CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.2. Những nhân vật sám hối tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao
2.2.1. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người nông dân
Được nở rộ từ năm (1936-1939), thời kì mặt trận dân chủ phát triển mạnh
mẽ, người lao động bước lên vũ đài chính trị. Hình ảnh người nơng dân -
người nhà quê đã xuất hiện nhiều trong văn chương. Người ta biết đến những tên tuổi như: Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.., và những sáng tác tiêu biểu của họ viết về những người nông dân, người lao động nghèo khổ. Mỗi nhà văn một phong cách khác nhau, họ khai thác ở những khía cạnh khác nhau về đề tài người nông dân làm cho đề tài này trở nên nóng hổi và để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.
Đến với anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan hay
chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố thì họ là những con người hiền lành,
thuần nhất, những thử thách trước cảnh ngộ chỉ là điều kiện mài sáng thêm viên ngọc của phẩm chất. Họ ngiêng về nhân vật bảo tồn nhân tính chưa thốt khỏi con người nguyên phiến trong Văn học Trung đại. Họ thăng trầm về số phận
nhưng khá tĩnh lặng về nhân cách. Nhưng đến với Chí Phèo của Nam Cao thì Nam Cao đã thực sự đập vỡ được cái nhìn phiền diện ấy để tạo ra cái nhìn phức tạp, phong phú và sâu sắc hơn về con người.
Thạch Lam viết về những người nông dân với tấm lòng thương cảm sâu sắc, hình ảnh những người nơng dân vật lộn với miếng cơm, manh áo hiện lên thật chân thực như: Đói, Cái chân què, Người bạn trẻ… Mặc dù Thạch Lam
luôn chú ý tới tính chân thực trong quan niệm: Là nhà văn sáng tác về người
dân quê thì phải biết tự cày bừa lấy trang sách nói về người nhà quê như vạch luống cày thẳng tắp và mạnh bạo trên đất màu mà không chịu cho ý tưởng bên ngoài ảnh hưởng. Phải biết quan sát và đi sâu vào những bí mật của tâm hồn ấy. Nhưng Thạch Lam chưa tìm ra căn nguyên sâu xa nỗi khổ của người nông
dân nghèo phải chịu đựng, chưa đi sâu vào mâu thuẫn giai cấp. Thạch Lam mới chỉ băn khoăn cảm thương cho số phận của người nghèo, cho cuộc đời đáng thương của họ. Trong tác phẩm của Thạch Lam, cuộc sống nghèo khổ cứ trôi đi trong sự an phận, chịu đựng.
Khi viết về đề tài người nông dân, Ngun Cơng Hoan lại đặt ngịi bút của mình phản ánh lại cuộc sống khốn khổ của những người nông dân với các tác
phẩm như Thằng ăn cắp, Cái vốn để sinh nhai, Người ngựa ngựa người…
Người nông dân của ông hiện lên trong những tình cảnh éo le, đáng thương, sống trong hồn cảnh khó khăn, nghèo túng và họ phải lao động cực nhọc, vật lộn với cuộc sống. Dù nhà văn tỏ rõ thái độ yêu mến, sót thương với người nơng dân, có thiện cảm với họ nhưng dưới ngịi bút của ơng nhân vật đại diện cho người nghèo không thật sự tiêu biểu cho người lao động thực sự, nhân vật người lao động không phải là người lao động chân thật, người lao động lương thiện như phần đa người lao động. Nhân vật của ơng đó là những phu xe, kẻ ở, kẻ ăn mày, cô gái điếm, con sen thằng ăn cắp. Nhân vật trong tác phẩm có khi xấu xí, thơ bỉ, hèn hạ, tính cách nhân vật trong tác phẩm rất giản đơn, được miêu tả một cách hài hước nhưng dường như sự hài hước dở khóc dở cười ấy làm mờ đi những giá trị khác, khiến cho tình thương không cho người đọc, nhân vật của ông đáng khinh hơn là đáng thương. Và còn rất nhiều nhà văn khác cũng đã thể hiện mình, đặt ngịi bút của mình hướng về những người nơng dân, những người lao động nghèo khổ.
