Sự KTGT và cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.3. Sự KTGT và cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới

Tính thiếu cân xứng và tính bất khả giao hốn cũng là đặc điểm đặc trưng trong cách xưng hô với nhau giữa nam giới và nữ giới.do quan hệ giữa các giới được đánh dấu bằng những sự khác nhau về quyền lực và địa vị xã hội và các cách xưng hơ chính là sự hiện thực hóa bằn ngơn ngữ các quan hệ xã hội nên những sự khác nhau ấy được phản ánh trong những cách xưng hơ. Nói một cách

đơn giản, cách xưng hơ cũng phản ánh sự KTGT vốn có sẵn trong các quan hệ xã hội. Một số tác giả còn cho rằng sự tồn tại của những cách xưng hô ấy đã cản trở sự thay đổi về quan hệ quyền lực.

Trong tiếng Việt, các đại từ nhân xưng đều có nguồn gốc từ danh từ, đó là các từ chỉ quan hệ gia đình. Ví dụ, em với tư cách là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai vốn có nguồn gốc từ danh từ chỉ người cùng bậc nhưng đứng sau trong quan hệ tôn ti gia tộc. Tương tự như vậy, cháu có nguồn gốc từ danh từ chỉ người

cùng bậc nhưng không phải là con trong tôn ti đó. Em hoặc cháu có thể là nam

hoặc cũng có thể là nữ. Cô với tư cách là đại từ nhân xưng ngơi thứ hai có

nguồn gốc từ danh từ chỉ người phụ nữ có quan hệ trên một bậc nhưng đứng sau hàng bố. Trong thực tế em, cháu, cô đều được sử dụng làm từ tôn xưng trong xã hội tùy theo lứa tuổi và mức độ tình cảm. Cô khi được sử dụng cùng cặp với cháu được xem như ngang hàng tuổi tác với chú hoặc bố. Trong những tình

huống ở nơi làm việc những người đàn ơng có địa vị cao thường xưng hơ với nữ nhân viên của mình bằng cặp đại từ anh - em, tôi - cô,v v… Tùy theo độ chênh lệch về tuổi tác của hộ đối cới những người này. Trường hợp dùng những từ xưng hơ âu yếm như đối với người tình hoặc đối với vợ là rất hiếm, khơng mang tính phổ qt. Nếu có chăng thì chỉ là những hồn cảnh đặc biệt như bơng đùa hoặc trong tình huống làm việc và khơng có tính chính thức. Có thể nói do đặc thù của tiếng Việt nên cách xưng hô chủ yếu dựa trên tuổi tác và quan hệ tình cảm mà tính KTGT ít biểu lộ trong lĩnh vực này của ngôn ngữ.

Trong truyện cổ tích điều này cũng được bộc lộ rõ. Mặc dù người phụ nữ hơn tuổi nhưng ở địa vị xã hội thấp hơn, hay chỉ đơn giản là nghèo hơn người đàn ơng, đã có sự KTGT ngay trong cách xưng hơ giữa những người này. Ví dụ, mặc dù đã lớn tuổi nhưng người phụ nữ vẫn phải chịu nhận sự thua thiệt trong cách xưng hô về mình, đó là người đàn ơng xưng là ta còn gọi người phụ nữ là mụ:

Nếu thằng Sọ Dừa nó kiếm được đủ các thứ ấy thì mụ sang đây nói cho ta biết. [45]

Tuy nhiên trong những tình huống khác như gia đình hoặc sinh hoạt hàng ngày thì nhiều khi anh và em thực sự khơng thể hiện sự bình đẳng nam nữ. Trong quan hệ tình cảm như giữa những người có cảm tình với nhau, u nhau hoặc giữa vợ chồng thì khơng kể tuổi tác em thường được dùng cho nữ giới và anh cho nam giới. Đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, loại quan hệ tình cảm ở bậc cao, ngay cả khi hơn tuổi chồng nhưng người phụ nữ vẫn gọi chồng bằng: anh và xưng: em và đồng thời người chồng cũng xưng: anh và gọi vợ mình bằng: em. Điều này cũng diễn ra tương tự trong xã hội phong kiến thời xưa. Trong

tiềm thức của người Việt, họ ln gắn cho mình một quan niệm đó là thuyền theo lái, gái theo chồng và người con gái trong xã hội ấy phải đảm bảo được bốn yếu tố : Công, dung, ngôn, hạnh. Thế nên khi bước chân theo chồng, với bổn phận phải nâng khăn sửa túi cho nên tất cả mọi cử chỉ, hành động của người con gái đều phải đảm báo được tính khn phép, chuẩn mực nhất định mà xã hội đã đặt ra.

