Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 37 - 56)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2.2.Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản

2.2. Những nhân vật sám hối tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao

2.2.2.Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản

Tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm của Nam Cao là những người ơm ấp những hồi bão, ước mơ đẹp đẽ và lớn lao: Họ ao ước trở thành nhà văn có tên tuổi, họ muốn khẳng định tên tuổi, trí hướng của mình trong cuộc sống. Họ là những người thầy giáo nghèo quanh năm túng thiếu nhưng khao khát trở thành những nhà giáo tận tụy với nghề. Là những người có bản chất lương thiện, phẩm chất trong sáng, nhưng rồi họ bị cuộc sống nghèo khó vật chất làm thay đổi, họ bị giàng buộc bởi miếng cơm, manh áo. Điều đáng tiếc và cũng là sự bất hạnh cho kiếp người đó là họ đem trái tim trong sáng và hồi bão lớn lao của mình để nhập vào cuộc đời nhỏ nhen, tù túng - một cuộc đời tầm thường hóa con người và chặt cánh những ước mơ.

Nam Cao viết về họ, viết về hững con người chất chứa biết bao nhiêu mâu thuẫn dằn vặt trong nội tâm vừa chán đời, vừa yêu đời, vừa cao thượng, vừa thấp hèn, vừa thất vọng, vừa hi vọng. Họ luôn biết yêu thương và thiết tha những phẩm chất tốt đẹp của mọi người, bản chất của họ có những nét gần gũi với người dân lao động. Đó là cơ sở để nhân vật bảo vệ được nhân phẩm trước những xô đẩy của cuộc đời. Nhân vật tiểu tư sản ln chìm nổi, vật vã trong cuộc đấu tranh với hoàn cảnh và trong bản thân họ cũng chất chứa bao nhiêu mâu thuẫn. Họ là một đồng thời là rất nhiều tính cách, họ cùng một bóng dáng nhưng lại mang nhiều khuôn mặt khác nhau qua nhiều sáng tác. Nhìn chung họ là một, tất cả đều có tâm trạng, cảnh ngộ khá quen thuộc. Nhưng đồng thời họ cũng rất khác nhau. Đó là Hộ trong Đời thừa, từng trải và là kiểu người dồn nén nhiều tâm trạng, nhiều mâu thuẫn luôn hối hận, sống giằng xé, đau đớn trong bi kịch. Thông qua nỗi đau khổ của một nghệ sĩ, Nam Cao muốn nói với người đọc về những vấn đề lớn lao: Xã hội cũ không cho phép con người được phát triển lành mạnh; nó dập tắt mọi ước mơ, hồi bão cao đẹp, làm mất đi ý nghĩa chân chính trong cuộc sống của mỗi một con người, xã hội ấy còn phá hủy mối quan hệ lành mạnh tốt đẹp giữa con người với con người, khiến tâm hồn họ trở nên

khơ cằn, thậm chí đi đến chỗ đày đọa lẫn nhau ngay trong cuộc sống hàng ngày. Cịn nhân vật trí thức tiểu tư sản trong Mua nhà rất tỉnh táo, sống có trách nhiệm và có chiều sâu suy nghĩ. Cuộc sống ấy đẩy họ vào lối sống mịn, cuộc đời thừa vơ nghĩa lí thậm trí bị đẩy vào những bi kịch éo le của cuộc đời. Bi kịch là điều mà bằng khả năng của mình ta có thể làm được do những yếu tố tác động của ngoại cảnh mà mình khơng thể làm được. Nhân vật trí thức của Nam Cao rơi vào những bi kịch điển hình như bi kịch vỡ mộng, bi kịch sống mòn, bi kịch tự ý thức.

Bi kịch đầu tiên mà cuộc sống dành cho những con người ấy là bi kịch vỡ

mộng. Đây là bi kịch khá điển hình của văn học phương tây. Những con người

trẻ tuổi đầy tham vọng, những chàng Giuylieeng Xoren (Đỏ và đen) của

Stendhal hay Lucien chardon (Vỡ mộng) của Banzac đều trải qua những phút giây choáng ngợp trước vinh quang và địa vị. Họ lui tới chốn thị thành tìm chốn tiến thân nhưng rốt cuộc đã chôn vùi ảo mộng của mình ở đấy. Nhân vật của Nam Cao cũng như vây. Chính ước mơ đẹp đẽ và dự tính cải cách lớn lao đã khiến Điền, Hộ, Thứ.., đứng đối lập với xã hội.

