.1 Ma trận hai chiều biểu thị nội dung và mức độ nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chương các định luật bào toàn vật lý 10 trung học phổ thông ban nâng cao nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh (Trang 31)

Trình độ

nhận thức Nội dung kiến thức

Các mức độ nhận biết Tổng số Trọng số (%) Nhận Biết Hiểu Vận dụng A B …. Tổng số

e. Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Số câu hỏi bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho những kiến thức cần đòi hỏi ở học sinh phải có.

- Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho bài trắc nghiệm, có thể giới hạn trong thời gian một tiết hoặc ít hơn nhưng thời gian làm bài không quá ba giờ.

- Số câu hỏi liên quan đến mức độ phức tạp của tư duy và thói quen làm việc của học sinh.

f. Một số nguyên tắc khi soạn thảo những câu TNKQ nhiều lựa chọn.

- Đối với phần gốc: Một câu hỏi hay phải đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho học sinh có sự lựa chọn được dễ dàng.

+ Nếu phần gốc là một câu phủ định thì phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm.

+ Phần gốc khi kết hợp với phần lựa chọn phải mang lại ý nghĩa trọn vẹn.

- Đối với phần lựa chọn:

+ Nên có 4 đến 5 phương án lựa chọn. + Chỉ có một phương án đúng.

+ Nên tránh hai lần phủ định liên tiếp. + Câu lựa chọn không nên quá đơn giản. + Độ dài các câu trả lời nên gần bằng nhau. + Các câu trả lời nên có dạng đồng nhất.

g. Trình bày và cách chấm điểm một bài TNKQ nhiều lựa chọn * Cách trình bày:

Có 2 cách thơng dụng:

- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu. Mỗi câu, mỗi phần được chiếu lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có thể trả lời được. Cách này có ưu điểm:

+ Kiểm soát được thời gian. + Tránh được sự thất thoát đề thi. + Tránh được phần nào gian lận.

- Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng với số người nhất định. Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau: + Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía bên phải hay ở phía bên trái.

+ Bài học sinh phải trả lời theo biểu mẫu sau: Bảng 1.2: Mẫu trả lời trắc nghiệm.

Câu 2 A B C D Bỏ trống

……… ……… ……… ……… ……… …………

……… ……… ……… ……… ……… …………

- Lưu ý khi in bài trắc nghiệm:

+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót. + Cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc.

+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn; Cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc.

+ Có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi sắp xếp khác nhau.

* Chuẩn bị của học sinh

- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi. Huấn luyện

chohọc sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp dự thi lần đầu.

- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài.

+ HS phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm.

+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm.

+ Học sinh phải được nhắc nhở rằng họ phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ.

+ Học sinh nên bình tĩnh làm bài trắc nghiệm, không nên lo lắng và phải được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi dù khơng hồn tồn chính xác.

* Công việc của giám thị

- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài.

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp. - Phát đề thi hợp lí.

- Ngăn cấm học sinh đem tài liệu vào phòng thi.

- Cách chấm bài thông dụng nhất của thầy giáo ở lớp học là dùng bảng đục lỗ. Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời đúng; đặt bảng đục lỗ lên bảng trả lời; những dấu gạch ở các câu trả lời đúng hiện qua lỗ.

- Dùng máy chấm bài.

- Dùng máy vi tính chấm bài.

* Các loại điểm của bài trắc nghiệm

Có nhiều loại thang điểm áp dụng cho bài trắc nghiệm nhưng khi phân tích đánh giá bài trắc nghiệm chúng ta thường chỉ quan tâm tới hai loại điểm sau.

- Điểm thơ: Tính bằng điểm số đo trên bài trắc nghiệm. Trong bài trắc

nghiệm, mỗi câu đúng được tính 1 điểm và mỗi câu sai là 0 điểm. Như vậy, điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm.

- Điêm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong

nhiềunhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau. Cơng thức tính điểm chuẩn:

x - x Z

s

 ( 1.1 )

trong đó: x: điểm thơ

x : Điểm thơ trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Áp dụng biểu thức ( 1.1 ) có thể gặp bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là: + Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính tốn.

+ Tất cả các điểm Z đều là số lẻ.

Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T:

T = 10Z + 50 ( 1.2 ) ( trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 ) hoặc V = 4Z + 10 (1.3 )

+ Điểm 11 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch chuẩn là 2 nên:

V = 2Z + 5 ( 1.4 )

Ví dụ: Học sinh có điểm thơ là 45, điểm trung bình của nhóm học sinh làm

bài trắc nghiệm là 34,4; độ lệch chuẩn là 11,81. Ta có: + Điểm chuẩn Z: Z 45 - 34, 4 0,89

11,81

 

+ Điểm chuẩn T: T = 10.Z + 50 = 10.0,89 + 50 = 58,9.

