Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học các bài tập hộp đen phần dòng điện không đổi thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

2.2. Kế hoạch của việc tổ chức dạy học ngoại khóa các bài tốn hộp

2.2.1. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa

Ý định sư phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa.

+ Căn cứ vào những kết quả mà chúng tôi đã điều tra được về tình hình dạy và học về “Dịng điện khơng đổi” ở lớp 11 THPT, vào những mục tiêu cần đạt

được khi dạy học phần kiến thức này, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khóa cho học sinh là: Thiết kế, chế tạo và giải các bài tập hộp đen

phần dịng điện khơng đổi

+ Để hoạt động ngoại khóa tạo được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thì nội dung phải thiết thực, phong phú, hấp dẫn. Chính vì vậy, chúng tơi chọn nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại khóa là hoạt động thực nghiệm. Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ thiết kế, chế tạo, tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm về dịng điện khơng đổi từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm mà nội dung gắn liền với thực tiễn.

Những nhiệm vụ mà chúng tôi dự kiến giao cho học sinh thực hiện dưới dạng những nhiệm vụ nhận thức, không chỉ là những yêu cầu đơn thuần về mặt tay chân. Những nhiệm vụ này cũng đòi hỏi học sinh phải hoạt động trí tuệ: thiết kế phương án thí nghiệm, lựa chọn và chế tạo dụng cụ, dự đoán kết quả, …chứ khơng chỉ đơn thuần là bố trí, tiến hành thí nghiệm với phương án đã có sẵn. + Khi đã xác định được nội dung chính của hoạt động ngoại khóa, giáo viên tiến hành thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm dự kiến giao cho học sinh để phát hiện ra những khó khăn mà học sinh có thể mắc phải khi thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, giáo viên xác định phương pháp hướng dẫn học sinh đạt hiệu quả.

Trên cơ sở những yêu cầu nội dung kiến thức, kỹ năng phần dịng điện khơng đổi và dựa trên điều kiện thực tế về các bộ thí nghiệm dịng điện khơng đổi ở các trường phổ thông, chúng tôi dự kiến xây dựng 8 bài tập hộp đen với ý đồ sư phạm như sau:

+ Chúng tôi dự kiến giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Mỗi nhóm lớn có 4 hoặc 5 học sinh, thực hiện một hoặc hai nhiệm vụ. Để thuận lợi cho việc học tập và đi lại của học sinh, chúng tôi giao cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ tại nhà theo lịch mà các nhóm tự bố trí.

+ Sau khi đã xây dựng được nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức, giáo viên dự kiến thời gian hoạt động ngoại khóa và giao cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ.

+ Trong quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ, giáo viên thường xuyên theo dõi, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. Khi học sinh đã hồn thành nhiệm vụ của mình, giáo viên sẽ tổ chức tổng kết hoạt động cho các em theo dự kiến.

Với ý định chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa như trên, chúng tơi xác định mục đích của hoạt động ngoại khóa như sau: - Củng cố và khắc sâu các kiến thức về: Tác dụng của dòng điện, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nguồn điện, điện năng và công suất điện, định luật Jun - Len-xơ, định luật Ơm đối với tồn mạch và các loại đoạn mạch, ghép các nguồn thành bộ.

- Vận dụng các kiến thức vào giải thích cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Pin và Acquy, giải thích được các mạch điện kín dùng nguồn một chiều trong thực tế, giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện một chiều... - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế và chế tạo các dụng cụ thí nghiệm; kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo ra; kĩ năng sử dụng một số dụng cụ đo như ampe kế, vôn kế, điện kế …; kĩ năng thu thập, xử lí kết quả thí nghiệm đã tiến hành và rút ra nhận xét; kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế; kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến, thảo luận và báo cáo kết quả. - Phát huy tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong các hoạt động: học sinh tự thành lập nhóm theo ý nguyện, tự nhận nhiệm vụ mà cảm thấy mình có khả năng, tự giác và cố gắng thực hiện nhiệm vụ đã nhận, tự lên lịch hoạt động của nhóm và bố trí các hoạt động của nhóm một cách hợp lí, hiệu quả... - Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động như: học sinh đưa ra các phương án thiết kế, chế tạo thí nghiệm; đánh giá các phương án chế tạo và chọn phương án phù hợp nhất; chọn vật liệu để chế tạo dụng cụ thí nghiệm; tìm vật liệu và chế tạo dụng cụ thí nghiệm; đưa ra được các giải pháp kĩ

thuật để chế tạo được dụng cụ bền, đẹp và có độ chính xác cao; lựa chọn được dụng cụ đo và cách tiến hành thí nghiệm để thu được kết quả chính xác nhất; dự đốn kết quả thí nghiệm hoặc giải thích kết quả thí nghiệm đã tiến hành.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, sự hợp tác trong cơng việc. Giáo dục tinh thần đoàn kết, lối sống hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học các bài tập hộp đen phần dòng điện không đổi thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)