Họ đau đớn vì hồi bão khơng chỉ đến với họ một lần trong tuổi trẻ nhiều ước mơ mà theo đuổi day dứt trong suốt cuộc đời. Họ không dễ thỏa hiệp với cuộc sống tầm thường để quên đi những ước vọng. Họ luôn nhức nhối về những nguyện vọng bị đè nặng dưới những trở lực không bao giờ vượt nổi; họ đau đớn về số kiếp của tất cả những người có những chân ống sậy mà lại mang những nguyện vọng to tát quá. Nhiều lúc họ ở vào cảnh ngộ chán trường đến tuyệt vọng và họ cho rằng cịn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Cịn gì đau đớn hơn một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nó nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt.

Bi kịch vỡ mộng đó chủ yếu là do những căn nguyên xã hội thực dân phong kiến, cuộc sống trì trệ, tù túng, nghèo nàn đã chà đạp nhân cách, hủy hoại vừa thầm lặng, vừa dữ dội tất cả nhưng gì tốt đẹp của con người. Nhân vật trí thức của Nam Cao đang trượt dài trên con đường dốc do một sức đẩy vơ hình rất mạnh mẽ của cảnh ngộ xã hội. Họ luôn cưỡng lại với tất cả sức mạnh của mình. Tính cách của họ vừa có phần thay đổi, vừa có phần giữ lại ổn định. Nam Cao với tất cả tính chất sắc sảo của ngòi bút đã miêu tả trung thực về người trí thức tiểu tư sản. Con người ấy được miêu tả trong sự va chạm đấu tranh với cảnh ngộ. Họ cũng biểu hiện từ bên trong ra như một lời tự bộc. Họ có ưu điểm. Mặt tích cực của người trí thức tiểu tư sản xen lẫn với những hạn chế tiêu cực. Bản

chất dễ dao động của họ luôn bị hồn cảnh xơ đẩy và chịu sự tác động rất trực tiếp của những mối liên hệ trong đời sống xã hội.

Từ bi kịch Vỡ mộng, nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao rơi vào bi kịch

Sống mòn kéo lê cuộc sống của mình qua những chuỗi ngày vơ vị. Tâm lý chung

của loại nhân vật này là sự ngại đổi thay. Họ không hành động mà âm thầm chịu đựng. Tâm lý yếu đuối này bắt nguồn từ địa vị kinh tế và chính trị bấp bênh. Hồn cảnh xã hội và nét đăc thù giai cấp làm nảy sinh ra những con người thụ động, không dám hành động. Viết về người tri thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao mạnh dạn phân tích, mổ xẻ, khơng né tránh như Thạch Lam, không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, không thi vị hóa như Nhất Linh hay Khái Hưng. Ơng đã đi tới tận cùng ngóc ngách trong tâm hồn và suy nghĩ của một lớp người và qua lớp người ấy thể hiện sự bế tắc, cũng quẫn của một xã hội. Nhân vật của ông sống, hành động, dằn vặt, lo âu, quằn quại trong bế tắc và tuyệt vọng. Khi lí tưởng lớn khơng giữ được, con người tiểu tư sản rơi vào bi kịch chết mòn thảm hại, dần mất đi sự năng nổ, hăm hở và từng bước chấp nhận cái sự trì trệ vây hãm xung quanh.

Nam Cao nhìn thẳng vào sự thật và nói được sự han gỉ của tâm hồn lớp người trí thức tiểu tư sản. Đó là một cách nhìn sâu sắc và dũng cảm. Nhà văn dám can đảm nhìn sâu vào từng lớp người để phân tích và khơng ngần ngại khi nói lên sự thật. Nam Cao đã nêu lên những đau xót, tủi nhục trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người tư sản trí thức.

Bi kịch thứ ba mà nhân vật của Nam Cao rơi vào đó là : Bi kịch tự ý thức. Ý thức là sản phẩm đặc trưng của con người, để con người tự tách mình ra khỏi thế giới lồi vật. Cịn tự ý thức là giai đoạn cao của ý thức, là sự đào sâu, mổ xẻ bản thân và nội tâm để cải tạo và hoàn thiện mình. Cần phải nói rằng trong văn học hiện thực phê phán (1930-1945) khơng phải chỉ có các nhân vật của Nam Cao mới có vấn đề tự ý thức. Các nhân vật tiểu tư sản trong truyện ngắn Thạch lam, Nguyên Hồng cũng có nhiều suy tư, dằn vặt đầy cảm động nhưng chưa ai đưa được vấn đề tự ý thức của nhân vật đến mức sâu sắc, thường trực, nhất quán như ở ngòi bút của Nam Cao.

