Một số ý kiến nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình chuẩn) (Trang 44 - 48)

Ở nội dung thứ nhất, tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình trong dạy học lịch sử dân tộc là rất cần thiết. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh THPT.

Ở nội dung thứ hai, đa số giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc nhưng chưa được thường xuyên không đưa ra được phương pháp sử dụng hợp lý, sáng tạo… Khó khăn lớn nhất hiện nay là mặc dù đã có tài liệu để dạy các tiết lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng tài liệu lịch sử địa

phương để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc thì chưa có và cũng chưa có hội nghị nào bàn về vấn đề này.

Ở nội dung thứ ba (câu 10) giáo viên đề nghị việc cung cấp tài liệu lịch sử địa phương để dạy các tiết lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chi tiết, cụ thể hơn. Còn đối với tài liệu lịch sử địa phương để sử dụng trong bài dạy học lịch sử dân tộc thì nên cung cấp tài liệu cụ thể và tổ chức những hội thảo để làm sáng tỏ trong từng phần, từng bài…

* Xử lý phiếu điều tra về học sinh chúng tôi nhận thấy:

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy sự hiểu biểu của các em về lịch sử địa phương nói chung cịn thấp. Đối với nội dung thứ nhất chúng tôi kiểm tra xem các em có nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương không? Hầu như các em trả lời đúng hoàn toàn. Những kết quả trên cho thấy sự cần thiết phải sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT tỉnh Thái Bình.

Ở nội dung thứ hai, đa số học sinh không nắm được các sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến lịch sử dân tộc , các em chưa có sự liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc .

Ở nội dung thứ ba, khi hỏi về những hiểu biết của học sinh về nhân vật lịch sử địa phương hầu như các em rất ít, hoặc chỉ nhớ tên mà khơng biết cụ thể tiểu sử và hoạt động của nhân vật.

Bảng 1.2. Tổng hợp câu trả lời đúng của học sinh về kiến thức lịch sử địa phƣơng

Câu hỏi Tổng số học sinh Số lƣợng học sinh trả lời đúng %

Câu 1 300 211 70,3%

Câu 2 300 102 34%

Câu 3 300 109 36,3%

Câu 4 300 36 12%

Câu hỏi Tổng số học sinh Số lƣợng học sinh trả lời đúng % Câu 6 300 247 82% Câu 7 300 196 65,3% Câu 8 300 278 92,7% Câu 9 Câu 10 Tổng 300 1275 53,1%

Tất cả những số liệu trên cho phép chúng tôi kết luận rằng: Học sinh rất hứng thú tìm hiểu lịch sử quê hương, nhưng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc của giáo viên chưa tốt nên làm cho học sinh không hứng thú bộ môn

Nguyên nhân tình trạng trên là do:

Thứ nhất, do giáo viên bộ môn chưa ý thức được đầy đủ, ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.

Thứ hai, do giáo viên chưa tâm huyết chưa phát huy đầy đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong công tác giảng dạy nói chung, trong việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nói riêng.

Thứ ba, do các cấp lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình (thiếu tài liệu)

Ngồi ra những khó khăn về đời sống của giáo viên, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường cũng là trở ngại của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc.

Về phía học sinh, nguyên nhân chính của việc học sinh chưa nắm được một cách có hệ thống lịch sử địa phương dẫn tới chưa hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc là ở chỗ giáo viên chưa sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc một cách đồng bộ, thường xuyên và thống nhất cả về nội dung lẫn phương pháp. Từ đó dẫn tới ý thức học tập bộ mơn lịch sử của học

tập cho học sinh, chưa phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học bộ môn hiện nay.

Như đã minh chứng ở trên, vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT có vai trị và ý nghĩa to lớn trên cả 3 mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đối với học sinh. Trong khi đó, thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử tỉnh Thái Bình, về phía giáo viên cịn sử dụng không thường xuyên, về phía học sinh hiểu biết về lịch sử địa phương còn thấp. Từ thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết. Việc xác định và tìm ra các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để giúp học sinh có biểu tượng sinh động, cụ thể về lịch sử dân tộc, hiểu sâu sắc lịch sử địa phương, gắn với kiến thức sách vở, với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có hứng thú với mơn học để từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT là rất cần thiết. Vì vậy, ở chương II chúng tôi đi sâu vào khai thác nội dung lịch sử địa phương Thái Bình và gợi mở những biện pháp sử dụng phù hợp đối với một số bài trong chương trình lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

CHƢƠNG 2

HÌNH THỨC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình chuẩn) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)