Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1.3. Vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách học
1.3.1. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách (Đức Tài)
Đạo đức có vai trị rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Theo tác giả Hà Nhật Thăng thì đạo đức có vai trị: “ Khi giá trị đạo
đức biến thành nhận thức chung của mọi thành viên thì nó trở thành truyền thống, có sức mạnh vật chất điều chỉnh nhận thức và hành động chung của toàn xã hội. Vì vậy đạo đức có vai trị, ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [23]
Vai trị đó được thể hiện thơng qua các chức năng của đạo đức đó là: Chức năng giáo dục; chức năng nhận thức và chức năng điều khiển hành vi. + Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức. Các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực là kết quả của sự
phản ánh tồn tại xã hội được mọi người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu, thước đo các giá trị xã hội.
+ Chức năng giáo dục: Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng thừa nhận sẽ tác động vào ý thức và hành vi của mỗi cá nhân để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.
Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách. Đức - Tài là hai mặt thống nhất trong một con người, trong đó Đức là cái gốc, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài
làm điều gì cũng khó”.