8. Cấu trúc luận văn
2.5.5 Kết quả sư phạm
Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 10Tin và 10Lý Nhóm điểm Lớp đối chứng 10 Lý (35 học sinh) Lớp thực nghiệm 10Tin (34 học sinh) Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Giỏi (9-10) 16 45,7 22 64,7 Khá (7-8) 13 37,1 10 29,4 TB (5-6) 6 17,2 2 5,9 Yếu (từ 4 trở xuống) 0 0 0 0
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 10Tin và 10Lý 64.7 45.7 17.2 37.1 5.9 29.4 0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá Trung bình Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức giữa học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua kết quả chấm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành như sau:
Điểm TB = Tổng điểm/ số HS
Bảng 2.2: Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp Tổng điểm Số học sinh Điểm TB Độ chênh lệch
10 Lý 296 35 8.4
0.4
10 Tin 299 34 8.8
Kết quả thực nghiệm có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về tỉ lệ điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Cụ thể:
- Điểm giỏi, khá lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 19%. - Điểm khá lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 7.7%.
- Điểm trungg bình kém lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 11.3 %.
Như vậy, thông qua bảng thống kê kết quả kiểm tra, bảng thống kê độ lệch chuẩn và biểu đồ so sánh trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Ở lớp thực nghiệm 10Tin, mức điểm giỏi từ 9 - 10 chiếm ưu thế hơn cả. Trong đó lớp đối chứng 10Lý chủ yếu là điểm trung bình và điểm khá. Cả 2 lớp đều khơng có học sinh bị điểm yếu. Những số liệu phân tích kết quả thu được từ bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã chứng minh tính khả thi của đề tài luận văn đưa ra.
* * *
Xuất phát từ cơ sở lý luận, mục tiêu, nhiệm vụ, những đặc trưng riêng của bộ mơn, và nội dung chương trình,… chúng tơi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK Lịch sử cho HS THPT dựa theo cấu trúc của SGK và vận dụng vào khóa trình lịch sử thế giới cận đại như: các kĩ năng làm việc với nội dung bài viết của SGK (kĩ năng đọc và phát hiện
kiến thức, lập dàn ý, trình bày tóm tắt nội dung bài viết bằng bằng lời, bằng sơ đồ hóa, lập bảng niên biểu), các kĩ năng sử dụng kênh hình trong SGK (kĩ năng khai thác bản đồ, kĩ năng khai thác tranh ảnh, kĩ năng sử dụng các đồ dùng trực quan quy ước), kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập và kĩ năng đọc SGK chuẩn bị bài học. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của đề tài. Và kết quả thực nghiệm đã cho thấy kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng. Như vậy nếu học sinh được hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa thì hiệu quả học tập trên lớp và quá trình ôn tập ở nhà sẽ được nâng cao. Bên cạnh đó các kĩ năng học tập như: vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu, khai thác kênh hình, trả lời câu hỏi và kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh… của HS được hình thành một cách bền vững.
KẾT LUẬN
Để phát triển đất nước trong thời kì mới thì Đại hội Đại bểu tồn quốc lần thứ IX đã khẳng định “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [31,108-109]. Muốn vậy giáo dục – đào tạo phải “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học… Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh vên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [31, tr. 109].
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung đó, nội dung chương trình và sách giáo khoa Lịch sử THPT đã được cải cách và trở thành “nguồn tài liệu học tập cơ bản của học sinh và là “chỗ dựa” của giáo viên trong xây dựng kế hoạch sư phạm và tổ chức hoat động dạy học. Nếu sử dụng tốt sách giáo khoa Lịch sử thì sách giáo khoa Lịch sử khơng chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các mặt của lịch sử lồi người mà cịn giúp học sinh hiểu được các khái niệm lịch sử, rút ra được các quy luật lịch sử,… Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức mới, sách giáo khoa còn giúp các em ôn tập , củng cố kiến thức, trả lời câu hỏi, làm bài tập,… trên cơ sở đó sách giáo khoa rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành bộ môn, các kĩ năng học tập trên lớp và ở nhà. Đồng thời chính những nội dung súc tích, rõ ràng, sinh động của sách giáo khoa cũng góp phần kích thích niềm sau mê hứng thú, u thích mơn học của học sinh. Nhưng thực tế dạy và học hiện nay cho thấy kĩ năng sử dụng sách giáo khoa của các em còn yếu, bản thân giáo viên lại chưa quan tâm chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các biện pháp hướng dẫn cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong quá trình học tập trên lớp và ở nhà, chúng tơi đã tách thành các biện pháp nhỏ để nghiên cứu cho sâu và đề xuất một số cho từng biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong một tiết học để phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời thúc đẩy động cơ, sự hứng thú của các em với môn học. Đặc biệt phải lưu ý với từng đối tượng học sinh thì phải linh hoạt trong quá trình hướng dẫn học sinh các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, từ đó rút kinh nghiệm trong q trình dạy – học lịch sử.