+ Điểm V (theo thang điểm 11 bậc):

V = 2.Z + 5 = 2.0,89 + 5 = 6,78. - Cách tính trung bình thực tế và trung bình lí thuyết:

+ Trung bình thực tế: Tổng số điểm thơ tồn bài trắc nghiệm của tất

cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tùy thuộc vào bài trắc nghiệm làm của từng nhóm:

N i i x x N   ( 1.5)

+ Trung bình lí tưởng: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có

với điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia cho số lựa chọn). Điểm này không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định.

Ví dụ: Một bài có 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn ta có:

Điểm may rủi: 40 10 4  Trung bình lí tưởng: 10 40 25

2 

h. Phân tích câu hỏi

- Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc.

- Mục đích thứ 2 là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn.

* Phương pháp phân tích câu hỏi

Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm, thông thường là so sánh câu trả lời đúng của học sinh với điểm số chung toàn bài. Điều mong muốn chung là nhiều học sinh điểm cao và ít học sinh điểm thấp. Nếu kết quả khơng như vậy, có thể ngun nhân là do câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức.

Để xét mối tương quan giữa cách trả lời câu hỏi với điểm tổng quát, có thể lấy 25% đến 30% học sinh điểm cao nhất và 25% - 33% học sinh điểm thấp nhất. Đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm để biết số học sinh trả lời đúng, trả lời sai và khơng trả lời từ đó suy ra:

+ Mức độ khó của câu hỏi.

+ Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi. + Mức độ lôi cuốn của các câu mồi.

Sau khi chấm xong bài trắc nghiệm cần thực hiện:

+ Sắp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp. + Chia các bài thành 3 loại:

 Loại 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao.

 Loại 2: 50% hoặc 46% bài trung bình.

 Loại 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp. Trên cơ sở đó có thể lập bảng thống kê như sau:

Bảng 1.3: Bảng thống kê

hỏi số để chọn Nhóm giỏi Nhóm trung bình Nhóm kém người chọn 1 A B C D Bỏ trống Tổng cộng

+ Ghi các điểm số đã thống kê kết quả chấm bài vào bảng với từng nhóm và từng câu và hồn thiện bảng.

Giải thích kết quả: phân tích xem câu mồi có hiệu quả khơng. Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay. Nếu cột cuối bằng không cần xem xét lại câu mồi đó vì nó khơng phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém. Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao.

Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy. Từ kết quả thu được, tính các chỉ số.

Đo lường độ khó của câu trắc nghiệm

+ Độ khó của câu trắc nghiệm được xác định căn cứ vào tỉ lệ phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó.

đ n P .100% ( 0 P 1) N    ( 1.6 ) Trong đó: P : chỉ số độ khó. nđ : Số học sinh làm đúng.

N : Tổng số học sinh tham gia làm trắc nghiệm. Nếu

 0 P 0, 2  : Câu hỏi rất khó.

 0, 4 P 0, 6  : Câu hỏi trung bình.

 0, 6 P 0,8  : Câu hỏi dễ.

 0,8 P 1  : Câu hỏi rất dễ

Câu hỏi dùng trong dạy học: 0, 2 P 0,8  là đạt yêu cầu sử dụng.

+ Độ khó vừa phải của một câu trắc nghiệm có n phương án lựa chọn là: VP ) 2 1 ( 1 n P .100%   ( 1.7 )

Khi lựa chọn những câu trắc nghiệm căn cứ vào độ khó của câu đó thì trước tiên phải gạt bỏ những câu quá khó hoặc quá dễ. Những câu đó ít tác dụng, vì khơng giúp ta phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém.

Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm

Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm thể hiện khả năng phân biệt của nhóm (số) trả lời đúng (điểm cao) với nhóm (số) trả lời sai (điểm thấp).

H - L D

n

 ( 1.8 )

Trong đó:D: Độ phân biệt.

H: Số người trả lời đúng của nhóm điểm cao. L: Số người trả lời đúng của nhóm điểm thấp.

n: Số người trong mỗi nhóm ( nhóm cao bằng nhóm thấp )

Nhóm điểm cao gồm 25% hoặc 27%, người đạt điểm cao và nhóm điểm thấp gồm 25% đến 27% người đạt điểm thấp so với tổng số ngườitham gia làm bài trắc nghiệm.

Khi xét yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm.

Một số qui tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là: + Nếu H = L thì độ phân biệt câu hỏi bằng 0 + Nếu H > L thì độ phân biệt câu hỏi dương. + Nếu H < L thì độ phân biệt câu hỏi âm.

GS. Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây để giúp cho việc lựa chọn các câu trắc nghiệm tốt dùng ở lớp học.

Bảng 1.4: Thang đánh giá độ phân biệt câu hỏi trắc nghiệm

Chỉ số D Đánh giá câu

Từ 0,4 trở lên Rất tốt.

Từ 0,3 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn. Từ 0,2 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh. Dười 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại.

