0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Những nhận xét từ khảo sát

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 TUỔI) THÔNG QUA KỂ CHUYỆN CÓ TRANH MINH HỌA (Trang 27 -27 )

1.2.3 .Thời gian khảo sát

1.2.7. Những nhận xét từ khảo sát

1.2.7.1. Ưu điểm:

- Đa số giáo viên đều có trình độ, được đào tạo và có thâm niên công tác ở MGN lâu năm.

- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có nhiệt huyết, đam mê với cơng việc. Ln học hỏi, tìm tịi những phương pháp giáo dục mới, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển ngơn ngữ của mình một cách tốt nhất.

- Đồ dùng, trang thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, được đầu tư để phục vụ cho công việc giảng dạy.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cũng như các tiết học ở trên lớp

1.2.7.2. Nhược điểm:

- Qua khảo sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: giáo viên chưa có sự tìm hiểu sâu cũng như chưa tìm được các phương pháp phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua kể chuyện có tranh minh họa.

- Sự nhận thức của trẻ ở mức độ trung bình và khá là chủ yếu. Do trẻ chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và tư duy của mình về các hoạt động học và chơi ở trường Mầm non. Vì vậy, giáo viên cần phải quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Tiểu kết

1. Trong chương này, tôi đề cập đến vấn đề cơ sở và lí luận về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN qua kể chuyện có tranh minh họa. Việc giúp trẻ phát triển ngơn ngữ của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan: điều kiện môi trường sống, vùng miền,

trình độ giảng dạy của giáo viên. Yếu tố chủ quan như: nhận thức, tư duy, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tốc độ phát triển của trẻ khác nhau nên việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ qua kể chuyện có tranh minh họa khơng đồng đều.

2. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, được tích hợp trong các giờ học khác nhau, trong các hoạt động khác nhau, như hoạt động học, chơi, các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời… giúp trẻ phát triển ngơn ngữ của mình một cách tốt nhất.

3. Kết quả điều tra thực trạng cho chúng ta thấy, việc sử dụng các phương pháp nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ qua kể chuyện có tranh minh họa, chưa được các giáo viên chú trọng tới.

4. Phân tích kết quả điều tra để xây dựng nên những phương pháp phù hợp và tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua kể chuyện có tranh minh họa.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 4- tuổi

2.1.1. c điểm ngữ m

Ở thời kì này, trẻ hồn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hồn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn.

Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (x-s, ch-t, ươ, uô, ie) và thanh điệu (? ~). Mỗi cháu thường hay nói sai một âm hoặc một thanh riêng. Khi nói trẻ 4-5 tuổi ít ê a, ậm ừ hơn, song các cháu vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.

Căn cứ trên những đặc điểm phát âm của trẻ qua từng độ tuổi, ta có thể rút ra kết luận sau:

Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, song nếu kiên trì luyện tập thì hầu hết trẻ e đều có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ khuyết tật về cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác).

2.1.2. c điểm v n t của trẻ

So với tuổi nhà trẻ (0-3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) có số lượng từ nhiều hơn hẳn. Cụ thể trẻ lứa tuổi MGN (4-5 tuổi) như sau:

Theo YU,U, Pratuxevich: 4 tuổi: 1900 từ 5 tuổi: 2500 từ

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:

Trẻ 4 tuổi: 1900-2000 từ Trẻ 5 tuổi: 2500-2600 từ

Mặc dù số lượng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lý học, ngôn ngữ đưa ra không khớp nhau nhưng sự chênh lệch không lớn lắm và các tác giả đã khẳng định: số lượng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là các tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố mẹ...

2.1. . gôn ngữ mạch ạc của trẻ

Trẻ MGN có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo bé cả về số lượng cũng như từ loại. Trẻ sử dụng được nhiều loại mẫu câu khác nhau. Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ biết so sánh, nhận ra những đặc điểm giống, khác nhau của sự vật, hiện tượng. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đưa ra kết luận.