Đến với Nam Cao, dường như những sáng tác về người nơng dân trước đó hay đứng trước những sáng tác của các nhà văn cùng thời, tất cả tưởng như một đỉnh núi cao khó có thể vượt qua được đối với một cây bút mới mẻ, ít ai biết đến. Tác phẩm của ơng có thể bị rơi vào quên lãng nếu như khơng tìm được
hướng khai phá riêng cho đề tài khá quen thuộc này, nhưng thử thách đó Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận và đã vượt qua. Một Chí Phèo thực sự sâu sắc và độc đáo đã giúp ơng vượt qua, bên cạnh đó cịn có rất nhiều tác phẩm như Lang Rận,
Lão Hạc, Nghèo.., đều hướng về những người nông dân.
Đứng trước hiện thực cuộc sống đen tối, ngột ngạt và bế tắc Nam Cao đã bênh vực, cảm thơng và đứng về phía những người nơng dân lao động. Trong cái làng Đại Hoàng quê hương ơng cũng như bao vùng q khác bị bóc lột thậm tệ, nghèo đói và xơ xác, đời sống của người dân bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa. Hồn cảnh ngột ngạt ấy đã đẩy những người lương thiện vào hồn cảnh cố cùng, có người phải tìm đến cái chết, có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, nhân tính con người bị đe dọa nghiêm trọng và nhiều người bị đẩy vào tình trạng bị tước đoạt cơm áo và nhân phẩm. Khi viết về họ, Nam Cao ông đưa vào tác phẩm của mình là những nhân vật mang phẩm chất của những người nơng dân, ít bị biến chất trước những đổi thay của cuộc đời, họ chịu nhiều đau thương và nối khổ của kiếp người. Chế độ cũ đẩy họ đến bờ vực thẳm và cho dù đến hơi thở cuối cùng họ vẫn giữ phẩm chất trong sạch. Tác giả không châm biếm, mỉa mai, cười cợt mà chân thành khi viết về họ. Họ từ biệt cõi đời nhưng khơng ai chìm ngập trong tội lỗi hoặc chán nản đến tuyệt vọng, mỗi người đều để lại những mầm mống và nguồn hi vọng khác nhau. Họ không muốn kéo dài những ngày tháng bệnh tật, già nua làm ảnh hưởng đến cuộc sống vốn đã vất vả khổ cực của những người thân. Cái chết của họ là lời tố cáo đanh thép bản chất tàn bạo vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến. Và những tác phẩm của ơng chính là những bức tranh gây xáo động và có giá trị nhận thức về đời sống nông thơn trong một thời kì lịch sử đặc biệt. Trước cuộc sống cơ cực, bần cùng, tha hóa của mình những người lao động với phẩm chất giản dị, chất phác, chân thật, lương thiện có những lúc mắc phải nhiều sai lầm, tội lỗi, trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa. Nhưng với bản tính lương thiện, sự trong sáng vốn sẵn trong tâm hồn của họ thì sự hối hận, ăn năn, sám hối đã giúp họ tìm lại chính mình. Xây dựng nhân vật sám hối chính là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của Nam Cao khi viết về đề tài người nông dân trong những sáng tác của ơng, cũng chính là yếu tố giúp Nam Cao vượt qua cái đỉnh núi sừng sững trên văn đàn về người nông dân tưởng chừng như không thể vượt qua. Ta sẽ đi sâu vào một số tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người nông dân để thấy được thành công khi miêu tả nhân vật sám hối trong đề tài viết về người nông dân.
Trước Chí phèo, hình ảnh Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngơ tất Tố; là một
người phụ nữ yêu chồng, thương con, trong hoàn cảnh chồng ốm vừa tỉnh đã bị cai lệ và người nhà Lí trưởng đến bắt chị đã van xin nhưng bọn chúng không
tha. Tức quá chị liền kháng cự. Hành động của chị tuy bột phát nhưng nó phản ánh quy luật cuộc sống: Tức nước vỡ bờ, có áp bức - có đấu tranh. Chị chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống nhưng sự đấu tranh mang tính tự phát này chưa giải quyết được tận cùng mâu thuẫn đối kháng để rồi cuối tác phẩm chị Dậu vẫn phải chạy ra ngoài trời, trời tối đen như mực, như cái tiền
đồ của chị Dậu. Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ miêu
tả quá trình phát triển của một con người trong hồn cảnh bị áp bức, bóc lột đến mức khơng chịu được.