Dưới ngòi bút của ông, con người hiện lên nhiều lúc nhỏ nhen, ích kỉ nhưng đồng thời cao thượng trong khát vọng, ước mơ và trong hành vi ứng xử đời thường. Con người ấy bị hoàn cảnh chi phối, thậm chí tàn phá một cách nghiệt ngã nhưng đồng thời lại không bao giờ là nạn nhân đơn giản, một chiều của hoàn cảnh. Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật của Nam Cao khơng có gì khác hơn là vũ khí tinh thần, sự tự ý thức để chống lại sự tha hóa, bảo vệ

bản chất nhân đạo của con người. Sự tự ý thức trong họ dường như là tự nhiện, thường trực, trở thành một bộ phận khơng thể thiếu trong tính cách của con người. Sự đấu tranh thường trực, triền miên không những làm cho các nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao mất đi sự thanh thản trong tâm hồn mà còn mất đi vẻ tự nhiên trên khuôn mặt. Càng ý thức về đau khổ, đau khổ lại nhân lên. Chính cái tâm hồn nặng gấp nhiều lần thể xác ấy giúp người tiểu tư sản của Nam Cao luôn trụ vững trên lẽ sống nhân đạo cho dù cuộc sống đẩy họ vào sự tha hóa, ánh sáng của sự tự ý thức giúp họ có sự tỉnh táo cần thiết, có lương tri và tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.

Khi viết về đề tài người trí thức, Nam Cao đã phê phán lối sống tự động, lối sống mịn, con người gục ngã trước hồn cảnh, bị tha hóa trước hồn cảnh. Họ là những người yếu đuối, khơng có sự đấu tranh quyết liệt vượt lên hoàn cảnh để cuộc sống của mình mốc lên, gỉ ra, mịn đi. Tuy nhiên đằng sau tất cả những điều đó, Nam Cao đã tìm ra những phẩm chất đẹp đẽ, đáng tơn trọng đó là tấm lịng vị tha, vì người khác. Người trí thức đã có lúc gục ngã trước hồn cảnh nhưng họ luôn tồn tại ý thức sám hối, tự gột rửa bản thân, nhận thức được bản thân mình.

Người ta đọc Đời thừa chắc vẫn còn nhớ tới những giọt nước mắt của

người tri thức Hộ, đó là kết quả của q trình tâm lí diễn ra trong nội tâm nhân vật một cách giai dẳng, quyết liệt và liên tục. Nhân vật đã ý thức được nỗi khổ của mình, của người và đã ăn năn, sám hối bởi những suy nghĩ, cách nhìn và đánh giá người khác của mình. Bi kịch đời thừa của Hộ thực chất là bi kịch của một con người có phẩm chất cao đẹp, luôn khao khát một cuộc sống đẹp nhưng lại không thể thực hiện được bởi xã hội đương thời đã cướp đi quyền sống tối thiểu của một con người, khơng cho Hộ có cơ hội để khẳng định tài năng của mình.

Từ khi ghép đời mình với đời Từ, Hộ có cả gia đình để lo toan bởi đứa

này chưa kịp lớn đứa kia đã ra đời căn nhà chưa bao giờ yên để Hộ ngồi viết, có

bao nhiêu thứ khiến Hộ lo toan, Hộ phải viết những thứ văn hạng hai để kiếm tiền – Hộ vốn là một nhà văn; trước kia, với tư cách viết thận trọng của hắn thì “đói rét khơng có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng, lịng hắn hẹp, đầu hắn mang một hoài bão lớn, hắn khinh những tủn mủn, lo về vật chất. Hắn chỉ lo vun đắp cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở, hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tịi, nhận xét, suy tưởng khơng biết chán. Đối với hắn nghệ thuật là tất cả, ngồi nghệ thuật khơng cịn gì đáng quan tâm nữa…” [1, 340].