Thế nên trong cách xưng hơ của mình đối với chồng thì người phụ nữ ln phải xưng hơ làm sao cho đúng chừng mực, đảm bảo sự lễ phép của người vợ đối với người chồng. Dù có hơn tuổi nhưng vẫn phải gọi chồng mình là anh. Cách xưng hơ như vậy đã phản ánh văn hóa dân tộc, phản ánh sự yêu thương tới mức tôn trọng của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng và sự yêu thương mang tính bao dung, đùm bọc của nam giới đối với vợ. Song, nhìn theo góc độ ngơn ngữ bình đẳng nam nữ thì anh như đã nói ở trên là đứng trước em trong tôn ti trật tự gia đình người Việt, và như vậy vẫn phản ánh một màu sắc thiên về nam trong ngơn ngữ.

2.3. SỰ RẬP KHN VỀ GIỚI TÍNH TRONG NGƠN NGỮ 2.3.1. Khái niệm về sự rập khuôn

Rập khuôn (stereotype) là một khái niệm chỉ hình sin được khái quát hóa và cố định của một hay một số cá nhân trong một nhóm người cụ thể nào đó. Hình ảnh như vậy được hình thành bằng cách tách biệt hay phóng đại những đặc điểm nhất định về thể xác, tinh thần, văn hóa, nghề nghiệp, cá tính v v.. Những đặc điểm có vẻ như là đặc trưng của cả nhóm. Những sự rập khuôn như vậy mang ý nghĩa phân biệt đối xử ở chỗ chúng làm mất đi cái cá nhân riêng rẽ của con người. Mặc dù những lối rập khuôn như vậy phản ánh những yếu tố thực nhưng khơng chính xác do đã bị đơn giản quá mức như : Liễu yếu đào tơ, Đại

trượng phu.

2.3.2. Rập khuôn về giới tính trong ngơn ngữ - một biểu hiện của KTGT

Trong tất cả các ngôn ngữ được khảo sát hiện tượng KTGT người ta đều phát hiện ra tính rập khn trong phong cách khắc họa giới tính của lối sử dụng ngơn ngữ. Tính khn mẫu này ảnh hưởng đến tất cả các hình thức diễn ngơn và các khu vực sử dụng ngơn ngữ như : Báo chí, diễn ngơn khoa học và học thuật, tôn giáo, pháp luật, giáo dục và thành ngữ, tục ngữ. Mặc dù những hình ảnh mang tính rập khn về giới tính có thể làm hạn chế và bất lợi cho cả hai giới nhưng trên thực tế thì vẫn bất lợi cho nữ giới hơn. Những hình ảnh mang tính rập khn về nam giới trong những nền văn hóa phụ hệ đều thể hiện những giá trị được các nền văn hóa đó đánh giá rất cao như : Khỏe và mạnh mẽ trội về trí

tuệ, có lí trí, có chí tiến thủ, chủ động và sành điệu trong quan hệ nam nữ, trong cầu hơn và trong sinh hoạt tình dục, tự lập có tư tưởng làm chủ đối với người hoặc vật. Ngược lại, cơ sở của những hình ảnh nữ giới là những đặc điểm mà nam giới mong muốn ở nữ giới nhưng khơng được các nền văn hóa phụ hệ coi trọng. Đó là : Phụ thuộc, có nhan sắc, hấp dẫn tình dục, dễ xúc động, nhạy cảm và chu đáo. Ví dụ, trong tiếng Việt, sự KTGT có thể thấy được qua tính rập khuôn trong các cách hiểu như sau :

Liễu yếu đào tơ : Thể hiện sự yếu đuối, mềm mại, nữ tính của người phụ nữ. Nam nhi đại trượng phu: Thể hiện người đàn ông trong cuộc sống phải

luôn mạnh mẽ và làm được những công việc to lớn. Đây cũng như một đặc trưng gắn liền với người đàn ơng đó là phải quyết đốn, mạnh mẽ, khơng hèn kém, không nhu nhược…Với quan niệm như vậy cũng là quan niệm mang tính rập khn, định kiến về giới tính, những tính chất đã được văn hóa quy định sẵn.

