Đặc điểm về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng giải bài tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 thông qua câu hỏi định hướng tư duy (Trang 38 - 40)

1.3. Đặc điểm của học sinh THPT tư thục

1.3.1.Đặc điểm về nhận thức

Học sinh THPT có độ tuổi là 15 – 19 tuổi. Với độ tuổi này học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh) và là giai đoạn cuối của tuổi dậy thì.

Đây là lứa tuổi chuyển từ trẻ em sang người lớn; đó là lứa tuổi nở rộ sức mạnh thể chất, tinh thần và trí tuệ; lứa tuổi với những hoạt động đặc trưng để hình thành nhân cách và phẩm chất của một cơng dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng; là lứa tuổi luôn ln tự tìm hiểu bản thân và tìm hiểu người khác; lứa tuổi tự khẳng định và tìm cách xác định vị trí, vai trị của mình trong xã hội.

1.3.1.1 Q trình nhận thức cảm tính

* Tri giác

Ở thời kỳ này con người có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn và nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và tồn diện hơn. Q trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách dời khỏi tư duy ngơn ngữ. Các em có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến tất cả mọi khâu. Tuy vậy, quan sát của các em khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích luỹ đầy đủ các sự kiện cần quan sát.

Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của học sinh trung học phổ thơng. Loại trí nhớ này được hồn thiện dần trong q trình rèn luyện có thệ thống của cá nhân: càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và càng dễ nhớ những kiến thức mới. Đồng thời, vai trị của ghi nhớ lơgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt, các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần ghi ghi nhớ một cách máy móc, tài liệu nào cần hiểu mà khơng cần nhớ. Song một số em cịn ghi nhớ đại khái, chung chung, cũng có em cịn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.

* Chú ý

Chú ý của học sinh trung học phổ thơng cũng có những thay đổi như trí nhớ của các em. Thái độ có lựa chọn của học sinh đối với các mơn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Khi tiếp thu tài liệu học tập, bao giờ các em cũng cố đánh giá ý nghĩa của nó, tiếp thu nó thơng qua ý kiến chủ quan về ý nghĩa thực tiễn của tài liệu. Tài liệu nào được cho là quan trọng thì học sinh sẽ tích cực tiếp thu và ít chú ý đến phần tài liệu bị xem là khơng quan trọng. Thái độ có lựa chọn đối với các mơn học cũng làm thay đổi vai trị của chú ý khơng chủ định. Do có hứng thú ổn định đối với môn học và lĩnh vực hoạt động nào đó nên chú ý khơng chủ định của các em có thể trở thành thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, chú ý có chủ định của các em cũng được tăng lên. Các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu các em không hứng thú và hiểu được ý nghĩa quan trọng của nó.

1.3.1.2. Sự phát triển tư duy, tưởng tượng

Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các q trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh trung học phổ thơng có thay đổi quan trọng về chất.

Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những

đối tượng quen biết đã được học ở trường hoặc chưa được học ở trường. Các em thích khái qt hố, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu.

Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm trên tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tư duy lơgic, tư duy tốn học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, xã hội … Đây là cơ sở hình thành thế giới quan.

Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hố rõ rệt so với lứa tuổi trước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy q trình phân hố các năng lực trí tuệ của các em trai được bắt đầu sớm hơn, bộ lộ rõ hơn so với các em gái. Các em trai thường học giỏi các môn khoa học tự nhiên hơn các em gái, cịn các em gái học tốt các mơn khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ hơn các em trai. Học sinh lứa tuổi này có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Đây là bước phát triển hơn so với các lứa tuổi trước.

Tuy vậy hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân… Đặc biệt, đối với học sinh THPT tư thục thì quá trình tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, chú ý của các em còn hạn chế hơn các bạn học sinh THPT khác. Vì vậy, việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức, trí tuệ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.[17]

Tóm lại, sự phát triển của trín tuệ học sinh trung học phổ thơng đã đạt ở mức độ nhất định và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Càng lên cao năng lực trí tuệ càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kĩ năng giải bài tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 thông qua câu hỏi định hướng tư duy (Trang 38 - 40)