.Chính sách giá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 25 - 28)

Hiện nay giá bán các sản phẩm dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh Diễn Châu đang dựa trên phương pháp định giá bán xuất phát từ chi phí. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính tốn do người bán biết rõ chi phí hơn là cầu thị trường.

Người bán cũng không phải thay đổi giá khi nhu cầu thay đổi. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là khi thị trường thuộc về người tiêu dùng thì mức giá đó sẽ khơng đủ sức cạnh tranh với đối thủ, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mất khách. Thực tế, so sánh giá hai dịch vụ chính của khách sạn là lưu trú và ẩm thực với các đối thủ là Summer Cửa Lò, Sen Vàng resort, Minh phú Plaza, thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Giá phòng và giá bàn tiệc của khách sạn Mường Thanh Diễn Châu với các đối thủ năm 2020

(Đơn vị: Đồng)

Summer Mường Kim Liên Minh Phú

Tên khách sạn Thanh Diễn

Cửa Lò Resort Plaza

Châu 1.Giá phòng Hạng Stadard 800.000 540.000 460.000 430.000 Hạng Superior 1.100.000 750.000 670.000 620.000 Hạng Duluxe 1.560.000 900.000 820.000 800.000 Hạng Suite 2.580.000 1.650.000 1.430.000 1.150.000 Hạng Luxury 3.300.000 2.500.000 2.200.000 2.000.000 2.Giá bàn tiệc (dịch vụ ẩm thực) 10 khách/ bàn 2.300.000 2.000.000 1.700.000 1.500.000

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020 của khách sạn) Qua bảng 2.1 ta thấy, giá

phòng của khách sạn Mường Thanh Diễn Châu đang cao hơn 12% so với Kim Liên Resort và trên 20% so với Minh Phú Plaza. Điều này được giải thích một phần do cơ chế quản lý tập đồn, chi phí quản lý cao, chi phí vận hành cịn nhiều bất cập và kém linh hoạt hơn so với các khách sạn tư nhân. Mặc dù trong năm 2020 khách sạn đã có những chính sách điều chỉnh giá đề phù hợp hơn với dịch bệnh nhưng so với các đối thủ khác thì đây vẫn là mức giá chưa cạnh tranh, đặc biệt với đối thủ mới xuất hiện là Minh Phú Plaza đang có cơ sở vật chất và giá rất hấp dẫn với khách hàng, nhận biết họ đang thực hiện định giá bán thấp hơn với các đối thủ cạnh tranh khác để áp dụng chiến lược “bám chắc thị trường” trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường. Hoạt động chiết giá và bớt giá còn gặp rất nhiều hạn chế, định giá bán khuyến mãi chưa tạo ra được sự lan tỏa dẫn tới hiệu quả các lần khuyến mãi của khách sạn còn chưa được như kỳ vọng và mục tiêu của khách sạn. Trong thời gian tới, khách sạn cần lựa chọn lại chiến lược định giá bán của mình một cách hợp lý hơn, linh hoạt hơn, đồng thời các chiến lược chiết giá, định giá khuyến mãi cần thay đổi, tạo ra nhiều sự thu hút hơn để có thể củng cố lại thị phần, năng lực cạnh tranh và vị thế mà khách sạn đã có được trong suốt thời gian kinh doanh vừa qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại khách sạn mường thanh diễn châu (Trang 25 - 28)