Khi ghép đời Từ vào cuộc đời của mình, hắn có cả một gia đình để lo toan, hắn hiểu giá trị của đồng tiền, nổi đau khổ của một người đàn ơng khi nhìn

thấy vợ con đói rách và “Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng vàng, phải viết những bài báo để người ta quên ngay sau khi đọc, mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vị nát sách và mắng mình như mắng một thằng khốn nạn... Khốn nạn! khốn nạn thay cho hắn! Bởi chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!” [7, 254].

Trước gánh nặng cơm áo gia đình, người nghệ sĩ, chua xót thay, khơng có con đường nào khác, buộc lịng phải bán rẻ ngịi bút của mình, phải sống một

cuộc sống vơ nghĩa, vơ lí, vơ ích của một cuộc Đời thừa. Chính nghèo hèn đã

đẩy nhân vật vào cuộc sống chạy theo cơm áo gạo tiền mà khơng biết mình đang bị bào mịn bởi chính cái nghiệt ngã đó. Và từ đây, con người có những hành vi ích kỉ, hẹp hịi. Nam Cao để nhân vật của mình tự ý thức, tự phơi bày những dằn vặt, đau đớn, tủi nhục của một nhà văn có tâm huyết, có tài năng, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật nhưng rốt cuộc chỉ

vì gánh nặng cơm áo gạo tiền phải viết tồn những thứ vơ vị, nhạt nhẽo chẳng

đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương.

Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ khơng chỉ có vậy, miếng cơm manh áo hàng ngày phũ phàng từng bước đẩy anh ra khỏi con đường nghệ thuật chân chính mà làm xói mịn dần đi nhân cách của anh. Nó biến ăn thành một kẻ có hành động vũ phu với vợ con, vi phạm vào lẽ sống tình thương cao cả của mình. Gánh nặng vợ con, những bận rộn tẹp nhẹp vơ nghĩa lí biến anh trở thành một kẻ cau có và gắt gỏng với vợ, với con, với chình mình. Có lúc anh nghĩ “Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư?” [1, 341]. Những suy nghĩ ấy cho thấy Hộ vẫn cịn được an ủi vì khơng trở thành một nhà văn như mơ ước nhưng Hộ vẫn được coi là một con người. Nếu để thực hiện lí tưởng của một nhà văn, Hộ vẫn có một lối thốt đấy là từ bỏ gia đình vợ con nhưng Hộ khơng đang tâm làm điều ấy, anh chấp nhận không làm một nhà văn chứ không chịu chấp nhận không là một con người. Chất chứa sự u uất mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm anh ra phố tìm cách giải sầu và từ đây bắt đầu mở ra sự tha hóa về nhân cách. Đau đớn thay, một con người không chấp nhận câu nói hùng hồn của một triết gia phương tây: Phải biết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ác, phải biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ, tự đề ra cho mình một lẽ sống

mang chất nhân văn “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa long vị kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đơi vai của chình mình” [1, 341]. Bản chất vốn có là người giàu tình thương, hi sinh tất cả vì tình thương và trách nhiệm đối với vợ con vậy mà lại trút lên đầu vợ con nỗi uất ức, đối xử thô

bạo với vợ con như kẻ vũ phu để rồi khi tỉnh lại tự dằn vặt mình, trách bản thân mình “Thơi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng hết rồi!” [1, 342].

Khi biết tiền nhà, tiền giặt, tiền thuốc cịn chịu tất hắn nghĩ đến món tiền đã tiêu phí mấy hơm đầu tháng, khi biết Từ và Các con q sáng thì bỏ hẳn, có khi

bữa tối cũng nhịn cơm, ăn cháo, Hộ mới thấy thương vợ con, anh thấy ân hận,

thấy thương hại, tự hứa với mình sẽ sống nghiêm túc nhưng cái ý định ấy giống như một cây sào cắm nông trên mặt đất nhưng sao đứng vững được khi chỉ cần một cơn gió là đổ ngay. Hộ đi lĩnh tiền, định bụng không la cà chỉ vào quán mua thức ăn rồi về nhưng nghe tin một anh nhà văn mà Hộ xem thường lại có cuốn sách được dịch ra tiếng anh thì bệnh ảo tưởng về tài năng của mình lại đùng đùng nổi lên. Anh quên hết lời hứa với vợ con kéo bạn bè ra quán và sau cuộc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 37 - 56)