Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 76)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

- Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm.

- Chọn trường, lớp thực nghiệm.

- Đánh giá kĩ năng THTN của HS trước thực nghiệm.

- Tiến hành dạy thực nghiệm và đánh giá kĩ năng THTN giữa thực nghiệm.

- Đánh giá kĩ năng THTN của HS sau thực nghiệm.

- Thu thập kết quả thực nghiệm. - Phân tích kết quả thực nghiệm. 3.4. Thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kì I của năm học 2014 - 2015. 3.5. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.5.1. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành rèn luyện cho HS lớp 10 kĩ năng THTN theo quy trình đã đề ra bao gồm các bài sau:

- Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước.

Kiểm tra sự tiến bộ về các kĩ năng THTN của HS.

3.5.2. Phương pháp thực nghiệm

- Chọn trường, lớp thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành TN ở trường THPT Chương Mỹ A, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Đây là trường HS có mức độ nhận thức tốt và tương đối đồng đều so với các trường khác trong huyện.

Chúng tôi chọn ra 1 lớp để tiến hành TN là lớp 10A3.

Lớp Sĩ số Giáo viên dạy môn Sinh Ban học 10A3 37 Nguyễn Thị Thỉnh Tự nhiên

(Nâng cao Toán – Lý – Hoá)

- Chúng tôi tiến hành rèn luyện kĩ năng THTN cho HS thông qua các tiết dạy TN đồng thời đánh giá sự tiến bộ của các em qua từng tiết dạy.

3.6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

Đánh giá kĩ năng của HS qua ba giai đoạn: trước khi rèn luyện, trong quá trình rèn luyện và sau khi rèn luyện. Ở cả 3 giai đoạn này chúng tôi đều đánh giá kĩ năng của HS thông qua phiếu đánh giá kĩ năng (xem phụ lục 3) và thơng qua các quan sát q trình rèn luyện ở mối cá nhân, nhóm HS.

Ở mỗi giai đoạn, bài làm của HS được đánh giá dựa vào hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng mà chúng tơi đã xây dựng được ở chương 2 (bảng 2.1). Cuối cùng là so sánh mức độ đạt được của từng kĩ năng qua 3 bài dạy thực nghiệm.

3.7. Kết quả thực nghiệm.

Kết thúc chương trình rèn luyện chúng tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng về kĩ năng THTN của HS trong thực nghiệm. Kĩ năng Các kĩ năng con Nội dung đánh giá Kết quả

Bài 3 Bài 12 Bài 14

SLHS Tỉ lệ % SLHS Tỉ lệ % SLHS Tỉ lệ % Hình thành giả thuyết Khơng đề xuất giả thuyết hoặc có giả thuyết nhưng không liên quan với thực nghiệm

19 51,35 5 13,51 1 2,70

Giả thuyết liên quan với thực nghiệm nhưng chưa hoàn tồn chính xác. 12 32,43 5 13,51 2 5,41 Giả thuyết đúng 6 16,22 27 72,98 34 91,89 Thiết kế thí nghiệm Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc Không xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc 17 45,95 6 16,22 1 2,70 Chỉ xác định đúng biến độc lập hoặc biến phụ thuộc 13 35,14 8 21,62 3 8,11 Xác định đúng biến độc lập và biến phụ thuộc 7 18,91 23 62,16 33 89,19

Bố trí thí nghiệm Khơng bố trí được các bước thí nghiệm 18 48,65 4 10,81 2 5,41 Bố trí được thí nghiệm nhưng chưa đầy đủ các bước 14 37,84 7 18,92 3 8,11 Bố trí đúng các bước thí nghiệm 5 13,51 26 70,27 32 86,48 Tiến hành các bước thí nghiệm HS lúng túng trong việc tiến hành các bước thí nghiệm. 23 62,16 3 8,11 2 5,41 HS tiến hành được thí nghiệm nhưng chưa chuẩn xác các bước. 9 24,32 4 10,81 2 5,41 Tiến hành chính xác thí nghiệm. 5 13,52 30 78,38 33 89,18 Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu khơng liên quan đến giả

thuyết.

