Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 84 - 96)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Kết quả thực nghiệm

3.7.2. Phân tích định tính

Bên cạnh kết quả thu được từ các bài kiểm tra trước, giữa và sau thực nghiệm. Chúng tôi luôn quan sát thái độ học tập của HS trong quá trình rèn luyện KN và thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng THTN theo quy trình đã có tác dụng tích cực trong hình thành các kĩ năng thực hành Sinh học, tạo hứng thú cho HS trong môn học. Sự tiến bộ rõ rệt đã chứng tỏ HS lĩnh hội tốt kiến thức GV cung cấp và đã từng bước hình thành được kĩ năng. Sự thành thạo các kĩ năng sẽ được hoàn thiện dần qua quá trình rèn luyện.

Chúng tơi cịn nhận thấy khả năng giao tiếp, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đơng... của HS tăng lên theo từng bài, ban đầu HS cịn rụt rè trong việc đưa ra ý kiến, nói chưa rõ ràng, chưa biết sắp xếp từ ngữ cũng như chưa biết hợp tác làm việc cùng nhau, viết báo cáo thì sau đó các em đã biết hợp tác, biết lắng nghe, biết bổ sung ý kiến cho nhau. Tóm lại: Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm và vận dụng quy trình trong dạy học Sinh học 10 THPT để rèn luyện kĩ năng THTN cho HS bước đầu đem lại hiệu quả và có thể khẳng định tính đúng đắn của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Trong chương này, qua kết quả phân tích định lượng chúng tôi nhận thấy rằng ở bài thực nghiệm đầu tiên các kĩ năng THTN của HS còn rất yếu có dưới 20% tỉ lệ HS đạt được mức kĩ năng ở mức 3 ở các nhóm kĩ năng cụ thể: KN hình thành giả thuyết có 16,22% HS đạt mức 3; KN xác định biến độc lập, biến phụ thuộc có 18,91% HS đạt mức 3; thậm chí ở các nhóm KN bố trí TN, tiến hành các bước TN và phân tích kết quả rút ra kết luận tỉ lệ HS đạt mức 3 là 13,51%. Sau qua trình rèn luyện thì ở tất cả các KN tỉ lệ HS đạt được mức KN cao ở mức 3 là trên 80% đặc biệt ở KN hình thành giả thuyết có 91,89% HS đạt mức 3; KN xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và KN tiến hành các bước TN tỉ lệ này là 89,19%.

2. Kết quả phân tích định tính cho thấy trước thực nhiệm HS thụ đông trong môn học và trong việc rèn luyện kĩ năng THTN còn sau thực nghiệm HS đã ý thức được vai trị của kĩ năng THTN vì vậy HS chủ động trong việc rèn luyện và có thái độ hứng thú trong học tập.

3. Qua kết quả phân tích định lượng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của chương trình rèn luyện cho HS kĩ năng THTN.

4. Chương trình rèn luyện đã bước đầu hình thành cho HS được các kĩ năng THTN, cũng như rèn luyện cho các em ý thức vận dụng các kĩ năng này vào quá trình nghiên cứu khoa học sau này.

5. Hầu hết HS đều thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kĩ năng THTN nên các em cũng có ý thức tự rèn luyện và thực hành trong thực tế các kĩ năng sau khi đã tham gia vào chương trình rèn luyện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đã được đề ra, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Đề tài đã góp phần hồn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kĩ năng THTN của HS trong dạy học Sinh học 10 THPT, cụ thể là nghiên cứu khái niệm THTN, các bước tiến hành thí nghiệm, vai trị thí nghiệm trong dạy học Sinh học, kĩ năng THTN.

1.2. Bước đầu đánh giá được thực trạng của việc dạy thực hành thí nghiệm cũng như thực trạng rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học Sinh học ở một số trường THPT cho thấy hầu hết GV cho rằng rèn luyện KN THTN là rất cần thiết đối với người học. Tuy nhiên, GV chưa thật sự đầu tư cho việc rèn luyện kĩ năng này cho người học.

1.3. Chúng tôi đã đề xuất được quy trình THTN gồm 5 bước: Nêu giả thuyết khoa học; Thiết kế thí nghiệm (gồm Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và bố trí thí nghiệm); Tiến hành các bước thí nghiệm; Thu thập dữ liệu; Đối chiếu, phân tích kết quả và rút ra kết luận.

1.4. Căn cứ vào quy trình rèn luyện kĩ năng nói chung, chúng tơi cũng đã đề xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng THTN gồm có 4 bước: Giới thiệu kĩ năng THTN; GV hướng dẫn HS trải qua các bước của quy trình THTN; HS thảo luận, đánh giá thí nghiệm đã thực hiện và xây dựng quy trình tiến hành thí nghiệm chuẩn; GV giao bài tiếp theo để HS tự rèn luyện. Vận dụng quy

trình trong dạy học một số bài trong chương trình Sinh học 10 THPT.