Độ phân biệt tốt trong khoảng D > 0,3. Nếu D < 0,1 thì câu trắc nghiệm có độ phân biệt q thấp khơng nên dùng.

Trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngồi phân tích độ khó, độ phân biệt cần phân tích các câu nhiễu của câu trắc nghiệm. Khi phân tích phương án nhiễu cần căn cứ vào các dấu hiệu sau:

+ Tần số lựa chọn câu nhiễu. Nếu có nhiều lựa chọn hoặc khơng ai lựa chọn câu nhiễu thì cần xem xét lại.

* Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay

Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có tính chất sau:

- Hệ số khó vào khoảng 40% - 62,5%. - Hệ số phân tích dương khá cao.

- Các câu trả lời mồi có tính chất hiệu nghiệm (lơi cuốn được học sinh ở nhóm kém), tức có độ phân biệt âm.

Chú ý:

+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi HS có đủ thời gian làm

mọi câu hỏi.

+ Phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được những khiếm khuyết của câu hỏi hoặc thiếu sót trong cơng việc giảng dạy.

i. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thơng qua các chỉ số thống kê * Độ khó của bài trắc nghiệm

- Phương pháp đơn giản để xét độ khó của bài trắc nghiệm là đối chiếu điểm số trung bình của bài trắc nghiệm đó với độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm.

- Điểm trung bình lí tưởng là điểm tối đa có thể có được và điểm may rủi của nó. Điểm may rủi này bằng số câu hỏi trắc nghiệm chia cho số lựa chọn cho mỗi câu.

- Độ khó ( P ) của bài trắc nghiệm đối với một lớp học là tỉ số giữa điểm trung bình của bài trắc nghiệm với tổng số câu trắc nghiệm.

P x K

 ( 0  độ khó  1 ) ( 1.9 ) Với: x là điểm trung bình thực tế của bài trắc nghiệm.

K là điểm tối đa ( bằng số câu của bài ).

- Độ khó vừa phải ( Pvp ) của bài trắc nghiệm (về lí thuyết)

Pvp C M 2 .100% C   ( 1.10)

Với: M là điểm may rủi C là tổng số câu trắc nghiệm.

- Độ khó của bài trắc nghiệm nhỏ hơn độ khó vừa phải thì bài trắc nghiệm là khó so với trình độ lớp. Độ khó của bài trắc nghiệm lớn hơn độ khó vừa phải thì bài trắc nghiệm là dễ so với trình độ lớp.

* Độ lệch chuẩn

Một trong số các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn. Đó là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Có thể sử dụng cơng thức để tính độ lệch chuẩn: 2 d n -1 s   ( 1.11) trong đó: n là số người làm bài.

với xi là điểm thô của mẫu thứ i

x là điểm trung bình cộng điểm thơ của mẫu

Hoặc: n x -2  x2

n(n -1)

s =   ( 1.12) trong đó: x là điểm số của từng học sinh.

n là số người làm.

* Độ tin cậy

Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là số đo sự sai khác giữa điểm số bài trắc nghiệm với điểm số thực của học sinh. Tính chất tin cậy của bài TNKQ cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng cụ đo đã dùng.

Về mặt lí thuyết, độ tin cậy được xem như là một số đo sự sai khác giữa điểm số thực và điểm số quan sát được. Điểm số thực là điểm số lí thuyết mà học sinh phải có được nếu khơng mắc những sai sót trong đo lường. Điểm số quan sát được là điểm số trên thực tế học sinh có được.

Có nhiều phương pháp để xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm như: phươngpháp kiểm tra, kiểm tra lại (test–retest method); các dạng trắc nghiệm tương đương equivalent forms); phương pháp chia đôi bài trắc nghiệm (Split Halves method); phương pháp phỏng đoán hệ số tin cậy. Phương pháp phỏng đốn hệ số tin cậy thơng dụng nhất hiện nay là công thức Kuder Richardson được đưa ra từ năm 1937. Thường để cho dễ tính tốn, người ta áp dụng cơng thức số 20 của K-R: 2 pq k r 1 - k -1 σ           ( 1.13)

trong đó: k là số câu trắc nghiệm p là tỷ lệ số câu trả lời đúng cho một câu hỏi (tức là độ khó) q là tỷ lệ số câu trả lời sai cho một câu hỏi (q = 1 - p)

2

Trong trường hợp các câu trắc nghiệm không quá khác biệt nhau về độ khó ( P ), ta có thể ước lượng gần đúng pq bằng cách tính điểm trung bình (M) và biến lượng 2 của bài trắc nghiệm có Kcâu. Khi đó ta áp dụng cơng thức số (1.13) của K-R, như sau:

2 M M(1 - ) k k r 1 - k -1 σ  

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chương các định luật bào toàn vật lý 10 trung học phổ thông ban nâng cao nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)