Để thực hiện được điều trên đòi hỏi giáo viên phải nắm vững được kiến thức lịch sử, nắm chắc chương trình, nội dung sách giáo khoa, các kiến thức về lý luận dạy học bộ môn, phải nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò của sách giáo khoa với học sinh và với giáo viên trong việc dạy và học môn Lịch sử - một mơn học có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các mơn học khác. Đó là việc giáo viên không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, thực hiện tốt việc hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trên cơ sở nắm rõ các bước thực hiện cho từng biện pháp. Bên cạnh đó người giáo viên phải có lịng yêu nghề, và đạo đức nghề nghiệp, hết lịng vì học sinh, kiên trì định hướng, kiểm tra, điều chỉnh q trình học tập của các em. Điều đó phải được xuất phát từ chính “cái tâm” của những người làm nghề giáo – những người ni dưỡng trí tuệ, tình cảm của học sinh.
Vì vậy việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng sách giáo khoa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Đề tài luận văn đã đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trên cơ sở cấu tạo đặc trưng
của sách giáo khoa Lịch sử với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học hiện nay.
Qua thực tế kiểm nghiệm chúng tôi nhận thấy: việc hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sử dụng sách giáo khoa đã mang lại hiệu quả cao trong học tập của học sinh, bản thân học sinh cũng trở nên hứng thú với môn học do làm chủ được các hoạt động học tập của mình, cũng như tìm ra được biện pháp hữu hiệu trong q trình ơn tập. Do đó chúng tơi thấy vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong dạy học môn Lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.V. Petrovski, 1982, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Công nhân kỹ thuật
2. A. Danhilov, M.N. Scatkin,1980, Lý luận dạy học ở trường phổ thông,
NXB Giáo dục Hà Nội
3. Phạm Thị Kim Anh, 1997, Sách giáo khoa lịch sử của trường phổ thông
trung học Việt Nam từ 1954 đến nay, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. B.P. Exipôp, 1971, Những cơ sở lí luận dạy học tập 2, NXB Giáo dục Hà
Nội
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Chí, “Hướng cải tiến phương pháp dạy học lịch sử”, Tạp
chí Thơng tin khoa học xã hội số 45/2000
7. Nguyễn Hữu Chí, “Về cấu trúc và yêu cầu biên soạn sách giáo khoa mơn
sử” THCS, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 4/2000, tr 8
8. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội –
Đại hội Đảng tồn quốc khóa XI 2011.
9. Nguyễn Thị Côi, 1996, Thực hiện việc dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm” trong các bài nội khóa, trong quyển “đổi mới việc dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm””, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), 2011, Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, NXB Đại học sư phạm
11. Nguyễn Thị Côi, “Về sách giáo khoa lịch sử phổ thông trung học(chương
12. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức ,Hoạt động dạy học ở trường THCS,
NXB Giáo dục Hà Nội
13. Nguyễn Duân, “Quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
THPT thep hướng rèn luyện kĩ năng làm việc với sách giáo khoa trong dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục số 211/2009, tr48-49
14. Nguyễn Duân, 2008, Sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, truờng Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Hồ Ngọc Đại, 2000, Tâm lý học dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Đặng Văn Đức, 2004, Kỷ yếu hội thảo khoa học sách giáo khoa trong xã hội hiện đại, trường Đại học Sư phạm Hà nội, Viện nghiên cứu sách giáo
khoa quốc tế (tr 151 - 159)
17. Đặng Văn Đức, “Phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
địa lí cho học sinh cấp II”, Tạp chí Thơng báo khoa học số 3/1994 tr 65-72 18. Phạm Văn Đồng, 2000, Về vấn đề giáo dục và đào tạo, NXB chính trị
quốc gia,
19. Trần Bá Hoành, 2007, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Đặng Vũ Hoạt,1995, Giáo dục học đại cương, chương trình Đại học – Bộ
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành,1998, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý hóc sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Công Loan, Về cuốn sách giáo khoa “Lịch sử lớp 11”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5/1995 tr 72-74
23. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, 2008,
Phương pháp dạy học lịch sử tập I, NXB Đại học Sư phạm.
