Những nguyên tắc trong quản lý cán bộ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 39 - 42)

1.5. Quản lý cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng

1.5.1. Những nguyên tắc trong quản lý cán bộ quản lý trường mầm non

1.5.1. Những nguyên tắc trong quản lý cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng

CBQL trường mầm non là một phần nguồn nhân lực trong giáo dục. Do vậy quản lý CBQL trường mầm non cũng phải đảm bảo các nguyên tắc trong quản lý nguồn nhân lực như sau:

- Đảm bảo tính thống nhất mục tiêu

Đảm bảo thống nhất thực hiện mục tiêu. Trước hết, mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục là nhằm đạt được trạng thái đủ số lượng, cơ

cấu cân đối và đạt chuẩn về trình độ đào tạo của cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục còn phải đạt được mục tiêu tạo ra được tiềm năng mới của tổ chức (đảm bảo về chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục) có khả năng thực hiện tốt và có hiệu quả những nhiệm vụ khó và ngay cả những nhiệm vụ mới. Có như vậy mỗi cơ sở giáo dục hay mỗi một hệ thống giáo dục mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và đạt được tới các mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu là cái đích của mọi hoạt động. Mục tiêu có xác định đúng thì mọi hoạt động mới thực hiện đúng và đạt kết quả phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu xác định mà sai, thì “sai một lý đi một dặm” các hoạt động sẽ không thực hiện được trúng đích đề ra. Mục tiêu xác định đúng mà hoạt động sai thì cũng khơng đạt được kết quả mong đợi. Với mục tiêu kép của quản lý nguồn nhân lực như nêu trên để khẳng định được có 3 hoạt động (tương ứng với ba chức năng) thu hút hay tạo nguồn nhân lực (đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục); phát triển và duy trì tiềm năng và trách nhiệm cho họ để đảm bảo chắc chắn đạt được mục tiêu về nguồn lực người và thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đề ra.

Việc lựa chọn được mục tiêu và tìm được các hoạt động phù hợp với mục tiêu là một nguyên tắc quan trọng và cũng là điều mà các nhà quản lý và tất cả các thành viên đều mong muốn.

Để thực hiện thống nhất nhận thức và thực hiện mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo … những giải pháp hay các biện pháp thực hiện trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục phải đa dạng xuất phát từ đặc điểm có mối liên hệ biện chứng với các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục. Các giải pháp để đạt được mục tiêu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải liên quan với yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục cũng như những yêu cầu mới của việc đổi mới chương trình giáo dục…

- Đảm bảo tính khoa học trong quản lý nguồn nhân lực

Đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo thực hiện thành cơng mục tiêu đề ra. Tính khoa học của quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi phải thực hiện đúng, đủ các đặc trưng cơ bản của lý thuyết quản lý nguồn nhân lực. các biện pháp thực hiện về quản lý nguồn nhân lực cũng phải

tính đến các đặc điểm trong quản lý nguồn nhân lực phải tính tới việc quản trị nhân lực trong một tổ chức cho đến việc phát triển tiềm năng lao động của chính tổ chức cũng như việc kết hợp lợi ích của cá nhân và tập thể trong phát triển nguồn nhân lực.

Đảm bảo tính khoa học trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục đòi hỏi phải nắm vững và biết vận dụng các quy luật khách quan của công tác dự báo phát triển giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch hóa nguồn nhân lực, mối liên quan giữa lĩnh vực dự báo, kế hoạch hóa với khoa học tổ chức để có được những giải pháp tích cực trong việc tác động đến con người trong hoạt động giáo dục để thực hiện đúng phương châm thu hút, tuyển dụng được “đúng người, đúng việc, đúng chỗ và đúng lúc”. Tính khoa học trong cơng tác này cịn liên quan đến việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện để phát triển cũng như các khâu đánh giá kết quả lao động của con người và có những chính sách đúng, cách làm đúng trong việc duy trì tiềm năng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Trong quản lý giáo dục, quản lý con người là một khâu quan trọng địi hỏi nhiều cơng sức và trí tuệ và cũng là một khâu đầy những khó khăn đòi hỏi phải biết vận dụng tổng hợp của các lĩnh vực khoa học cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực mới đảm bảo được sự thành công trong đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quản lý nhân lực đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả là một yêu cầu quan trọng trong bất kỳ quản lý một lĩnh vực cụ thể nào. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo tính hiệu quả, trước hết phải thể hiện ở hai khâu biết làm đúng việc và làm việc đúng trong quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tính hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực cần được quán triệt trong việc thi hành các chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với giáo dục trong việc thực hiện mục tiêu “đủ người, cân đối cơ cầu và chuẩn hóa trình độ đào tạo”. Mục tiêu này chỉ thực hiện có hiệu quả khi các cơ quan quản lý thực sự thực hiện quản lý giáo dục với phương châm lấy “nhà trường làm trung tâm” và biết và hiểu đặc điểm về nguồn nhân lực trong giáo dục “đa dạng với nhiều trình độ

đào tạo và đặc thù lao động khác nhau”. Chỉ có cách quản lý như vậy thì các

nhu cầu chính đáng của nhà trường mới được đáp ứng thuận lợi, tạo ra được môi trường đồng thuận và nguồn nhân lực nhà giáo và cán bộ quản lý mới phát huy đúng vai trị của mình và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Khi đó mới đạt được tính hiệu quả trong quản lý.

Tính hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực này còn liên quan tới sự nhất quán trong chính sách và chế độ đãi ngộ. Các chính sách tốt và có sự bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội mới có khả năng thu hút nguồn nhân lực, phát triển và duy trì được các tiềm năng của họ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, quá trình quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục cần chú ý đến các khía cạnh khác bao gồm sự kế thừa, tính liên tục khơng bị đứt đoạn của q trình và tính trọng người “thực tài” cũng như tính chuyên nghiệp trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. tổng hòa trong việc thực hiện các nguyên tắc quản lý sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cán bộ quản lý trường mầm non huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)