Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương hạt nhân nguyên tử vật lí 12 trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 27 - 29)

1.6 .Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập vật lí

1.7.Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí

1.7.1. Lựa chọn các bài tập Vật lí

Trong thực tế dạy học Vật lí ngƣời giáo viên thƣờng xuyên phải thực hiện cơng việc lựa chọn và tìm cách vận dụng các bài tập Vật lí sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học của mỗi loại bài học, của công việc (nhƣ kiểm tra, giờ luyện tập,... ). Khi đó việc lựa chọn hệ thống các bài tập cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung các bài tập phải phù hợp với nội dung các kiến thức cơ bản và kỹ năng giải bài tập của học sinh.

- Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp... giúp cho học sinh xây dựng đƣợc phƣơng pháp giải các loại bài tập điển hình;

- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh;

- Trong hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều loại nhƣ: Bài tập giả tạo (là loại bài tập mà nội dung của nó khơng sát với thực tế), các bài tập trừu tƣợng và các bài tập có nội dung thực tế, bài tập luyện tập và các bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bài tập mang tính chất ngụy biện và nghịch lí, bài tập có nhiều cách giải khác nhau.

- Các bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh đại trà, đồng thời có chú ý tới sự phân hố học sinh. Biện pháp để cá biệt hoá học sinh trong việc giải các bài tập Vật lí:

Biến đổi mức độ yêu cầu của bài tập ra cho các đối tƣợng học sinh khác nhau nhƣ mức độ trừu tƣợng của đề bài, loại vấn đề cần giải quyết, phạm vi và tính phức tạp của các số liệu cần xử lí, loại và số lƣợng các thao tác tƣ duy logic và các phép biến đổi Toán học phải sử dụng, phạm vi và mức độ kiến thức, kĩ năng cần huy động; Biến đổi mức độ yêu cầu về số lƣợng bài tập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trình giải bài tập.

- Chú ý thích đáng về số lƣợng và nội dung các bài tập nhằm giúp học sinh vƣợt qua những khó khăn chủ yếu , khắc phục những sai lầm phổ biến.

1.7.2. Sử dụng hệ thống bài tập

Trong dạy học, ngƣời giáo viên phải cần dự tính kế hoạch về việc sử dụng bài tập vật lí trong dạy học, với từng đề tài, từng tiết học. Trƣớc tiên cần xác định mục đích sử dụng bài tập.

Các mục đích có thể là

+ Dùng bài tập để củng cố, bổ sung, hồn thiện những kiến thức lí thuyết đã học. + Dùng bài tập làm xuất hiện vấn đề trong các tiết nghiên cứu tài liệu mới. + Dùng bài tập hình thành kiến thức mới.

+ Lựa chọn bài tập điển hình nhằm hƣớng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải, từ đó hình thành phƣơng pháp giải chung cho mỗi loại bài tập đó.

+ Dùng bài tập để kiểm tra, đánh giá chất lƣợng kiến thức của học sinh.

Sắp xếp các bài tập đã chọn thành một hệ thống, định rõ kế hoạch và mục đích sử dụng trong tiến trình dạy học, có thể lập kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập theo cách sau: Bảng 1.1 Nội dung bài học Kiểm tra bài Hình thành kiến thức mới Củng cố, vận dụng Giao về nhà Chữa tại lớp Tự giải Nội dung 1 Nội dung 2 ..................

Trong tiến trình dạy học một đề tài cụ thể, việc giải hệ thống bài tập mà giáo viên đã lựa chọn cho học sinh thƣờng bắt đầu bằng những bài tập định tính hay những bài tập tập dƣợt. Sau đó học sinh sẽ giải các bài tập tính tốn, bài tập đồ thị bài tập thí nghiệm có nội dung phức tạp hơn. Việc giải các bài tập tính tốn tổng hợp, những bài tập có nội dung kĩ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bài tập sáng tạo có thể cơi là sự kết thúc việc giải hệ thống bài tập đã đƣợc lựa chọn cho đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương hạt nhân nguyên tử vật lí 12 trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 27 - 29)