Quy trình rèn luyện kĩ năng THTN Sinh học làm nguồn tư liệu tham khảo cho các GV Sinh học trong giảng dạy bài thực hành. Cũng như sử dụng các thí nghiệm để dạy học kiến thức mới.

1.5. Thiết kế được 3 giáo án dạy học THTN Sinh học 10 THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng THTN cho người học.

1.7. Bước đầu thực nghiệm sư phạm với các giáo án dạy học THTN Sinh học 10 THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng THTN cho HS trong dạy học Sinh học 10 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng quy trình rèn luyện trong dạy học và điều đó đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Do thời gian nghiên cứu của một đề tài luận văn thạc sĩ khơng cho phép chúng tơi có thể thực nghiệm đề tài một cách rộng rãi, chúng tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều nghiên cứu bổ sung và triển khai ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vận dụng quy trình rèn luyện kĩ năng THTN cho HS trong giảng dạy.

2.2. Tăng cường triển khai thực nghiệm việc sử dụng thí nghiệm trên nhiều đối tượng HS khác nhau, ở phạm vi mở rộng hơn để có thêm những thơng tin về chất lượng của quy trình rèn luyện kĩ năng THTN nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của quy trình nêu trên.

2.3. Từ những kết quả mà đề tài đã đạt được, chúng tôi đề xuất đưa kĩ năng thực hành và thí nghiệm sinh học vào thành một nội dung kiểm tra đánh giá HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N.Leonchep, (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục.

2. Trần Thị Áng, Phạm Thị Trân Châu, (2006), Hóa sinh học. Nxb Giáo dục.

3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, (1996), tái bản lần thứ tư, Lí luận

dạy học Sinh học. Nxb. Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Giáo trình triết học Mac – Lenin. Nxb chính trị

quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 10. Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2012), Sách giáo viên Sinh Học 10. Nxb Giáo dục.

7. Võ Chấp, (1971), Hoàn thiện phương tiện giảng dạy trực quan trong

chương tŕnh hóa vơ cơ của trương phổ thơng, Luận án PTS.

8. Nguyễn Khắc Công, (2010), Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm hóa học

phần vơ cơ lớp 12 và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ.

9. Nguyễn Văn Cường, Prof.Benrd Meier, (2012), Một số vấn đề chung về

đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học. Nxb Sư Phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Như Hiền, Vũ Văn Vụ, (2006), Tư liệu

Sinh học 10. Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, (2005), Tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004 - 2007) môn Sinh học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Trịnh Nguyên Giao, Trần Bá Hoành, (2007), Đại cương phương pháp dạy

học Sinh học. Nxb Đại học Sư phạm.

13. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Đức Thành, (2009), Dạy học Sinh học ở

trường trung học phổ thông (Tập 1). Nxb Giáo dục.

14. Phạm Minh Hạc, (1998), Tâm lý học. Nxb Giáo dục.

15. Bùi Thị Thanh Hải, (2013), Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kĩ năng tổ

16. Trần Bá Hồnh, (2007), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa.

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức, (2002), Giáo dục học đại cương. Nxb Giáo

dục.

18. Đào Hữu Hồ, (1998), Xác suất thống kê. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Phan Thi Thanh Hội, (2007), Testing levels of biological competencies in

experimentation. Natural science disertation, Kiel University, Germany.

20. Nguyễn Vinh Hiển, (2011), Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần

Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục,

ĐHSP Hà Nội.

21. Hoàng Thị Kim Huyền, (2006), Xây dựng nội dung thực hành phần lí

luận dạy Học Sinh học theo hướng hình thành kĩ năng nghề và bồi dưỡng năng lực cho sinh viên Khoa Sinh - ĐHSP. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo

dục.

22. I.F.Khar-la-môp, Phát huy tính tích cực hoạc tập của học sinh như thế

nào, tập 2.

23. Nguyễn Trường Thiên Lý, (2013), Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm

chương I, III phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sĩ

khoa học giáo dục.

24. M.H.Sacmaep, (1976), Các vấn đề lí luận dạy học của việc sử dụng

phương tiện kĩ thuật dạy học ở trường trung học, Tài liệu dịch, Công ty

thiết bị thí nghiệm.

25. Nguyễn Bá Minh, (2008), “Kĩ năng dạy học mơn tốn ở tiểu học”, Tạp trí

giáo dục(192), Tr.20.

26. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, (1978), Giáo dục học (tập 1). Nxb giáo dục

Hà nội.

27. Lê Phan Quốc, (2007), Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành

Sinh học 10 trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

28. N.V. Savin, (1978), Giáo dục học. Nxb giáo dục.

29. Dương Tiến Sĩ, (2007), “Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi

30. Trần Văn Thành, (2005), Thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong tổ chức

hoạt động nhận thức của HS khi dạy học kiến thức phần cơ học chất lỏng (chương trình thí điểm Vật lí 10). Luận án thạc sĩ GDH, Hà nội.

31. Nguyễn Thị Thắng, (2006), “Một số kinh nghiệm thực hiện thành công

THTN trong bài 26 và 44 – Sinh học 8”, Tạp chí giáo dục(129).

32. Phạm Minh Tiến, (1999), Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan

theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong giờ học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.

33. Võ Phương Uyên, (2009), Sử dụng THTN trong dạy học mơn Hóa học 10,

11 trường THPT Đắc Lắc, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Quang Vinh, (1973), Những thí nghiệm ở trên ếch và cóc để

giảng dạy giải phẫu sinh lí học lớp 8. Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN SINH HỌC TRƯỜNG THPT VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM SINH HỌC

TRONG DẠY HỌC

Họ và tên GV:…….………………………………….Nam,(nữ):…………… Trường:……………………………………………Số năm công tác:…………

Xin thầy (cơ) vui lịng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây xin đánh dấu (x) vào các ô phù hợp với ý kiến của thầy (cơ):

Câu 1: Theo Thầy (cơ), thực hành thí nghiệm sinh học trong dạy học ở trường THPT hiện nay là:

 Rất cần thiết  Cần thiết  Ít cần thiết

Câu 2: Việc thực hiện dạy bài thực hành thí nghiệm Sinh học, Thầy (Cơ) đã thực hiện như thế nào:

 Dạy tất cả các bài thực hành  Dạy một số bài thực hành  Không dạy các bài thực hành

Câu 3: Theo Thầy (cơ) thực hành thí nghiệm sinh học trong dạy học ở trường THPT hiện nay là Rất cần thiết, cần thiết hoặc không cần thiết vì: (có thể đánh dấu vào nhiều đáp án)

 Kích thích được hứng thú học tập của HS

 Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS

 Đảm bảo kiến thức vững, chắc

 Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian  Hiệu quả bài học không cao

 Không thi cử

 Khâu nghiên cứu tài liệu mới  Khâu ôn tập, củng cố kiến thức  Khâu kiểm tra, đánh giá

Câu 5: Thực hành thí nghiệm được Thầy (cơ) sử dụng nhằm mục đích gì?  Thông báo kiên thức mới

 Minh hoạ cho kiến thức lí thuyết  Củng cố, mở rộng kiến thức

PHỤ LỤC 2

Phiếu điều tra tình hình tổ chức giờ học thực hành (Đánh dấu x vào câu em cho là đúng)

Câu 1: Trong năm học vừa qua em đã được làm mấy bài thực hành thí nghiệm sinh học? Đó là những bài nào?

………………………………………………………………………………… Câu 2: Em có được cơ giáo yêu cầu chuẩn bị giờ thực hành không?

a. Một vài lần b. Không bao giờ

c. Khi có thì cơ (thầy) đều nhắc nhở.

Câu 3: Để chuẩn bị giờ thực hành cô (thầy) yêu cầu em chuẩn bị những gì? a. Không cần chuẩn bị

b. Đọc trước sách giáo khoa c. Chuẩn bị mẫu vật

d. Ý kiến khác

Câu 4: Trong giờ thực hành các em được: a. Cô giáo (thầy) làm cho xem

b. Cô (thầy) làm mẫu rồi các em làm. c. Các em tự làm theo sách giáo khoa. d. Ý kiến khác

PHỤ LỤC 3

Phiếu đánh giá kĩ năng THTN cho HS

Câu hỏi đánh giá Câu trả lời của HS Xếp loại

mức KN Nhận xét 1.Nêu giả thuyết khoa

học của TN?

2. Em hãy xác định biến độc lập và biến phụ thuộc của TN? 3. Em bố trí thí nghiệm này như thế nào? 4. Trình bày các bước THTN?

5. Qua TN em quan sát được gì? Ghi kết quả TN?

6. Em hãy phân tich, rút ra kết luận của TN?

PHỤ LỤC 4:

Đáp án phiếu học tập bài 14 Phiếu học tập số 1

* Các em hãy quan sát hình sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

- Enzim được cấu tạo từ thành phần nào?

Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với chất khác.

- Theo em, enzim A và enzim B có thể liên kết với cơ chất nào? Vì sao? Enzim A có thể liên kết với cơ chất S1. Enzim B có thể liên kết với cơ chất S4

Vì cấu hình khơng gian của enzim giống với cấu hình khơng gian của cơ chất. - Phần enzim liên kết với cơ chất được gọi là gì? Đặc điểm cấu trúc của phần này?

Phần enzim liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động của enzim. Đặc điểm của trung tâm hoạt động:

+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim, nơi kết hợp với cơ chất.

Phiếu học tập số 2

* Các em hãy quan sát hình sau đây và hồn thành bảng “Cơ chế tác động của enzim saccaraza”

Tên cơ chất Saccarôzơ Tên enzim Saccaraza

Cơ chế xúc tác

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động  phức hợp enzim-cơ chất.

- Enzim tương tác với cơ chất làm biến đổi cơ chất. Kết quả - Sản phẩm được tạo thành (glucôzơ và fructơzơ).

- Enzim được giải phóng ngun vẹn.

Kết luận

- Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù  mỗi enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng.

- Enzim xúc tác cả hai chiều của phản ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)