6. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Khái quát văn bản nghị luận
1.1.3.1. Đặc trưng về thể loại văn bản nghị luận
Văn nghị luận: là loại văn trong đó người viết (người nói) sử dụng lí luận, bao gồm lí lẽ dẫn chứng trình bày những ý kiến của mình để làm rõ một vấn đề nào đó, qua đó thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo những ý kiến đó.
Đặc trưng đầu tiên mà ta thấy của văn bản nghị luận là về ngôn ngữ sử dụng “ mang phong cách ngơn ngữ nghị luận” bởi nó ln dịi hỏi tính chính xác chặt chẽ, điều này phù hợp với mục đích của diễn đạt trong văn nghị luận nhằm làm rõ vấn đề thuộc về chân lý để thuyết phục người đọc người nghe. Bởi vậy, mà ngôn ngữ sử dụng trong văn nghị luận luôn phải phản ánh rõ chính xác q trình tư duy, để đạt đến việc nhận thức chân lý. Điều này đòi hỏi người viết phải sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyến môn, các từ ngữ lập luận, sử dụng các kiểu câu và mở rộng thành phần câu hợp lí khi trình bày lí lẽ.
Tuy nhiên nếu ngôn ngữ trong văn bản nghị luận chỉ dừng lại ở u cầu chính xác chặt chẽ thì văn bản nghị luận sẽ khônmg tránh khỏi sự khô khăn giáo điều, thuyết giảng một bài văn hay luôn cần cả sự thuyết phục của chân lý, lý lẽ, nhưng vẫn giàu hình ảnh vừa có lý vừa có tình. Sức thuyết phục không chỉ nằm ở sức mạnh lý trí mà cịn hun đúc trong những rung động tinh tế của con tim cũng bởi hiệu quả tác động của văn nghị luận” khơng chỉ lý trí mà cịn ở tình cảm, cảm xúc, bởi vậy mà ngôn ngữ sử dụng trong văn nghị luận ln cần có sức hấp dẫn lơi cuốn giàu màu sắc biểu cảm của các từ ngữ giàu hình tượng, gợi cảm có sức lan truyền với giọng điệu riêng. Điều này cũng cần có cái tài, cái tâm thực sự của người cầm bút.
Để dạy và làm tốt một văn bản nghị luận địi hỏi người dạy và người viết phải có những hiểu biết nhất định về thời sự, các vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng, những vấn đề thiết thực nổi cộm, đang diễn ra xung quanh cuộc sống,
những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, đạo lý văn hóa, tâm lý xã hội. Có thái độ, nhận thức, đánh giá đúng dắn khi đứng trước các vấn đề nghị luận. Cần có thái độ trung thực khi thế hiện đánh giá, ứng xử cúa mình. Ngồi ra một yêu cầu cần thiết để đảm bảo thành công khi viết một bài văn nghị luận là phải sử dụng thành thạo các thao tác lập luận, có phương pháp lập luận để bài viết có sức thuyết phục, có bố cục chặt chẽ, viết tập trung hướng tới luận điểm tránh lan man, tản mạn, sử dụng dẫn chứng xác đáng giàu sức thuyết phục và người viết cũng cần có sự liên hệ với bản thân, chỉ ra được hướng phát triển cũng như giải pháp cho vấn đề đang bàn luận.
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận a, Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Khái niệm lập luận: “là đưa ra các lý lẽ xác đáng, các bằng chứng đáng tin cậy được trình bày một cách hợp lí nhằm dẫn dắt người đọc(người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới”. “ Là sự tổ chức các luận điểm và luận cứ; các lý lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề, để người đọc hiểu và đồng tình với điều mà người viết đặt ra và giải quyết”.
Để triển khai lập luận người viết phải thực hiện những thao tác lập luận cụ thể để tổ chức phối hợp các lý lẽ, dẫn chứng nhằm làm cho luận cứ thuyết minh được luận điểm, luận điểm thuyết minh được luận đề.
Do đặc trưng của việc bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề chính trị xã hội nào đó cũng giống như những văn bản nghị luận nói chung, một văn bản nghị luận cần kết hợp các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, một cách giàu sức thuyết phục bên cạnh thao tác diễn dịch quy nạp các em đã được học ở bậc THCS, các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản nghị luận bao gồm: * Giải thích
Là thao tác sử dụng lý lẽ phân tích lí giải là chủ yếu, để giảng giải cắt nghĩa cho người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó.
Trong văn bản nghị luận thao tác giải thích thể hiện ở việc lí giải, giải thích khái niệm những nhận xét, nhận định cần làm sáng tỏ cụ thể hơn là tập trung lí giải các từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa bóng, nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tường minh….có khi giải thích tập trung làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm.
* Chứng minh
Thao tác lập luận chứng minh là thao tác chủ yếu dung những cứ liệu- dẫn chứng xác thực làm sáng tỏ một lý lẽ, ý kiến, làm sáng tỏ vấn đề xã hội đang bàn luận, thuyết phục người nghe tin tưởng vào vấn đề đang được nghị luận.
Chứng minh làm sáng tỏ cho những thao tác giải thích trước đó, chứng minh cho những luận điểm, luận cứ trong bài. Điều này đòi hỏi người viết cần đưa ra những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu toàn diện. Cần sắp xếp dẫn chứng theo hệ thống mạch lạc, chặt chẽ theo các mạch vấn đề, theo trình tự chứng minh được định nghĩa: “là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực của phán đốn nào đó nhờ các phán đốn chân thực khác có mối lien hệ hữu cơ với phán đoán ấy”. Cấu trúc của chứng minh gồm ba thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: (1)luận đề; (2)luận cứ; (3)lập luận. Luận đề chính là các luận điểm khoa học mà ta cần chứng minh, làm rõ. Nó trả lời câu hỏi chứng minh cái gì? Cịn luận cứ lại trả lời cho câu hỏi dung cái gì để chứng minh? Nó có chức năng là tiền đề logic của chứng minh. Lập luận của chứng minh là mối lien hệ logic giữa luận cứ và luận đề. Như vậy, chứng minh xét cho cùng “ à một phương pháp sử dụng những lí do đầy đủ và sự thực đáng tin cậy để chứng minh các luận điểm”
Ở văn bản nghị luận, để trình bày một cách sang rõ thuyết phục về tư tưởng, người viết luôn phải tìm những cách thức lập luận khác nhau để sao cho sự nghị luận vừa chặt chẽ, đanh thép lại vừa sâu sắc, tồn diện. vì vậy cách chứng minh trực tiếp luôn được kết hợp với chứng minh gián tiếp đặc biệt là phương pháp phản chứng hoặc phương pháp loại trừ.nó gợi mở nhiều
dạng thức lập luận cụ thể hơn nữa như trong hai văn bản nghị luận trong sách giáo khao mà học sinh được tìm hiểu: “ Bình ngơ đại cáo”(ngữ văn 10 tập một) và “Tuyên ngôn độc lập”(ngữ văn 12 tập một).
* Phân tích
Là việc chia tách vấn đề thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để xem xét đi sâu một cách kỹ lưỡng từng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Mục tiêu của phân tích nhằm thấy được giá trị ỳ nghĩa của vấn đề, mối liên hệ giữa hình thức bên ngồi và bản chất bên trong của vấn đề đó, giúp người đọc nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vấn đề xã hội đang được bàn luận.
* Bình luận
Bình luận là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc hiện tượng chỉ ra sự đúng sai, phải trái, tốt xấu, lợi hại để nhận thức một cách đúng đắn về đối tượng. Từ đó, có cách ứng xử phù hợp, có phương châm hành động đúng đắn. Đây là thao tác tổng hợp bởi nó bao hàm cả cơng việc giải thích lẫn chứng minh. Nó địi hỏi người viết phải có vốn hiểu biết rộng lớn và tư duy độc lập cao.
Khi thực hiện thao tác bình luận, người tạo lập văn bản cần phải linh hoạt, tránh cách nhìn phiến diện một chiều. Người viết cũng phải trang bị cho mình vốn kiến thức phong phú về đời sống, hiểu biết xã hội, về các tư tưởng đạo lí.
* Bác bỏ
Thao tác bác bỏ là thao tác dùng lý lẽ dẫn chứng để chứng minh một ý kiến hay một nhận định nào đó sai lầm, từ đó hướng tới nhận định, nhận thức thực sự đúng đắn. Với văn bản nghị luận có thể tiến hành theo 3 cách thức sau : bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận và trên thực tế trong một văn bản nghị luận người ta thường kết hợp cả 3 cách thức với nhau. Bác bỏ “là thao tác logic xác lập tính giả dối hoặc vô căn cứ của luận đề được nêu ra”. Khi đề cập đến phương pháp phản bác, người ta thường tập trung vào ba cách bác bỏ: (1) bác bỏ luận đề; (2) bác bỏ luận cứ; (3) bác bỏ
cách lập luận. để bác bỏ luận đề, người ta tiến hành bác bỏ các dữ kiện; hoặc chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề. Bác bỏ luận cứ chủ yếu là vạch ra tính giả dối, nghi ngờ của các luận cứ. còn bác bỏ luận cứ chủ yếu là chỉ ra tính “phi logic” giữa các luận cứ và luận đề hoặc chỉ ra mâu thuẫn, không vững chắc của lập luận. các phương pháp phản bác do vậy cũng rất có giá trị ứng dụng trong việc tạo lập các bài tập thích hợp, luyện cho hcoj sinh các cách bác bỏ cụ thể, tạo ra sự lập luận chặt chẽ trong các văn bản nghị luận.
Tuy nhiên, khi ứng dụng chứng minh và bác bỏ vào luyện lập luận, ngoài “kỹ thuật” tiến hành, phải giúp học sinh biết them các quy tắc và “cảnh giác” với các nguy cơ mắc sai lầm trong chứng minh và bác bỏ. đối với luận đề thì có các quy tắc: (1) luận đề phải xác định; (2) luận đề phải giữ nguyên trong quá trình lập luận. đối với luận cứ thì có các quy tắc: (1) luận cứ khẳng định luận đề phải chân thực, không mâu thuẫn;(2) luận cứ phải là cơ sở đầy đủ để khẳng định luận đề;(3) luận cứ phải là phán đoán chân thựcv.v.. đối với lập luận thì các quy tắc của nó chính là tn thủ các quy tắc logic của những cách suy luận diễn dịch, quy nạp, tương tự…. từ những cơ sở trên chúng ta suy nghĩ đến các bài tập luyện tập cho học sinh: chứng minh, phản bác, phát hiện những sai lầm, sửa chữa lỗi về luận đề, luận cứ, lập luậnv.v.. để cho học sinh làm quen với những thao tác cần thiết nhât khi tìm hiểu văn bản nghị luận.
* So sánh
Thao tác lập luận so sánh hướng đến mục đích chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau, điểm tương đồng và khác biệt, chung và riêng từ đó mà thấy rõ đặc điểm có giá trị của vấn đề nghị luận.
b, Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Một văn bản nghị luận có thành cơng hay khơng thì cần có sự kết hợp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. Mỗi thao tác lập luận có vai trị, vị trí, đặc điểm và ưu thế đặc biệt riêng và để triển khai được rõ nét toàn diện trọn vẹn một cách lý tưởng ý tưởng của người viết, không thể so
sánh mức độ quan trọng nhất giữa các thao tác bởi một văn bản nghị luận rất ít khi sử dụng riêng lẻ một thao tác lập luận mà thường là sử dụng phối hợp một tổ hợp các thao tác lập luận khác nhau.
Tuy nhiên, khi tạo một văn bản nghị luận không phải lúc nào cũng huy động đầy đủ các thao tác. Tùy thuộc vào vấn đề, vào đối tượng tiếp nhận mà người viết có thể lựa chọn một số thao tác nhất định. Bởi thế trong một văn bản nghị luận sẽ có một hoắc hai thao tác chính có vai trị nịng cốt tạo nên sự mạch lập luận của vấn đề đưa ra nghị luận và những thao tác phối hợp giúp cho lập luận được ssinh động, có chiều sâu.
Mỗi thao tác lập luận đều ứng với mục tiêu cụ thể giải thích để làm rõ giới hạn khái niệm, phân tích để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể, chứng minh và so sánh để làm sáng tỏ vấn đề, bác bỏ làm nổi bật sự đúng đắn của vấn đề, bình luận để đánh giá nâng cao và mở rộng vấn đề. Do đó việc vân dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận không chỉ phục vụ đắc lực cho việc tổ chức một văn bản nghị luận thành cơng giàu sức thuyết phục mà cịn giúp vấn đề nghị luận ấy được nhìn nhận một cách đầy đủ, sáng rõ sâu sắc hơn, thuyết phục hơn và hấp dẫn người đọc người nghe.
Lý thuyết lập luận trên các bình diện : lơgic học, Ngơn ngữ học, là cơ sở lí luận chủ yếu nhất làm cơ sở khoa học định hướng cho các giải pháp về nội dung hình thức và tổ chức luyện cách lập luận qua hệ thống các văn bản nghị luận trong chương trình THPT. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống luyện tập, chúng tôi cũng phải dựa trên cả những căn cứ khác được gợi ý từ những tri thức của lý luận dạy học ; lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ ; tâm lí học nhận thức….đã nói khái quát ở trong luận án này. Mặc dù vậy, một trong những cơ sở cho các giải pháp luyện tập của luận án khơng thể bỏ qua đó chính là thực tiễn dạy học vận dụng lý thuyết lập luận, về năng lực vận dụng lập luận của học sinh PTTH.