Lúc này người đàn ơng dược miêu tả là người:

Có một anh chàng mặt mũi trắng trẻo, khéo mồm mép, đi đứng hoạt bát. [50]

Hay: Lịa đang tuổi lớn, tính tình vui vẻ, chất phác, khỏe mạnh và chăm chỉ nhất làng. [51]

Người phụ nữ lại được miêu tả gắn liền với sự mềm mại, nhẹ nhàng:

Da mặt cô trắng hồng và mịn màng như da quả dưa quý. Cả những búp ngón tay, bắp chân cũng vậy, tồn một màu dưa mát mẻ. [50]

Trong một truyện cổ tích khác người phụ nữ lại được miêu tả là: Da cô

trắng mịn như bột gạo. Môi đỏ như mới nhai trầu. Tóc mềm như nước suối chảy. [42]

Hay được miêu tả là: Bỗng từ trong tòa lầu, một người đàn bà bước ra,

xinh đẹp đến mê hồn. Nàng mặc một tấm áo mỏng óng ả, lưng cuốn một dải lụa đào càng làm tăng vẻ duyên dáng thướt tha. [35]

Mặc dù quan hệ giới tính và vai trị giới tính trong các xã hội và các nền văn hóa khác nhau là khác nhau nhưng hình ảnh rập khn về nam giới và nữ giới trong các ngôn nhữ đều tương ứng tương tự ở mức cao hơn. Về mặt này trong tiếng Anh cũng có sự tương đồng. Các cách diễn tả phụ nữ thường đặc biệt quan tâm đến đặc điểm thể xác, hoặc làm cho người nghe có cảm giác: Nữ giới chỉ là bộ phận phụ của nam giới, phụ thuộc vào nam giới, phục vụ cho nam giới, khơng bằng nam giới.

Trong tiếng Việt, những lối nói thể hiện phụ nữ như hàng hóa cũng là một hiện tượng phổ biến. Trở lại lịch sử, trong tiếng Việt vốn có tập hợp từ: gả bán. Phải chăng cho con đi lấy chồng là gả chồng còn bán là thách cưới, như vậy liệu có phải là một cách xem phụ nữ như một loại hàng hóa hay khơng? Chúng ta thử nhìn lại vấn đề này trong xã hội xưa như thế nào:

Ấy! Tao thấy rằng cô út năm nay cũng đã lớn rồi, cho cưới đi thì vừa. Tao chuẩn bị đám cưới là chuẩn bị cho mày đấy chứ! Nhưng mày mà muốn cưới ngay thì mày phải làm cho tao cái việc này: mày chịu khó lên rừng tìm lấy một cây tre có một trăm đốt, mày gánh về đây để vót đũa dùng trong cỗ cưới, thì tao cho mày cưới cơ út ngay. [ 45]

Hay chuyện gả chồng cho con còn gắn liền với việc thách cưới:

Mụ về bảo hắn hễ có đủ các thứ này thì ta gả con cho: một chĩnh vàng côm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười con dê béo, mười vò rượu tăm. Lại phải dựng lấy năm gian nhà ngói, câu đầu bằng bạc, xà ngang bằng đồng, thì ta mới cho rước dâu về. [45]

Với những câu nói trên là cách biểu đạt xem phụ nữ như hàng hóa và đây cũng chính là biểu hiện của lối rập khn trong tính kì thị của ngơn ngữ Việt.

2.3.3. Thử đề xuất một số giải pháp đối với tiếng Việt

Nhận thấy sự kiến thiết đối với nữ giới đã được phản ánh trong ngôn ngữ từ bình diện cấu trúc hệ thống như ngữ âm (cách phát âm), hình thái trúc (cấu tạo từ) đến việc sử dụng giao tiếp,… người ta đã nghĩ đến rằng, phải chăng muốn tạo sự bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội thì phải tạo sự bình đẳng ngay trong ngôn ngữ bằng cách làm cho không xuất hiện những biểu hiện trong ngôn ngữ về coi thường nữ giới. Làm được điều này sẽ góp phần vào một trong những vấn đè mà loài người đã và đang đấu tranh cho một xã hội bình đẳng trên nhiều phương diện trong đó có quyền bình đẳng nam nữ. Đây chính là lí do giải thích vì sao, việc loại trừ biểu hiện sự thiên kiến đối với giới tính nữ ở trong ngơn ngữ đã nhanh chóng trở thành một nội dung của kế hoạch hóa ngơn ngữ với các tên gọi: Cải cách ngơn ngữ theo hướng bình đẳng cho nữ giới, cải cách để có ngơn ngữ khơng mang tính KTGT, cải cách ngơn ngữ đối với sự thiên kiến về giống. Việc đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng KTGT trong tiếng Việt thì trước mắt, chúng tơi có thể đưa ra một số cách khắc phục như sau:

