Liên hệ một số câu hỏi và bài tập thuộc đề thi tuyển sinh đại học khối A từ năm 2007 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 121 - 125)

A từ năm 2007 đến năm 2008

Đề thi Đại học, cao đẳng năm 2007, khối A

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng-Tính tốn Tổng số câu

Hoá cơ sở 1 2 1 4

Hoá Phi kim 3 1 5 9

Hoá kim loại 3 5 5 13

Hoá Hữu cơ 4 6 14 24

Tổng 11 14 25 50

Nội dung Hoá học phi kim chiếm 9/50 câu chiếm 18%

Đề thi Đại học, cao đẳng năm 2008, khối A

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng-Tính tốn Tổng số câu

Hoá cơ sở 2 1 1 4

Hoá Phi kim 2 2 6 10

Hoá kim loại 2 4 6 12

Hoá Hữu cơ 6 7 11 24

Nội dung Hoá học phi kim chiếm 10/50 câu chiếm 20%

*. Phân tích ƣu nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan trong các đề thi đại học trên

* Ƣu điểm

- Khi làm bài học sinh chỉ việc đánh dấu vào câu trả lời được chọn. Vì vậy có thể kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn, việc chấm bài cũng nhanh.

- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như:

+ Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm

+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau + Định nghĩa các khái niệm

+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật

+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.

- Độ tin cậy cao hơn khả năng đốn mị hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ trước khi trả lời câu hỏi.

- Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn:Tính giá trị tốt hơn vì có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá… của học sinh hiệu quả.

- Với bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn,khi chấm bài thật sự khách quan. Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của học sinh.

* Nhƣợc điểm

- Đối với người soạn: loại câu này khó soạn và phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, cịn những câu cịn lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp lý. Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức trí nâng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

- Đối với học sinh: không thoả mãn với những học sinh thơng minh, có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay lớn hơn đáp án.

- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể khơng đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo kéo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu trắc nghiệm tự luận.

- Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

- Các phương án nhiễu chưa thật sự đủ hay và mạnh. + Ví dụ 1: Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2007

Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thấy thốt ra 0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A. 2,52 gam B. 2,22 gam C. 2,62 gam D. 2,32 gam

Để giải bài toán trên các học sinh giỏi phải sử dụng phối hợp hai định luật bảo tồn trong hố học (bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron). Thế nhưng, với cách nhiễu này một học sinh đã dùng phương pháp thử đơn giản cũng tìm ngay đáp án đúng trong khoảng thời gian rất ngắn bằng máy tính thơng thường.

Với đáp án A: nFe = 2,52/56 = 0,045 mol

Đây chính là “số đẹp, số đáng yêu”, còn các đáp án B, C, D nếu dùng máy tính bỏ túi sẽ thấy ngay chỉ có đáp án A là tin cậy nhất, vậy chọn A. Đúng như đáp án của bài thi. Qua đó ta thấy bài này mắc một lỗi khá nặng trong các phương án nhiễu chưa thật sự đủ hay và mạnh.

+ Ví dụ 2: Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2008

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 38,72 B. 35,50 C. 49,09 D. 34,46

Tác giả của bài toán trên tin rằng để tìm được đúng đáp án của bài tốn khơng đơn giản chút nào, vì học sinh phải nắm vững nhiều kĩ năng giải tốn trong hố học mới mong tìm được đúng đáp án. Thế nhưng một học sinh bình thường cũng có thể tìm được đúng đáp án đó trong thời gian chưa đầy 30 giây. Học sinh đó đã làm như sau:

Muối tạo ra trong dung dịch X là Fe(NO3)3 ( M = 242). Lấy giá trị m của từng đáp án đem chia cho 242 thì tìm ra ngay đáp án đúng A. Vì chỉ đáp án A mới cho kết quả số mol muối Fe(NO3)3 bằng 0,16 mol. Các học sinh phổ thông thường gọi các số này là “số đẹp, số đáng yêu” và chiêu thức thử đi tìm số đẹp, số đáng yêu đã được đông đảo các bạn học sinh phổ thông sử dụng phổ biến trong thực hành giải các bài toán hoá mà các phương án nhiễu chưa đủ hay và mạnh. Nếu phương án nhiễu của bài toán trên là:

A. 36,3 B. 60,5 C. 29,04 D. 38,72

thì cách thử của học sinh trên không thể thực hiện được một cách dễ dàng (bởi lẽ, với đáp án A số mol muối bằng 0,15; đáp án B: 0,25; đáp án C: 0,12; đáp án D: 0,16 và tất cả đều là các số đẹp và số đáng yêu.

Qua hai ví dụ trên ta thấy tác giả ra đề đã không đầu tư nghiên cứu kĩ các phương án nhiễu, nên các bạn học sinh dùng phương pháp thử đơn giản trên cũng có thể tìm đúng đáp án một cách nhanh chóng.

Tiểu kết chƣơng 2.

Trong chương II chúng tơi đã trình bày 400 câu trắc nghiệm khách quan phần phi kim 11 nâng cao và sơ bộ phân tích ưu nhược điểm các đề thi tuyển sinh

đại học các năm 2007-2008 và 2008-2009. Qua đó thấy rằng các đề thi trắc nghiệm đã sử dụng tương đối tốt, tuy nhiên có thể gia cơng cho tốt hơn.

CHƢƠNG III

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM I. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm I. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất ở phần trước, chúng tôi đã thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan phần Hoá phi kim lớp 11 nâng cao – THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 121 - 125)