Những đặc điểm đó của tư duy ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Ngơn ngữ của trẻ rõ ràng hơn, có nội dung hơn, người nghe dễ hiểu hơn. Trong ngôn ngữ độc thoại, trẻ thường dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích được trị chuyện với người lớn. Trẻ khơng chỉ thích đàm thoại về những gì trẻ đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ đã biết và đưa ra những nhận định của mình. Mặc dù khơng phải lúc nào trẻ cũng đưa ra những nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ biết hoặc được nghe kể, có thể kể theo tranh hoặc đồ chơi, đồ vật. Mặc dù phần lớn lời kể của trẻ bắt hước theo mẫu của người lớn

2.2. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN (4-5 tuổi) thông qua kể chuyện có tranh minh họa chuyện có tranh minh họa

a. Ý nghĩa của phương pháp dạy kể chuyện có tranh minh họa

Giúp trẻ hứng thú, chủ động tiếp thu các kiến thức mà giáo viên truyền tải. Trẻ sẽ tiếp thu một cách gián tiếp thông qua câu chuyện sáng tạo giữa cô và trẻ chứ không phải là những lời truyền đạt cứng nhắc của cơ.Vì vậy trẻ nhớ lâu và nhớ được logic các kiến thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

b. Yêu cầu chung của phương pháp dạy kể chuyện có tranh minh họa

Tranh minh họa cho trẻ phải thể hiện những đặc điểm, chi tiết trọng tâm, bộc lộ nội dung tác phẩm

Tranh minh họa để dạy trong tiết học khơng nên nhiều các tình tiết, hình ảnh. Khi thể hiện, tác phẩm cần được lựa chọn và và xác định một cách tóm tắt, khái quát để trẻ có thể tưởng tượng ra nội dung, tư tưởng tác phẩm. Bằng những phương tiện biểu hiện, người họa sĩ phải làm nổi bật lên điểm sáng thẩm mỹ của

tác phẩm, phải chú ý đến mối liên hệ nội tại trong các bức tranh, duy trì nhịp điệu thể hiện. Vì thế, tranh minh họa cịn phải là sự thống nhất giữa các hình ảnh và văn bản tác phẩm.

Tranh minh họa cần có tỉ lệ phù hợp. Tranh treo tường thường to hơn tranh để trên bàn để cho trẻ quan sát. Nên sử dụng tranh trong tiết học có tỉ lệ 45cm×60cm, sử dụng tranh trong một cuốn truyện: 20cm x 27cm hoặc 15cm x 21cm.

Hình ảnh trong tranh minh họa thường đơn giản, gần gũi, để trẻ dễ dàng nhận biết và dễ hiểu. Màu sắc luôn tươi sáng, gợi cảm xúc nhằm hứng thú, cuốn hút trẻ, nhưng cũng cần có diện, có điểm gây chú ý ấn tượng cho thị giác. Do đặc điểm: càng lớn trẻ càng quan tâm đến nội dung bức tranh nên các bức tranh minh họa cần thể hiện sự phong phú, đa dạng theo mức độ tăng dần.Với trẻ 4-5 tuổi nội dung các bức tranh có thể sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, nhằm phát triển khả năng tư duy của trẻ.

c. Cách thực hiện phương pháp dạy kể chuyện có tranh minh họa

Nghiên cứu nội dung tác phẩm: cần hiểu rõ nội dung, chủ đề, tư tưởng, cấu trúc của câu chuyện để định rõ số lượng tranh, vẽ tranh và cách thể hiện về màu sắc, bố cục bức tranh

Tìm tư liệu: có thể vẽ kí họa những hình ảnh thực trong cuộc sống, hoặc tưởng tượng, nhớ lại những cảnh vật đã trông thấy, dựa vào tranh ảnh, sách báo...để lựa chọn những hình ảnh phù hợp, tùy theo khả năng của mỗi người. Làm phác thảo đen trắng: sắp xếp các mảng trọng tâm và các mảng phụ Làm phác thảo màu: căn cứ vào phác thảo đen trắng để tìm màu sắc cho hài hịa

Thể hiện: kiểm tra lại toàn bộ các bức tranh, đối chiếu tranh với lời kể, cách thể hiện theo tinh thần phác thảo đen trắng và phác thảo màu

2.2.1. Kể chu ện theo tranh v mô ph ng nội ung c u chu ện

2.2.1.1. Các hình thức kể chuyện theo tranh

a. Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài:

Có thể nói việc sử dụng tranh minh họa giới thiệu bài trong tiết học là hết sức quan trọng, nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào trọng tâm giờ học

Bước 1: cô vừa kể vừa chỉ tranh minh họa truyện.

