1.4.1. Khái niệm chuẩn
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất ngun tắc, tính cơng khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên mơn, bao gồm những u cầu, tiêu chí, quy định kết hợp logic với nhau một cách xác định, được dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo - đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, cơng việc, sản phẩm dịch vụ...trong lĩnh vực nào đó, có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quả lý hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm dịch vụ” [24].
Từ các quan niệm, cách hiểu khái niệm chuẩn như trên, có thể thấy Chuẩn có những đặc trưng cơ bản sau: Được tạo ra nhằm đáp ứng u cầu chun mơn hoặc hành chính, là bản mơ tả cái gì cần đạt tới một mẫu hình mong muốn, thường bao gồm những yêu cầu (tiêu chuẩn, tiêu chí), quy định
HIỆU TRƯỞNG PHĨ HIỆU TRƯỞNG TỔ CM 1 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỔ CM 2 TỔ HC Bộ phận khác
kết hợp với nhau theo logic xác định để làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo, đánh giá, so sánh chất lượng các sản phẩm do con người làm ra. Chuẩn bao giờ cũng cao hơn mức hiện tại mà sự vật đang đạt được, là kỳ vọng của chủ thể quản lý muốn sản phẩm do con người làm ra tốt hơn, nổi trội hơn. Nhà quản lý thường dựa vào lý thuyết và thực tế để đề ra chuẩn, dùng chuẩn để quản lý, dùng chuẩn để làm công cụ đánh giá sản phẩm do con người làm ra.
Tác giả Trịnh Thị Hồng Hà phân loại chuẩn: Theo tính pháp lý (chuẩn bắt buộc, chuẩn khuyến nghị); theo nội dung của chuẩn (chuẩn kỹ thuật, chuẩn chất lượng) theo phạm vi áp dụng và hiệu lực quản lý của chuẩn (chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia, chuẩn nội bộ) [22].
Chuẩn chứa đựng các yêu cầu, các quy định và những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể “nhằm chỉ ra nội dung cần đạt cũng như mức độ giá trị, chất lượng của nội dung và hiệu quả” cần đạt được. Muốn đánh giá một sản phẩm thường có nhiều tiêu chuẩn, trong các tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí, được sắp xếp một cách logic sao cho các chuẩn thể hiện yêu cầu của chủ thể quản lý và chủ thể quản lý có thể dùng chuẩn như một cơng cụ để nhận xét, đánh giá, phân loại sản phẩm. Phân loại theo tính chất pháp lý của chuẩn có chuẩn bắt buộc và chuẩn khuyến nghị. Chuẩn bắt buộc do các cơ quan hành chính tạo ra, bắt buộc tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực mà chuẩn đề cập đến đều phải tuân thủ. Chuẩn khuyến nghị là chuẩn không bắt buộc phải thực hiện theo luật pháp, được khuyến khích thực hiện và trong một số trường hợp sẽ dần trở thành chuẩn bắt buộc. Phân loại theo nội dung của chuẩn có chuẩn kỹ thuật, chuẩn kích thước đặt ra các tiêu chí liên quan đến xác định các thuộc tính (kích cỡ, hình dạng, tốc độ...) của sản phẩm/dịch vụ và chuẩn chất lượng đặt ra các tiêu chí xác định làm thế nào để sự vật phù hợp với mong muốn đề ra, đồng thời xác định được mức độ và giá trị mà người ta mong muốn một sản phẩm/dịch vụ sẽ đạt tới.
Tóm lại, Chuẩn là mẫu lý thuyết được quy định chặt chẽ có tính chất ngun tắc, được cơng khai hóa, được xã hội thừa nhận, được đặt ra bằng
quyền lực hành chính hoặc chun mơn, mọi tổ chức cá nhân phải nên tuân chủ theo, Chuẩn bao gồm những yêu cầu, quy định, tiêu chí kết hợp chặt chẽ và logic với nhau một cách xác định, chuẩn dùng để làm công cụ xác minh sự vật hoặc làm thước đo, công cụ đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ...thuộc một lĩnh vực nào đó nhằm điều chỉnh nó theo mong muốn, nhu cầu của chủ thể quản lý hay chủ thể điều khiển sử dụng công việc/sản phẩm/dịch vụ [24].
1.4.2. Chuẩn Hiệu Trưởng trường Mầm non
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non, gồm 4 tiêu chuẩn với 19 chí.
1.4.2.1. Chuẩn Hiệu trưởng: là hệ thống các tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng về phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.
1.4.2.2. Tiêu chuẩn: là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi
lĩnh vực của chuẩn.
1.4.2.3. Tiêu chí: là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ thể của
mỗi tiêu chuẩn.
1.4.2.4. Minh chứng: là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
1.4.3. Nội dung Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Yêu Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Tổ chức thực hiện các biện pháp phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có
trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hồn thành nhiệm vụ; Khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì mục đích vụ lợi; Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng tín nhiệm; Là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường; Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm.
- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Có năng lực chun mơn
để chỉ đạo các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về chun mơn giáo dục mầm non; Có kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non; Có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục mầm non trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Có năng lực tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nghiệp vụ sư phạm của giáo dục mầm non.
- Về năng lực quản lý trường mầm non: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường; Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được cha mẹ trẻ tín nhiệm; Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển tồn diện, hài hịa; Huy động và sử dụng đúng quy định của pháp luật các nguồn tài chính phục vụ hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định; Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhà trường theo quy định. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội: Tổ chức phối
hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em để thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ trẻ và cộng đồng về hoạt động, truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non; Tổ chức phổ biến kiến thức khoa học về ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.