19 51,35 3 8,11 1 2,70

Phân tích dữ liệu liên quan giả thuyết nhưng chưa

chính xác.

Phân tích dữ liệu chính xác. 7 18,92 27 72,97 31 83,79 Phân tích kết quả và rút ra kết luận Không đưa ra được kết quả từ đó khơng rút ra được kết luận. 22 59,46 5 13,51 2 5,41 Đưa ra kết quả nhưng phân tích rút ra kết luận chưa chính xác. 10 27,03 7 18,92 3 8,11 Có kết quả và đưa ra được kết luận đúng 5 13,51 25 67,57 32 86,48

* Phân tích kết quả số liệu:

Hình 3.1: So sánh kết quả rèn luyện KN hình thành giả thuyết qua 3 bài - Đối với kĩ năng hình thành giả thuyết thí nghiệm, chúng tơi đánh giá đây là kĩ năng khó đối với HS. Vấn đề khơng phải là do kiến thức khó mà vì từ trước đến nay các em chưa được làm quen với việc kĩ năng này. Vì vậy ở bài 3 chỉ có 16,22% HS đạt tới mức kĩ năng cao nhất (mức 3), còn lại 83,78% HS chỉ đạt được kĩ năng ở mức 1,2. Tuy nhiên ở bài 14 có tới 91,89% HS đạt tới mức kĩ năng cao nhất là mức 3 tăng 75,67% so với bài 3. Số liệu trên cho

thấy dù là một kĩ năng khó nhưng nếu chúng ta rèn luyện theo một quy trình chuẩn thì kết quả đạt được là rất cao.

- Về kĩ năng thiết kế thí nghiệm thì cần phải rèn luyện hai kĩ năng con là kĩ năng xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và kĩ năng bố trí thí nghiệm. Đây cũng là nhóm kĩ năng cịn lạ lẫm với các em HS. Vì vậy trong q trình rèn luyện ngồi việc rèn luyện thơng qua tiến hành thí nghiệm thì cùng với kĩ năng hình thành giả thuyết chúng tơi phải cung cấp thêm kiến thức về mặt lí thuyết cho các em. Trong q trình rèn luyện chúng tơi thấy rõ sự tiến bộ của HS qua từng bài. Kết quả đạt được khi rèn luyện hai kĩ năng này cũng tăng dần qua các bài (thể hiện qua hình 3.2 và hình 3.3).

Hình 3.2: So sánh kết quả rèn luyện KN xác định biến độc lập, biến phụ thuộc qua 3 bài

- Với KN tiến hành các bước thí nghiệm, đây là kĩ năng rất quen thuộc đối với HS vì các em đã được làm quen khi thực hiện các bài thực hành. Tuy nhiên kết quả đánh giá bài 3 thì chỉ có 13,52% HS tiến hành chính xác các bước TN đạt mức KN là mức 3 còn lại 86,48% HS còn lúng túng hoặc tiến hành chưa chuẩn xác các bước TN. Điều này đánh giá đúng thực trạng của cơng tác thực hành thí nghiệm ở các trường THPT hiện nay (như đã điều tra ở chương 1 phần cơ sở thực tiến của đề tài).

Để rèn luyện KN tiến hành các bước thí nghiệm khơng khó vì chỉ cần HS chú ý và được làm đi làm lại nhiều lần là có thể hình thành được KN này. Kết quả rèn luyện đã phản ánh đúng điều này ở bài 14 tỉ lệ HS ở các mức KN như sau: mức 1 là 5,41%; mức 2 là 5,41%; mức 3 là 89,18% như vậy so với bài 3 số HS đạt được KN ở mức 3 tăng 75,66% điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của HS qua quá trình rèn luyện.