Đọc đến Chí Phèo - một trong những thành cơng tiêu biểu của Nam Cao
về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Truyện ngằn này được xem như kiệt tác của Nam Cao, viết vào năm 194. Tác phẩm đã gây một tiếng vang lớn, đưa Nam Cao lên tới đỉnh cao của thành công nghệ thuật bởi bản thân tác phẩm mặc dù đi theo đề tài cũ song lại có những khám phá mới mẻ, khám phá về cuộc sống của người nông dân trong tận cùng của nỗi khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật Chí Phèo hiện ra như một chứng tích đáng thương và ghê rợn về sự hủy diệt tàn bạo của xã hội bất lương và phi nhân tính đới với thể xác và linh hồn con người. Tuy vậy, Nam Cao đã phát hiện ở Chí những khát vọng hương thiện, những khát khao mơ ước cuộc sống hạnh phúc.
Trước khi miêu tả con đường Chí Phèo tìm lại nhân cách, sám hối và tìm lại cái lương thiện vốn có trong con người mình thì Nam Cao đã miêu tả Chí Phèo với q trình tha hóa. Trong q trình tha hóa nhân phẩm của Chí, Bá Kiến chính là ngun nhân đẩy Chí vào con đường tha hóa chỉ vì sự ghen tng với Chí về bà Ba - một người đàn bà lẳng lơ mà Bá Kiến đã khơng ngần ngại đẩy Chí Phèo vào tù. Vậy là từ một anh nông dân cần cù khỏe mạnh và trung thực đến độ bóp đùi cho bà Ba cũng phải run tay, Chí Phèo trở thành kẻ lưu manh. Cuộc sống trong tù phải đối mặt với mọi cái xấu xa, gian trá nhất trên đời đã đánh cắp phần người, phần nhân tính trong Chí Phèo. Ra tù, Chí Phèo bị Bá kiến lợi dụng vào những trị tranh giành quyền chức, thu lợi về cho lão, Bá Kiến biến Chí thành tay sai của mình khi đã cướp sạch của hắn những thứ quý giá nhất:
Quyền được sống và được làm người.
Biến thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê, chém mướn, địi nợ th, Chí Phèo từ một anh thanh niên hiền lành có lịng tự trọng bỗng chốc bị nhào nặn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Một con quỷ mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Quyền lực của đồng tiền đưa Chí Phèo lấn sâu vào kiếp làm quỷ khi nhận vài đồng của Bá Kiến. Hắn tha hóa, hắn thành người khơng tuổi “Cái mặt hắn khơng
trẻ trung càng khơng già, nó cịn khơng phải là mặt người; nó là mặt của con vật lạ” [16, 46]. Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm thuê, chém mướn, hại bao
người “phá tan cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu
hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện” [16, 46], rồi
cứ như thế cuộc sống của hắn trôi đi trong cái lốt của con quỷ dữ. Tính cách và phẩm chất của Chí Phèo cứ trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa.
