Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học các bài tập hộp đen phần dòng điện không đổi thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

1.4.1. Tính tích cực trong học tập

1.4.1.1.Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập

Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái

hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.

1.4.1.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập

Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như:

- Học sinh sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.

- Học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà khơng cần phải để giáo viên đôn đốc, nhắc nhở.

- Học sinh yêu cầu được giải đáp thắc mắc về những lĩnh vực còn chưa rõ. - Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với giáo viên, với bạn bè những thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngồi sách vở, từ những nguồn khác nhau.

- Học sinh tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hồn thành cơng việc, hoặc hồn thành cơng việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ... - Học sinh thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết vấn đề, mong muốn được giáo viên giúp đỡ, chỉ dẫn mà khơng nản chí khi gặp khó khăn.

Ngồi ra, tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập cũng như trong hoạt động ngoại khố cịn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí, như: sự tập trung vào vấn đề đang nghiên cứu, kiên trì theo đuổi mục tiêu, khơng nản chí trước những khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt động nhóm là hào hứng, sơi nổi hay chán nản.

1.4.1.3. Các cấp độ của tính tích cực học tập

Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau như sau:

+ Cấp độ 1 – bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên và của bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng phải có sự cố gắng của thần kinh và cơ bắp.

+ Cấp độ 2 – tìm tịi: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, thử nhiều cách khác nhau để giải quyết hợp lí vấn đề.

+ Cấp độ 3 – sáng tạo: Học sinh nghĩ ra cách giải quyết mới độc đáo hoặc cấu tạo những nhiệm vụ mới, bài tập mới hay những thí nghiệm mới để chứng minh bài học. [13]

Những biểu hiện và các cấp bậc của tính tích cực trong học tập của học sinh nêu trên chính là những căn cứ để chúng tơi đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động ngoại khóa về “Bài tập hộp đen dịng điện khơng đổi” đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong thực nghiệm sư phạm.

1.4.1.4. Nguyên nhân của tính tích cực trong nhận thức

Nguyên nhân của tính tích cực trong nhận thức là nhằm tìm hiểu rõ vấn đề để giải đáp những thắc mắc hoặc những vấn đề chưa tìm ra lời giải đáp. Nó xuất phát từ sự hứng thú và say mê với môn học. Chẳng hạn, khi học sinh yêu thích mơn Vật lí, học sinh sẽ tìm hiểu nhiều hơn về mơn học không chỉ qua sách giáo khoa mà còn qua các nguồn tài liệu khác. Khi học mơn học u thích các em sẽ chăm chú lắng nghe và tích cực tham gia nhiệm vụ mơn học. Khi gặp vấn đề khó các em tiếp tục suy nghĩ và vận dụng mọi kiến thức để tìm hiểu và giải đáp vấn đề.

Do vậy, trong dạy học phải luôn để các em trong trạng thái tò mò đối với mơn học và có tâm lý u thích mơn học. Giáo viên thường xun đưa ra những tình huống có vấn đề nhưng khơng khó q cũng khơng dễ q để thu hút sự chú ý của các em đối với mơn học, từ đó nảy sinh tính tích cực trong nhận thức của học sinh.

1.4.1.5. Các biện pháp phát triển tính tích cực trong học tập

- Để phát triển tính tích cực cho học sinh trong học tập giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy học.

Việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại đang được nhiều giáo viên chú trọng và quan tâm. Đó cũng là con đường chính trong cơng cuộc cách

mạng hóa nền giáo dục Việt Nam. Theo đó, để xây dựng nên những con người năng động và sáng tạo thì việc vận dụng các phương pháp dạy học có tính thực tiễn và thực nghiệm cần được quan tâm nhiều hơn. Một số phương pháp dạy học hiện đại có thể kể đến như phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học theo góc, dạy học dự án…

- Bên cạnh việc vận dụng phương pháp dạy học phù hợp, giáo viên còn nên chú ý tới các hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Các giờ học trên lớp, giáo viên có thể tăng cường hoạt động nhóm, seminar cho học sinh để tăng cường tính chủ động cho học sinh, giúp các em tự tin trước đám đông, làm chủ được tình huống và rèn luyện cách thức xử lý tình huống. Ngoài các giờ học trên lớp, giáo viên có thể kết hợp với các tổ chức trong nhà trường để xây dựng các giờ học ngoại khóa, tạo mơi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, hướng học sinh tới tác phong tự học, tự nghiên cứu vấn đề…

- Nội dung dạy học cũng cần phải được chú trọng, đối với những nội dung mà học sinh có thể tự tìm hiểu hoặc tự xây dựng kiến thức thì giáo viên nên chủ động cho các em nghiên cứu, khám phá. Đối với những nội dung địi hỏi sự cơ đọng kiến thức thì giáo viên nên nhấn mạnh và giúp các em nhớ sâu thông qua các bài tập hoặc thông qua các thí nghiệm thực hành.

- Giáo viên cũng cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện, tạo điều kiện để học sinh đóng góp ý kiến cá nhân và bày tỏ suy nghĩ hoặc hành động trong học tập.

1.4.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập.

“Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (Sáng tạo, Bách khoa tồn thư Liên Xơ. Tập 42, trang 54)

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành cơng những hiểu biết đã có vào hồn cảnh mới. Như vậy, sản phẩm của

sự sáng tạo không thể suy ra từ cái đã biết bằng cách suy luận lơgic hay bắt chước làm theo mà nó là sản phẩm của tư duy trực giác.

Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu chủ thể hoạt động càng thành thạo và có vốn hiểu biết sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đốn, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều phương án để lựa chọn, càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển. Bởi vậy, muốn rèn luyện năng lực sáng tạo thì nhất thiết khơng thể tách rời, độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó. [8],[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học các bài tập hộp đen phần dòng điện không đổi thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)