Hình 3.4: So sánh kết quả rèn luyện KN tiến hành các bước TN qua 3 bài - Về rèn luyện KN thu thập, phân tich dữ liệu ở bài 3 tỉ lệ HS đạt mức 1 là 51,35%; mức 2 là 29,73%; mức 3 là 18,92% thì đến bài 14 kết quả như sau: mức 1 là 2,70%; mức 2 là 13,52; mức 3 là 83,79%. Như vậy số HS đạt được mức KN 3 tăng lên 64,87%, tỉ lệ tăng thấp nhất trong các nhóm KN. Có thể giải thích điều này do việc rèn luyện KN này không phải chỉ cần thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mà còn cần ở HS độ sâu về kiến thức chuyên môn để HS

Hình 3.5: So sánh kết quả rèn luyện KN phân tích dữ liệu qua 3 bài

Hình 3.6: So sánh kết quả rèn luyện KN phân tích kết quả và rút ra kết luận qua 3 bài

Cuối cùng là KN Phân tích và rút ra kết luân của thí nghiệm, HS cũng có sự tiến bộ đáng kể thể hiện qua hình 3.6. Số HS đạt mức KN 1 giảm dần qua 3 bài: bài 3 là 59,46%; bài 12 là 13,51%; bài 14 là 5,41%. Ngược lại số HS đạt mức KN 3 lại tăng dân từ 13,51% ở bài 3; bài 12 là 67,57%; bài 14 tỉ lệ này là 86,48%.

Kết luận: Như vậy, xu hướng chung là số lượng HS đáp ứng được các

tiêu chí kĩ năng ở giai đoạn giữa và sau thực nghiệm là tăng đáng kể theo chiều hướng tích cực. Kĩ năng THTN sẽ được hình thành và phát triển một cách hồn chỉnh ở HS khi được rèn luyện theo một quy trình nhất định. Điều này phần nào chứng minh được tính hiệu quả và khả thi của quy trình rèn luyện KNTHTN cho HS.

3.7.2. Phân tích định tính

Bên cạnh kết quả thu được từ các bài kiểm tra trước, giữa và sau thực nghiệm. Chúng tôi luôn quan sát thái độ học tập của HS trong quá trình rèn luyện KN và thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng THTN theo quy trình đã có tác dụng tích cực trong hình thành các kĩ năng thực hành Sinh học, tạo hứng thú cho HS trong môn học. Sự tiến bộ rõ rệt đã chứng tỏ HS lĩnh hội tốt kiến thức GV cung cấp và đã từng bước hình thành được kĩ năng. Sự thành thạo các kĩ năng sẽ được hoàn thiện dần qua quá trình rèn luyện.

Chúng tơi cịn nhận thấy khả năng giao tiếp, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đơng... của HS tăng lên theo từng bài, ban đầu HS còn rụt rè trong việc đưa ra ý kiến, nói chưa rõ ràng, chưa biết sắp xếp từ ngữ cũng như chưa biết hợp tác làm việc cùng nhau, viết báo cáo thì sau đó các em đã biết hợp tác, biết lắng nghe, biết bổ sung ý kiến cho nhau. Tóm lại: Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm và vận dụng quy trình trong dạy học Sinh học 10 THPT để rèn luyện kĩ năng THTN cho HS bước đầu đem lại hiệu quả và có thể khẳng định tính đúng đắn của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Trong chương này, qua kết quả phân tích định lượng chúng tôi nhận thấy rằng ở bài thực nghiệm đầu tiên các kĩ năng THTN của HS còn rất yếu có dưới 20% tỉ lệ HS đạt được mức kĩ năng ở mức 3 ở các nhóm kĩ năng cụ thể: KN hình thành giả thuyết có 16,22% HS đạt mức 3; KN xác định biến độc lập, biến phụ thuộc có 18,91% HS đạt mức 3; thậm chí ở các nhóm KN bố trí TN, tiến hành các bước TN và phân tích kết quả rút ra kết luận tỉ lệ HS đạt mức 3 là 13,51%. Sau qua trình rèn luyện thì ở tất cả các KN tỉ lệ HS đạt được mức KN cao ở mức 3 là trên 80% đặc biệt ở KN hình thành giả thuyết có 91,89% HS đạt mức 3; KN xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và KN tiến hành các bước TN tỉ lệ này là 89,19%.

2. Kết quả phân tích định tính cho thấy trước thực nhiệm HS thụ đông trong môn học và trong việc rèn luyện kĩ năng THTN còn sau thực nghiệm HS đã ý thức được vai trị của kĩ năng THTN vì vậy HS chủ động trong việc rèn luyện và có thái độ hứng thú trong học tập.