Cuộc đời Chí Phèo cứ tưởng chỉ dựng lại ở đó, với cái nhìn nhân đạo của mình Nam Cao đã để Chí Phèo gặp Thị Nở. Và trong tác phẩm, sau cái đêm tình với Thị Nở, Chí trở thành một con người hoàn tồn khác, Chí tỉnh dậy sau những ngày tháng dài u mê trong cái lốt con quỷ, Chí Phèo nhận thấy những điều bình dị vẫn thường diễn ra hàng ngày nhưng Chí lại khơng nhận thấy và giờ đây nó trở nên xa lạ với hắn. Hắn nghe thấy tiếng chim hót, thấy mặt trời lên cao, nghe thấy tiếng người đi chợ cười nói, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, những tiếng quen thuộc ngày nào chả có. Nhưng hơm nay hắn mới nghe
thấy. Các giác quan và tư duy của Chí Phèo đã được thức tỉnh, hắn thấy bâng
khuâng, miệng đắng, lòng mơ hồ buồn, người bủn rủn chân tay. Hắn sợ rượu cũng như người ốm sợ cơm. Hắn đã thức tỉnh và nhận ra những âm thanh quen
thuộc của cuộc sống, những âm thanh bình dị, thân quen nhưng vơ tình hắn qn hẳn nó, hắn thấy nơn nao buồn, hắn cũng như bao người nơng dân khác ao ước
có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải [7, 38]. Đó là
những mơ ước rất bình gị, có ai ngờ rằng đó từng là khao khát của một con quỷ dữ tợn. Hắn thấy mình già mà vẫn cịn cơ độc, hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời. Phải chăng Chí đang nhìn lại mình, nhìn lại những điều mình đã làm, những tội lỗi mà hắn gây ra? Khi người ta có cơ hội nhìn lại mình, nhận thấy sự sai trái trong hành vi của mình thì bản năng của người lương thiện sẽ đánh thức những mơ ước, khát vọng nhỏ nhoi vốn có trong mỗi người. Bằng sự cảm thơng, cùng với lịng thương người và triết lí tình thương của mình, Nam Cao đã để nhân vật của mình gặp gỡ Thị Nở. Bát cháo hành mà Thị mang đến làm Chí ngạc nhiên. Chí vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn có lẽ vậy, hắn đã ăn năn, đã bắt đầu suy nghĩ và hối hận về những việc mình đã làm. Nam Cao đã rất tài tình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả những mâu thuẫn, suy nghĩ có khi là sự giày vị trong nhân vật. Nam Cao để Chí Phèo thức tỉnh, để Chí phèo tự cản nhận về mình, để cái thiện và cái ác tồn tại trong người Chí phải đấu tranh, giằng xé nhau. Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người rồi hắn lại mong muốn họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện.
Ở đây, Nam Cao muốn nói tới quan niệm của mình đó là dùng tình thương đã cảm hóa được con người. Chính tình thương của Thị Nở, tình thương của những con người cùng số phận đã sưởi ấm trái tim của con quỷ dữ, làm cho
nhân vật của Nam Cao hồi sinh, thức tỉnh cái phần Người, cái phần mà tưởng
như đã mất đi không thể cứu được nữa. Tinh thần nhân đạo trong tư tưởng của nhà văn đặc biệt thể hiện rõ quan điểm của ơng một tác phẩm thực sự có giá trị khi “Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lịng chung thủy, tình bác ái, sự cơng bình...Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). Và triết lí giản dị chỉ có tình u mới chữa
lành vết thương trong tâm hồn con người. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo chỉ là
bước đầu, là con đường để Chí Phèo nhận ra mình rồi từ đó ăn năn, hối hận và mong muốn trở về với xã hội có những con người lương thiện. Nếu chỉ dừng lại ở việc miêu tả quả trình tha hóa và q trình hồi sinh, thức tỉnh thì thành cơng của tác phẩm chưa trọn vẹn. Nam Cao lại tiếp tục để nhân vật của mình đi tiếp.
Chí Phèo chưa kịp quay trở về căn nhà lương thiện thì xã hội ấy, cái xã hội mà nhà văn Vũ Trọng phụng gọi là “chó đểu” ấy lại khơng chấp nhận Chí, đấy Chí ra xa hơn. Lúc này cái bi kịch cuộc đời Chí, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí đã lên tới cao trào. Ranh giới để hắn trở về với xã hội loài người ngày càng gần thì cánh cửa căn nhà lương thiện ấy bị đóng sập lại bởi chính người tình mà Chí Phèo u nhất. Thị Nở đã thẳng thừng từ chối Chí. Cái cầm tay kéo lại như một lời van xin đầy tội nghiệp, là hành động Chí phèo cố níu giữ lại cơ hội quay về làm người lương thiện. Nhưng tiếc thay, Thị Nở đã lạnh lùng từ chối như bao người trong cái xã hội ấy. Thị đã đẩy Chí Phèo một cái mạnh như một sự từ chối phũ phàng nhất. Chí Phèo đau đớn tuyệt vọng. Hắn lại tìm đến rượu nhưng hắn “càng uống lại càng tỉnh ra” [7, 45]. Dường như Chí Phèo khơng cịn khả năng để làm con quỷ như trước nữa khi mà trong hắn chỉ có