luận lôgic mới chấp nhận các hành vi ở lời và các biểu thức (phát ngôn ngữ vi) làm thành phần.

Ở trên, chúng ta đã nói tới nội dung miêu tả của diễn ngôn, của phát ngơn. Nội dung miêu tả có thể là nội dung mệnh đề của các phát ngôn ngữ vi. Chúng ta cũng đã biết nội dung miêu tả thuộc phạm vi nghĩa học hiểu theo nghĩa hẹp, có thể đánh giá theo tiêu chí đúng sai lơgic. Một nội dung miêu tả

có thể được dùng làm luận cứ cho một lập luận đời thường. Vậy muốn chứng minh lập luận đời thường là vấn đề của ngữ dụng học thì ngồi việc chứng minh các thành phần của nó khác với những thành phần của lập luận lơgic, cịn phải chứng minh giá trị của nội dung miêu tả trong lập luận đời thường không phải được đánh giá theo tiêu chí đúng sai lơgic. Oswald Ducrot đã phát hiện ra rằng ý nghĩa đích thực, cũng tức là giá trị đích thực của một nội dung miêu tả là giá trị lập luận của nó, có nghĩa là giá trị đích thực của nó là ở chỗ nó được nói, viết ra là nhằm dẫn người nghe, người đọc tới một kết luận +r hoặc –r nào đó. Chúng ta đã dẫn ý kiến của Hayakawa: Ít khi người ta miêu tả để mà miêu tả. Trừ những diễn ngôn khoa học, trong giao tiếp đời thường, chúng ta miêu tả một cái gì đó là đặt cái nội dung miêu tả đó vào một lập luận nào đấy. Thí dụ, ít khi bỗng nhiên chúng ta lại miêu tả:

- Nhà của thủ trưởng năm tầng, nội thất cực kì lộng lẫy, hiện đại.

Động cơ của chín mươi phần trăm những người nói ra phát ngơn tái hiện này là bình luận về “phẩm chất” của ơng thủ trưởng.

Chúng ta có hai phát ngơn:

- Đã tám giờ rồi. - Mới tám giờ thôi.

và hai phát ngôn khác:

- Khẩn trương lên, chậm rồi.

- Cứ từ từ, không đi đâu mà vội.

Về mặt thông tin miêu tả đã tám giờ rồi và mới tám giờ thôi là như nhau (tám giờ). Nhưng cái thông tin miêu tả này trong hai phát ngôn khác nhau về chỉ dẫn lập luận đã và mới nên có hiệu lực lập luận khác nhau. Chúng ta chỉ

tám giờ thôi với kết luận Cứ từ từ, không đi đâu mà vội. mà không thể làm

ngược lại.

Có những nội dung miêu tả tự nó đã có giá trị lập luận hướng về kết luận tốt hoặc xấu, không cần những chỉ dẫn lập luận bổ xung để làm rõ giá trị lập luận của chúng ra. Thí dụ các nội dung miêu tả:

X thông minh

X đẹp trai X cần cù

X thức khuya dậy sớm X đã hứa là làm

sẽ dẫn tới kết luận đánh giá tốt. Những nội dung miêu tả: X đần độn

X xấu trai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết lập luận trong dạy học văn bản nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)