25. GS Phan Ngọc Liên, “Một số yêu cầu về xây dựng chương trình và biên
soạn sách giáo khoa lịch sử “,Tạp chí giáo dục số 126, 11/2005, tr 29-31. 26. Hoàng Thị Lợi, “Rèn luyện kĩ năng xây dựng dàn ý tóm tắt bài học”, Tạp
chí giáo dục, số 126, 11/2005, tr 39-41
27. Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
28. N.G Dairri, 1973, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? NXB Giáo dục Hà Nội
29. M.N Scatkin, 1980, Lý luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục
Hà Nội
30. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1987, Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục
31. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX- NXB Chính trị quốc
gia, HN, 2001, tr108-109
32. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), 2005, Hệ thống các phương pháp dạy học
lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm.
33. Nguyễn Cảnh Tồn, Nguyễn Kì, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004),
Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
34. I.F. Kharlamốp, 1979, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào,
người dịch Đỗ Thị Trang. Nguyễn Ngọc Quang, NXB Giáo dục
35. Đặng Thị Dạ Thủy, 1997, Sử dụng công tác độc lập với sách giáo khoa để phát huy tính tích cực của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu mới phần sinh thái học lớp 11 cải cách giáo dục, Luận văn thạc sĩ Khoa học sư
phạm – tâm lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
36. Iliana T.A, 1979, Giáo dục học tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội
37. Hoàng Phê (chủ biên), 1997, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 813
38. Jacques Marseille (chủ biên), 1991, Lịch sử năm học cuối bậc trung học.
39. Phạm Viết Vƣợng, 2008,Giáo dục học, NXB Hà Nội
41. V.A Krutetxki, Những cơ sở của tâm lý học tập II, NXB Giáo dục
42. N.D. Lêvitốp, 1983, Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục HN,
43. K.K.Platônốp, G.G. Côluvep, 1977, Tâm lý học, Matxcova
44. TS. Nguyễn Gia Cầu “Dạy học phát triển các kĩ năng cơ bản cho học
sinh”, - Tạp chí Giáo dục số 162 kì 1-5/2007 tr 15 45. Luật giáo dục, 2005, NXB Giáo dục
46. GS. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (chủ biên),
2002, Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB đại học quốc gia HN
47. LGU Lêningrat, Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên
trong điều kiện của nền giáo dục đại học, Bản chép tay, Tổ thư viện
trường ĐHSP HN.
48. GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), 1998, Phương pháp dạy học lịch sử,
NXB Đại học Sư phạm
49. Geoffrey Petty, Dự dán dạy học Việt – Bỉ
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
Họ và tên: (có thể đề tên hoặc khơng):………………………………… Lớp:……. Trường………………………………………………………
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn lịch sử. Xin em vui lòng đánh dấu (x) vào mà em cho là đúng và điền thông tin dưới đây.
1. Em có hứng thú với mơn Lịch sử khơng?
Thích Bình thường Khơng thích
Lí do:…………………………………………………………………
2. Em có thƣờng xuyên sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong học tập không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
3. Với em sách giáo khoa Lịch sử có vai trị nhƣ thế nào trong quá trình học tập?
Rất quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Lí do:……………………………………………………………………
4. Mục đích sử dụng sách giáo khoa của em?
Các mục đích sử dụng sách giáo khoa Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
Để chuẩn bị bài học ở nhà trước khi lên lớp (đọc và phát hiện những điều không hiểu, thắc mắc) Để trả lời các câu hỏi của giáo viên trên lớp Để đọc tham khảo khi giáo viên yêu cầu Để tự học, tự ôn tập kiến thức ở nhà Để hoàn thành vở bài tập
Đọc sách để lập dàn ý, bảng niên biểu, sơ đồ, đồ thị thống kê kiến thức
Để nhìn tranh ảnh, lược đồ, bản đồ
5. Khi đọc sách giáo khoa em thƣờng quan tâm đến những phần nào trong sách? Nội dung Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng