Đặc điểm về phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 33 - 36)

Trong số 70 truyện thuộc kiểu truyện người mang lốt trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam mà chúng tơi đã khảo sát. Chúng tôi nhận thấy, các nhân vật mang lốt vật đều ít nhiều có được những đặc điểm về phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ. Để vượt qua tất cả những khó khăn thử thách, những trở ngại trong cuộc đời thì nhân vật mang lốt vật phải có những tài năng, trí tuệ nào đó.

Phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ của nhân vật mang lốt đôi khi chỉ được bộc lộ, khi có sự xuất hiện của một lực lượng gây họa hay thách đố nào đó. Chi tiết này cũng có giá trị như một thử thách buộc nhân vật phải bộc lộ, thể hiện ra tài năng nữa. “Đó là nhân vật hai cơ chị người đã từng dè bỉu, nhạo báng, xúc

phạm nhân vật mang lốt vật kì dị hay người dị hình, dị dạng cũng có khi mang lốt các con vật, nay vì ghen tức, thèm muốn địa vị của người em út mà lập mưu giết em để họ chiếm lấy chàng rể, tranh giành chồng của em. Ở truyện Chàng Rắn (Gia Rai) hai chị rủ em đi chơi đu rồi cắt đứt dây du nhằm để em chết rồi cướp chồng em; hay truyện Lấy chồng Dê (Việt) hai người chị giết em bằng cách đẩy em xuống sơng. Có truyện họ cịn đẩy em ngã xuống hang, xuống suối chết” [11, 222]. Để vượt qua những tai họa nói trên nhân vật mang lốt phải bộc

lộ trí tuệ hay là tài dự đốn siêu phàm của mình. Khi họ đã lường trước được tai họa, trước khi đi xa hoặc đi vắng, họ đã đưa cho vợ những vật phù phép tùy thân mà ở đa số truyện thường là con dao, hịn đá lửa, quả trứng… Thí dụ Truyện Sọ

Dừa (Việt)… Nhờ tài năng và vật phù phép người vợ được cứu sống, lực lượng

gây họa bị trừng phạt, chết vì quá xấu hổ trong truyện Chàng Rắn (Gia Rai), Lấy

chồng Dê (Việt), Cô gái lấy chồng Trăn (Xơ Đăng) …

Trong bài “Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Huế đã khẳng định tài năng vượt qua thử thách của các nhân vật xấu xí, dị dạng: “Để vượt qua được những thử thách của các đối tượng thử thách đưa ra, nhân vật xấu xí, dị dạng đã phải có những tài năng tự thân hoặc vật phù phép. Tài năng của nhân vật xấu xí, dị dạng thường là: hóa phép thành chàng trai, có sức khỏe, trẻ, hồn mĩ, nên đã lo đủ sính lễ cưới cũng như làm được nhiều cơng việc thử thách khó khăn. Sọ Dừa đã hóa phép thành chàng trai đẹp, biết thổi sáo hay để chăn được đàn trâu lớn, lại chặt được cả củi, kiếm được nhiều dây mây, chặt tre… Lệnh Trừ (con cóc xấu xí) đã hóa phép lạ đánh thắng giặc, lại có tiên ơng giúp, nên tìm được kiệu cơng chúa trong 120 kiệu khác (truyện Lệnh Trừ). Chàng Ếch biết kéo nhị giỏi và đánh giặc giỏi như trong truyện Ếch lấy con vua. Chàng Gù có bàn tay đổ đầy ba vựa thóc (truyện Chàng Gù). Chàng Chồn có áo lơng khi rũ áo thì hóa phép ra rất nhiều qn lính để đánh giặc (truyện Chàng Chồn). Chàng Nhọ Nồi đã có chén cơm và con cá ăn mãi không hết trong truyện Em bé Nhọ Nồi. Chàng Cóc đã hóa phép ra nhà cao cửa đẹp trong truyện Chàng Cóc… Các tài năng cùng những vật phù phép đã giúp nhân vật vượt qua thử thách khó khăn nhất của ơng bố vợ cũng như thử thách cao nhất là lo đủ sính lễ để cưới cho được cơ gái xinh đẹp con phú ông hoặc con quan, con tướng, con vua…”. [11, 221-222]

Một trong những đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất ở kiểu nhân vật người

mang lốt vật là họ đều có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đáng trân trọng.

Biết yêu thương mọi người, có tấm lịng nhân hậu, tốt bụng thường giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình. Ví dụ như: nhân vật Dê Vàng trong truyện Con Dê Vàng (Chil-CơH) sau khi giết tên Ka Kê một tên đầu buôn gian ác, đã lấy hết của cải của thu được chia cho dân làng; hay nhân vật Hồng tử Rắn lại tạo ra mưa thuận gió hịa để dân làng cày cấy, trồng hoa màu thuận lợi có cuộc sống sung túc (Hồng tử Rắn - Cao Lan); nhân vật Đơ Kình trong truyện Truyện chàng đoạt dao của ngài Bắc Đẩu (Việt) giúp dân

làng tránh được mưa lũ, hạn hạn… Một phẩm chất đạo đức khác cũng thường gặp ở kiểu nhân vật này đó là sự thủy chung son sắt trong tình u và hơn nhân, hi sinh quên mình vì người vợ (người chồng) hoặc vì con cái của mình. Cùng họ vượt qua những khó khăn thử thách cho dù bị hãm hại hay bị chia rẽ đi chăng nữa, thì họ vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, cũng có khi xả thân cứu chồng hoặc vợ, con… Thí dụ: nhân vật chồng Rắn trong Chàng Rắn (Gia Rai) sau một

thời gian đi xa buôn bán trở nên giàu có, nhưng vẫn khơng sợ nguy hiểm, khó khăn quay về tìm và cứu vợ lúc bị nạn; nhân vật Dê (Lấy chồng Dê - Việt) mặc dù người vợ bị cá nuốt vào bụng tưởng đã chết, nhưng Dê vẫn khơng sợ nguy hiểm tìm mọi cách cứu sống vợ, khước từ mọi ý định của người chị độc ác muốn lấy Dê thay em… Đó là những phẩm chất đạo đức vơ cùng đáng quý, mà tác dân gian luôn luôn muốn ban tặng cho những nhân vật mang lốt này, đó cũng chính là ước vọng của nhân dân lao động khi xây dựng hình tượng những nhân vật mang lốt trong kiểu truyện người mang lốt.

Bên cạnh phẩm chất đạo đức, chúng ta không thể khơng nói đến tài năng: Hầu hết các nhân vật mang lốt trong kiểu truyện người mang lốt đều có những tài năng nhất định. Chúng tôi đã thống kê được những tài năng phổ biến của kiểu nhân vật này như sau:

+ Tài năng về sự khéo léo: Làm được nhiều việc, biết sử dụng khéo léo,

hiệu quả một cơng cụ, một vật dụng nào đó trong lao động, sản xuất (tài năng này chủ yếu ở nhân vật nữ giới). Ví dụ như: nhân vật nàng Ka Điêng vừa biết trồng dưa hấu tốt, quả to ngon, vừa biết nấu ăn ngon làm nhà vua rát hài lịng (Nàng ngón út - Chàm); nàng Chim Sơn Ca không những dọn dẹp nhà cửa, lấy nước, nấu cơm mà còn dệt vải rất đẹp trong truyện Chim Sơn Ca…

+ Tài năng về săn bắn: Đi săn bắt được nhiều nhiều con vật quý hiếm một cách dễ dàng như: nhân vật chàng Lợn trong truyện Chàng Lợn (Thái) đi săn

được nhiều nai và được cả một đàn voi; chàng Bí có tài bắn cung, bắn được cả một đàn nai chín con và chín con voi (Cái ná chín rãnh - Chàm)…

+ Tài năng về lao động sản xuất: chăn một đàn trâu hoặc dê lớn không mất một con nào và con nào cũng béo tốt, thì phải kể tới nhân vật Sọ Dừa trong truyện Truyện Sọ Dừa (Việt) chăn một đàn dê lớn cho phú ông rất giỏi; hay nhân vật Cóc chăn được đàn trâu một trăm chục con (Cóc Trời - Cơ-Ho)…

+ Tài năng trong lĩnh vực hôn nhân: Vượt qua thử thách kén rể của gia

đình nhà chồng hoặc vợ, sắm được đầy đủ sính lễ theo yêu cầu. Như: nhân vật chàng Ếch trong truyện Chàng Ếch làm vua (Hmơng) đã sắm đủ sính lễ vua u cầu: ba lợn nặng bằng nhau, mỗi con một trăm hai mươi cân, lại thách bạc rải đường; hay nhân vật Sọ Dừa sắm đủ sính lễ mà phú ông yêu cầu: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười con dê béo, mười vị rượu, lại dựng lấy năm gian nhà ngói (Truyện Sọ Dừa - Việt)… Bên cạnh đó tài năng của nhân vật mang lốt còn được thể hiện qua việc hoàn thành một mân cỗ, may một chiếc áo như nhân vật nàng Cóc trong truyện Lấy vợ Cóc, Người lấy Cóc (Việt)…

Tài năng của các nhân vật mang lốt có thể là tài năng về hoạt động lao động sản xuất, săn bắn, chiến đấu… cũng có khi là tài năng về trí tuệ, tài dự đoán siêu phàm, biết lường trước những tai họa: nhân vật chồng Rắn (Chàng

Rắn- Gia Rai); con Rắn (Người lấy Rắn- Gia Rai), trước khi đi xa đều dự đoán được âm mưu của các bà chị vợ dặn vợ tránh được nguy hiểm; hay có tài năng về khả năng tính tốn hơn người như nhân vật nàng Bạch Nga Long trong truyện Người lấy Ếch đã giúp gia đình nhà chồng lấy lại và xây dựng thêm gia tài đã mất…

Các tài năng thường được bộc lộ trong quá trình nhân vật vượt qua các thử thách khó khăn trong cuộc đời để có được hạnh phúc. Như vậy nhân vật mang lốt vật dù có xuất hiện dưới lốt các con vật hay lốt vật kì dị, cũng có khi là lốt người dị hình, dị dạng nào đi chăng nữa, thì nhân vật vẫn bộc lộ và hiện lên với đầy đủ phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ đáng quý, đáng trân trọng. Điều này làm thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gia, cũng như ước nguyện của nhân dân lao động khi xây dựng và khắc họa phẩm chất đạo đức, tài năng trí tuệ của kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đây cũng

chính là tiền đề quan trọng giúp chúng tơi tiếp tục đi tìm hiểu về đặc điểm về số phận, cuộc đời của nhân vật mang lốt trong kiểu truyện này.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật người mang lốt vật trong kho tàng truyện cổ tích việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)