Ví dụ: Cơ dùng bức tranh để giới thiệu câu chuyện: “ Dê con nhanh trí”

Bước 2: Cô cất hoặc che tranh để làm trẻ tập trung vào lời giảng của cơ, sau đó tiến hành đàm thoại.

c. Sử dụng tranh minh họa để trẻ tự kể lại chuyện

Để dạy trẻ kể lại chuyện cơ có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như : kể theo cô, kể theo vai, kể toàn bộ câu chuyện một cách sáng tạo, kể từng đoạn....Trong đó, hình thức kể chuyện theo tranh rất được trẻ thích thú. Dựa vào các bức tranh, trẻ nhìn tranh, chỉ vào hình ảnh trong tranh và dùng lời kể tương ứng với nội dung tranh. Điều này giúp trẻ biết cách sắp xếp, tư duy logic.

Ví dụ: Dạy trẻ câu chuyện: Voi con biết lỗi

Bước 1: Cô treo các bức tranh minh họa theo thứ tự nội dung câu chuyện lên bảng.

Tranh 1: giới thiệu trong khu rừng có một chú voi hay bắt nạt bạn

Tranh 3 : Voi bị lũ cuốn đi

Tranh 5: Voi con biết lỗi và cảm ơn hai bạn

Bước 2: Cô cho trẻ lên kể chuyện, kết hợp chỉ tranh.

2.2.1.2. Phương pháp ể chu ện theo tranh

Khi nhắc đến phương pháp xem tranh minh họa, chúng ta liên tưởng đến chủ đề: “Cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh”. Qua đó giúp trẻ nhận thức được các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh qua lời nói của giáo viên, kết hợp với tranh ảnh. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là “trường liên tưởng của chúng ta chưa đủ”. Do vậy, đã dẫn đến một tiết dạy bó hẹp, căng thẳng, kết quả nhận thức trên trẻ chưa cao, không đáp ứng được mức độ nhận thức và gia tốc phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này.

Tôi đưa ra phương pháp xem tranh ảnh với mục đích khơng chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách rập khn mà qua đó cịn giúp trẻ kể chuyện sáng tạo về thế giới xung quanh. Thông qua xem tranh minh họa, trẻ kể được những câu chuyện về thế giới xung quanh dựa trên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng, đó mới chính là cái đích mà tơi nghiên cứu cần đạt được trên trẻ. Để làm được điều này, tôi đã thực hiện được một trong những nguyên tắc trong giáo dục: Giáo dục phải mang tính phát triển.

2.2.1. . Biện pháp thực hiện

Khi cho trẻ xem tranh, cô nên để trẻ quan sát và cảm nhận, sau đó cơ hướng trẻ vào các chi tiết quan trọng, hấp dẫn. Nhiệm vụ của người giáo viên là dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của tranh, chuyển từ quan sát tồn bộ, khơng mục đích sang quan sát có thứ tự và điều cần đạt ở trẻ là trẻ kể được chuyện khi xem tranh. Muốn làm được như vậy, bản thân giáo viên phải có sự tìm hiểu, hiểu nội dung bức tranh một cách đúng đắn và sâu sắc, có thể sử dụng nhiều dạng câu gợi ý khác nhau để giúp trẻ sau tiết học có thể kể được một câu chuyện với môi trường xung quanh qua bức tranh mà trẻ được quan sát

Ví dụ: Bức tranh nói về cái gì (sự vật,hiện tượng gì ?) Chúng ta có thể đ t tên cho bức tranh này là gì ? (câu hỏi nh m làm sáng tỏ ý của bức tranh). Bức tranh v về cái gì ? v như thế nào? tại sao lại v như vậy ?...(câu hỏi giúp trẻ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phần với nhau). “Các cháu hãy kể một câu chuyện về bức tranh, hãy xem trong cuộc sống của chúng ta có những gì giống với bức tranh”. Điều này sẽ giúp trẻ không sa vào thế giới ảo mà vẫn liên tưởng

được với thế giới hiện thực trong cuộc sống xung quanh trẻ. Ngồi ra, cơ có thể đưa những tranh ảnh muốn kể thông qua sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào bài học như: trình chiếu powperpoint, violet...

2.2.2. Kể chu ện thông qua tranh đồ chơi

Đồ chơi là người bạn thân thiết của trẻ em, nó là phương tiện giúp trẻ em

làm quen với thế giới xung quanh, là niềm vui, sự thích thú của trẻ. Đồ chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng, kinh nghiệm đã có, đồng thời đồ chơi đáp ứng nhu cầu tích cực của trẻ, phát triển óc sáng tạo, tư duy, tưởng tượng của trẻ. Nếu trẻ nhìn thấy đồ chơi đẹp, hấp dẫn, trẻ có thể kể lại những gì chúng thấy. Đồ chơi khơng chỉ có sức hấp dẫn sự chú ý của trẻ mà cịn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển óc thẩm mỹ và năng lực cảm thụ cái đẹp.

Đồ chơi dạy trẻ kĩ năng kể chuyện, mang đến cho trẻ niềm vui, thích và qua đó phát triển trí tuệ, tình cảm, tiếng nói riêng của trẻ. Giáo viên giúp trẻ xây dựng câu chuyện về đồ chơi quen thuộc với trẻ. Thông qua kể chuyện theo đồ chơi, giúp trẻ phát triển khả năng tri giác, tư duy tưởng tượng, phát triển lời nói tích cực, khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra, trẻ rèn được cách phát âm đúng, sử dụng câu, cách diễn đạt, ý có logic khi nhìn tranh, đặt ra những câu chuyện nhỏ khi nhìn tranh đồ chơi.

Chẳng hạn, cơ cho trẻ xem hình ảnh về con mèo và cái chuông nhỏ

Cô treo hai bức tranh lên bảng và hỏi trẻ, nhìn vào hai bức tranh trên các

có suy nghĩ gì, hai bức tranh vẽ gì và nói lên điều gì. Từ hai bức tranh đó các con có thể đặt tên cho một câu chuyện được không ?

Bây giờ các con chú ý nhìn vào tranh và nghe cô kể câu chuyện có liên

quan đến con mèo và cái chng này nhé. Câu chuyện của cơ có tên là: “ Cái

chuông nhỏ”

Câu chuyện bắt đầu: “ M mua cho M o hoa một chiếc chuông nhỏ sáng

lống, xinh xinh mà đi lại nó kêu leng keng, leng keng nghe thật là vui tai. Chó, Thỏ, Dê nhìn thấy đều thích lắm. Chó, Thỏ, Dê hỏi M o: cậu làm ơn cho bọn tớ đeo thử một tí, một t o thơi...............

M o thốt chết, nó tháo chiếc chuông ra và bảo: này các cậu đeo thử đi.”

Từ ví dụ nêu trên, ta có thể thấy rằng xem tranh và cho trẻ nghe truyện đã cụ thể hóa, giải quyết các nhiệm vụ từ vựng và ngữ pháp. Từ câu chuyện cô giáo kể cho trẻ nghe, khi nhìn vào tranh trẻ đã biết lựa chọn những định ngữ cần thiết, tổ chức hình thức ngữ pháp tương ứng để kể chuyện. Như vậy, sử dụng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 TUỔI) THÔNG QUA KỂ CHUYỆN CÓ TRANH MINH HỌA (Trang 27 -27 )

×