3. Qua kết quả phân tích định lượng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của chương trình rèn luyện cho HS kĩ năng THTN.

4. Chương trình rèn luyện đã bước đầu hình thành cho HS được các kĩ năng THTN, cũng như rèn luyện cho các em ý thức vận dụng các kĩ năng này vào quá trình nghiên cứu khoa học sau này.

5. Hầu hết HS đều thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kĩ năng THTN nên các em cũng có ý thức tự rèn luyện và thực hành trong thực tế các kĩ năng sau khi đã tham gia vào chương trình rèn luyện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đã được đề ra, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Đề tài đã góp phần hồn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kĩ năng THTN của HS trong dạy học Sinh học 10 THPT, cụ thể là nghiên cứu khái niệm THTN, các bước tiến hành thí nghiệm, vai trị thí nghiệm trong dạy học Sinh học, kĩ năng THTN.

1.2. Bước đầu đánh giá được thực trạng của việc dạy thực hành thí nghiệm cũng như thực trạng rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học Sinh học ở một số trường THPT cho thấy hầu hết GV cho rằng rèn luyện KN THTN là rất cần thiết đối với người học. Tuy nhiên, GV chưa thật sự đầu tư cho việc rèn luyện kĩ năng này cho người học.

1.3. Chúng tơi đã đề xuất được quy trình THTN gồm 5 bước: Nêu giả thuyết khoa học; Thiết kế thí nghiệm (gồm Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và bố trí thí nghiệm); Tiến hành các bước thí nghiệm; Thu thập dữ liệu; Đối chiếu, phân tích kết quả và rút ra kết luận.

1.4. Căn cứ vào quy trình rèn luyện kĩ năng nói chung, chúng tơi cũng đã đề xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng THTN gồm có 4 bước: Giới thiệu kĩ năng THTN; GV hướng dẫn HS trải qua các bước của quy trình THTN; HS thảo luận, đánh giá thí nghiệm đã thực hiện và xây dựng quy trình tiến hành thí nghiệm chuẩn; GV giao bài tiếp theo để HS tự rèn luyện. Vận dụng quy

trình trong dạy học một số bài trong chương trình Sinh học 10 THPT.

Quy trình rèn luyện kĩ năng THTN Sinh học làm nguồn tư liệu tham khảo cho các GV Sinh học trong giảng dạy bài thực hành. Cũng như sử dụng các thí nghiệm để dạy học kiến thức mới.

1.5. Thiết kế được 3 giáo án dạy học THTN Sinh học 10 THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng THTN cho người học.

1.7. Bước đầu thực nghiệm sư phạm với các giáo án dạy học THTN Sinh học 10 THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng THTN cho HS trong dạy học Sinh học 10 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng quy trình rèn luyện trong dạy học và điều đó đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Do thời gian nghiên cứu của một đề tài luận văn thạc sĩ khơng cho phép chúng tơi có thể thực nghiệm đề tài một cách rộng rãi, chúng tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều nghiên cứu bổ sung và triển khai ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vận dụng quy trình rèn luyện kĩ năng THTN cho HS trong giảng dạy.

2.2. Tăng cường triển khai thực nghiệm việc sử dụng thí nghiệm trên nhiều đối tượng HS khác nhau, ở phạm vi mở rộng hơn để có thêm những thơng tin về chất lượng của quy trình rèn luyện kĩ năng THTN nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của quy trình nêu trên.

2.3. Từ những kết quả mà đề tài đã đạt được, chúng tôi đề xuất đưa kĩ năng thực hành và thí nghiệm sinh học vào thành một nội dung kiểm tra đánh giá HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N.Leonchep, (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục.

2. Trần Thị Áng, Phạm Thị Trân Châu, (2006), Hóa sinh học. Nxb Giáo dục.

3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, (1996), tái bản lần thứ tư, Lí luận

dạy học Sinh học. Nxb. Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Giáo trình triết học Mac – Lenin. Nxb chính trị

quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 10. Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2012), Sách giáo viên Sinh Học 10. Nxb Giáo dục.

7. Võ Chấp, (1971), Hoàn thiện phương tiện giảng dạy trực quan trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)