Tên người thể hiện sự KTGT

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.1.Tên người thể hiện sự KTGT

Chúng ta biết rằng, trong nhiều xã hội việc đặt tên cho một đứa trẻ sơ sinh là sự kiện quan trọng, sự kiện này được đánh dấu bằng những truyền thống và nghi lễ khác nhau. Thơng thường, q trình đặt tên cho trẻ hoặc phản ánh hoặc phản ứng lại những thông lệ đặc trưng của một họ tộc nào đó, một nhóm xã hội nào đó, một xã hội nào đó hay một thời kì lịch sử nào đó. Phần lớn các cơng đồng đều xem việc đánh dấu giới cho trẻ là rất quan trọng khi tiến hành lựa chon tên cho nó.

Khi có tên lưỡng tính (dùng cho cả nam và nữ), trẻ em cũng như người lớn có thể phải tìm cách đánh dấu giống cho tên của mình hoặc là có thể chứng kiến những người khác làm hộ (chẳng hạn bằng cách sửa bớt tên, cắt giảm tên, ghép tên, đặt biệt danh, đặt tên mới, hoặc bằng cách sử dụng tên người khác). Ngoài chức năng đánh dấu giới, tên riêng của con trai và con gái thường phản ánh những đặc điểm mang tính định kiến về tính nam và nữ phổ biến trong một nền văn hóa hay trong một xã hội nhất định. Chẳng hạn những em trai thường được đặt tên với nghĩa liên tưởng tới những sức mạnh, quyền lực, anh hùng v v…. Trong khi đó tên của những em gái thường phản ánh những đặc điểm và đức tính mà người ta quy cho là thuộc về nữ giới như: Sự uyển chuyển, sắc đẹp (đặc điểm cơ thể), tính kiên nhẫn, niềm hi vọng, sự phục tùng (đức tính)… Về điều này chúng ta có thể thấy rất rõ trong tiếng Việt.

Trong xã hội phong kiến thời xưa, khi chế độ phụ hệ vẫn tồn tại và phát triển khá mạnh với những ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo kèm theo đó là tư tưởng cổ hủ nặng nề gia phong thì người phụ nữ hầu như khơng có vai trị gì trong xã hội. Họ bị khinh rẻ và đối xử hết sức tệ bạc. Chính điều này tạo nên sự mất cân đối và bất bình đẳng trong vai trò của hai giới trong xã hội xưa. Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam mang theo những ảnh hưởng cùng với những hệ lụy của nó đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người

dân Việt Nam trong suốt bao năm qua. Với quan niệm nam nội nữ ngoại, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một người con trai thì có nhưng mười người con

gái thì khơng có) nên người phụ nữ trong xã hội xưa trở nên hết sức rẻ rúm. Người phụ nữ khi đi lấy chồng thì khơng cịn được gọi theo tên của mình nữa mà phải lấy tên chồng để gọi:

Ngày xưa, ở một làng nọ có gia đình tên là Trương Diễn nhà giàu có nhất làng, nhưng con cái lại hiếm hoi. Mãi gần bốn mươi tuổi vợ Trương mới sinh được đứa con gái đặt tên là Trương Yên. [47]

Có thể nói người phụ nữ từ khi đi lấy chồng là mất ln tên họ của mình, mà thay vào đó là tên họ của người chồng. Điều này được thể hiện khá rõ trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Như:

Bà Ca Đeng lại tong tả đến nhà A Nha xin về cây mía. [48]

Hoặc trong một số truyện thì lại gọi gộp tên của người chồng và người vợ theo tên người chồng:

Thấy bạn quá tốt bụng với mình, vợ chồng Bính Cung vơ cùng cảm kích. [49]

Hay: Một hôm, sau những ngày thiếu ăn, mấy lần đến vay khơng được, người vợ Bính Cung đón đường cố tìm gặp Đình Phương để hỏi cho ra lẽ. [49]

Mặt khác, chúng ta biết rằng trong xã hội truyền thống của Việt Nam vốn mang nặng tính phụ hệ nên họ thường có quan niệm phụ nữ chỉ có bổn phận sinh con đẻ cái còn được học hành đỗ đạt cao phải thuộc về nam giới. Trong xã hội phong kiến thời xưa thì nam giới muốn đạt được cơng danh chỉ có con đường duy nhất là học hành đỗ đạt làm quan, còn nữ giới thì khơng bao giờ được học hành mà chỉ nhờ vào người chồng, làm lụng vất vả nuôi chồng đèn sách. Nếu người chồng học hành đỗ đạt làm quan thì người vợ mới được tiếng thơm dựa vào chồng, phụ thuộc vào người chồng của mình.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 42 - 43)