2.3.3.1. Không đánh dấu về giống khi không thật cần thiết

Trong việc sử dụng ngôn từ, chúng ta chỉ dùng những từ chỉ giống khi thật sự cần thiết. Ví dụ, chúng ta có thể khơng dùng từ nữ trong cách nói nữ quái để

đánh dấu về giới là không cần thiết vì mục đích của người nói là nhấn mạnh vào sự lừa đảo của một cá nhân nào đó mà cá nhân này có thể là nam giới và cũng có thể là nữ giới. Tương tự, trong việc dùng các từ chỉ nghề nghiệp cũng không nhất thiết luôn phải đánh dấu về giới: nữ trong nữ chủ tịch, nữ bác sĩ là không

cần thiết.

2.3.3.2 Tránh những lối nói và cách cấu tạo những diễn ngơn mang tính rập khn/ định kiến giới tính kể cả các lối nói ẩn dụ:

Các cách nói rập khn / định kiến về giới: Liễu yếu đào tơ, tu mi nam tử,

phái yếu, phái đẹp, phái mày râu, chó chui gầm chạm, bám gấu váy vợ…cho

thấy trong tiếng Việt không những có sự kì thị đối với nữ giới mà cũng có những biểu hiện về sự kì thị giới tính cả với nam giới.

Việc khắc phục tình trạng KTGT trong ngơn ngữ là một việc làm khó khăn vì mang nặng tính xã hội. Do vậy, với tư cách là một phần nhỏ cấu thành nội dung của cả khóa luận, đây mới chỉ là những đề xuất mang tính thử nghiệm để trao đổi và bàn bạc. Theo thiển ý của chúng tôi, vấn đề khắc phục sự KTGT trong tiếng Việt xứng đáng là một cơng trình nghiên cứu riêng biệt, vượt ra khỏi khn khổ của khóa luận này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

KTGT thường được hiểu là sự xem thường về giới này, đồng thời coi trọng giới kia. Trong thực tế, các xã hội khác nhau đều thể hiện sự KTGT trong mọi hoạt động. Ngôn ngữ như là một tấm gương phản ánh xã hội, thể hiện sự KTGT ấy. Cách diễn đạt mang tính KTGT có thể thấy được trong nhiều khu vực sử dụng ngôn ngữ: khu vực giáo dục, khu vực các tài liệu tham khảo về ngôn ngữ, khu vực ngôn ngữ thuộc lĩnh vự thông tin đại chúng, v v…

Nói KTGT trong ngơn ngữ phần lớn người ta hiểu đó là sự KTGT trong ngôn ngữ đối với nữ giới. Biểu hiện của sự KTGT trong ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt và khác nhau về hình thức, mức độ theo các ngôn ngữ khác nhau và các thời điểm khác nhau. Tuy vậy, sự KTGT cũng có những đặc điểm đặc trưng chung nhất định. Những đặc điểm đó là định kiến về giới, sự thiếu cân đối trong việc sử dụng các cách diễn tả song song tương ứng với nam và nữ. Tìm hiểu về những tín hiệu ngơn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong tiếng Việt có lẽ dễ tim thấy rõ nhất trong truyện cổ tích Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. KTGT là một trong nhiều hình thức kì thị tồn tại trong xã hội. Ngơn ngữ mang bản chất xã hội nên sự KTGT trong ngôn ngữ là sự phản ánh tồn tại xã hội ấy vào trong ngôn ngữ. Đề tài sự KTGT trong ngơn ngữ tồn tại trên hai nhóm quan điểm như sau:

- Nhóm quan điểm về sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ: Chúng tôi đã đề cập đến những lí thuyết về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và thực tế xã hội nhằm khẳng định sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngơn ngữ.

- Nhóm quan điểm về sự cần thiết và tính khả thi của việc can thiệp có chủ ý vào ngôn ngữ: Chúng tôi đã bàn đến các lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội nhằm khẳng định sự cần thiết và mức độ thành công của sự tác động vào ngôn ngữ.

2. Hai nhóm quan điểm này tác động qua lại với nhau. Nếu không khẳng định được về mặt lí thuyết sự tồn tại của biểu hiện KTGT trong ngơn ngữ thì việc bàn đến giải pháp khắc phục biểu hiện đó là khơng cần thiết. Nhưng nếu chỉ khẳng định được sự tồn tại của biểu hiện ấy trong ngôn ngữ mà không hề quan tâm gì đến khả năng và phương hướng khắc phục biểu hiện đó thì khóa luận này

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)