Hình thức mang tính đặc trưng của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích là: những nhân vật dù mang lốt các con vật hay lốt vật kì dị, người dị hình, dị dạng nhưng điểm chung nhất ở họ là: ban đầu, khi xuất hiện các nhân vật đều mang lốt vật, chứ không xuất hiện dưới hình thức một con người bình thường. Những nhân vật phải vượt qua nhiều thử thách thì thời gian mang lốt kéo dài, cịn nhân vật vượt qua ít thử thách thì thời gian mang lốt ngắn hơn. Thời gian mang lốt vật của các nhân vật này tỉ lệ thuận với thử thách, khó khăn mà nhân vật phải vượt qua trong cuộc đời.
Các nhân vật mang lốt sau khi vượt qua tất cả các thử thách, cũng như tất cả những trở ngại trong cuộc đời, trong cuộc phiêu lưu kiếm tìm cái đích của sự hạnh phúc, đều có sự trút lốt vật đang mang để trở thành những con người bình thường đẹp đẽ, hồn mĩ, cân đối giữa ngoại hình và tài năng. Sự trút lốt này như một phần thưởng xứng đáng mà tác giả dân gian dành cho nhân vật mang lốt. Tuy nhiên cũng có một số truyện, nhân vật mang lốt dù đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, trở ngại trong cuộc đời, cũng đã đi đến được cái đích của sự hạnh phúc, nhưng lại khơng được trút bỏ cái lốt vật mà mình đang mang để trở thành con người bình thường, đẹp đẽ, hồn mĩ, hay cũng có nhân vật đã lúc trút lốt trở thành người. Nhưng vì lí do nào đó lại quay về lốt cũ hoặc một lốt vật khác vĩnh viễn khơng trở lại hình dạng con người nữa, nhưng kiểu kết thúc này ít gặp trong truyện cổ tích. Qua đó thấy rõ tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian luôn muốn những con người bất hạnh có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó cịn mang ý nghĩa xã hội, phản chiếu một cuộc sống bi kịch, khổ đau khơng có gì bù đắp được cho những con người có số phận đáng thương, bất hạnh, ngắn ngủi trong xã hội.