Chương trình cơ bản, phần lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) gồm 5 chương với 16 bài ( từ bài 12 đến bài 27).
Chương I: Việt Nam từ 1919 đến năm 1930 Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 Chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Chương V: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000 có vị trí vơ cùng quan trọng trong chương trình mơn lịch sử ở trường THPT. Đây là giai đoạn đầy biến động, thử thách cam go của lịch sử dân tộc . Nhìn chung khóa trình này đã đề cập đến những nội dung lớn sau đây:
Một là: Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng tư sản, vô sản và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp phải chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Để bù đắp thiệt hại và khơi phục địa vị của mình trong thế giới tư bản, Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam và Đông Dương. So với cuộc khai thác lần thứ nhất, cuộc khai thác lần này, Pháp đã đẩy mạnh về quy mô, tốc độ, thay đổi hướng đầu tư để
thu lợi cao nhất. Bên cạnh các chính sách về kinh tế, chúng thi hành chính sách cai trị về chính trị - văn hóa – giáo dục hết sức thâm độc nhằm để khống chế, nơ dịch nhân dân ta. Chính sách khai thác của Pháp đã làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, mãnh liệt. Bên cạnh các giai cấp cũ, các giai cấp mới ra đời, khơng ngừng trưởng thành và tìm cách bước lên vũ đài chính trị.
Chính sách cai trị hà khắc của thực dân phong kiến, đã làm bùng lên các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhiều giai cấp, tầng lớp với khuynh hướng chính trị khác nhau. Cùng lúc này, ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga -1917. Người tích cực truyền bá vào trong nước, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng về sau. Trước sự ra đời của các tổ chức cộng sản trong năm 1929 đã đặt ra vấn đề cấp thiết phải hợp nhất thành một đảng vô sản thống nhất. Vào đầu năm 1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930) đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, về sự lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đây, Đảng bắt tay lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hai là: Cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 – 1933) đã tác động đến hầu hết các nước trong thế giới tư bản. Pháp tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng lên đầu nhân dân thuộc địa trong đó có Việt Nam, làm cho đời sống nhân dân ta hết sức cơ cực khó khăn. Mặt khác, sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, Pháp đẩy mạnh khủng bố trắng làm cho đời sống chính trị hết sức ngột ngạt. Vừa mới thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo trong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Dù cuối cùng thất bại, nhưng đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng bởi vì phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam. Sau thất bại của phong trào,
trong những năm 1932 – 1935, ta kiên trì đấu tranh để bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào, ra sức khôi phục tổ chức, cơ sở Đảng trong và ngoài nước, tiếp tục tập dượt quần chúng đấu tranh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất được tiến hành tại Ma Cao – Trung Quốc (3/1935).
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, đe dọa an ninh toàn cầu. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân ở các nước để tập trung mũi nhọn chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc. Cũng lúc này, mặt trận nhân dân do Đảng Cộng Sản Pháp làm nòng cốt lên nắm quyền ở Pháp đã thi hành một số cải cách có lợi cho thuộc địa. Ở trong nước, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục đè nặng lên đầu nhân dân Việt Nam, yêu cầu cải thiện đời sống đặt ra bức thiết. Mặt khác, với chính sách tiến bộ của mặt trận nhân dân Pháp, nhiều tù chính trị được ân xá, tìm cách hoạt động trở lại. Trước tình hình đó, Đảng ta đã thay đổi chủ trương, khẩu hiệu, mục tiêu trước mắt, phương pháp đấu tranh phù hợp nên đã dấy lên một phong trào đấu tranh rộng lớn trong cuộc vận động dân chủ. Nhưng từ cuối năm 1938 khi chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thiên sang hữu , bọn phản động Pháp bắt đầu phản công cách mạng. Cuộc vận động dân chủ bị thu hẹp dần và chấm dứt. Mặc dù vậy, có thể xem đây là cuộc tập dượt tiếp theo, chuẩn bị cho thắng lợi cách mạng tháng Tám về sau.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Châu Âu, Pari thất thủ (6/1940), Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc, áp sát biên giới Việt Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị trung ương lần thứ 6 (11/1939) đã quyết định chuyển hướng đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Với chủ trương mới, Đảng đã làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, và Binh biến Đô Lương, là những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tháng 9/1940 Nhật nhẩy vào Đông Dương, gây sức ép, đẩy nhân dân ta vào tình cảnh “Một cổ hai trịng”.
Ngày 28/1/1941, trước sự chuyển biến tình hình trong nước và quốc tế Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập hội nghị trung ương lần 8 (5/1941), tiếp tục đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập mặt trận Việt Minh. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức, tập hợp lực lượng của mặt trận Việt Minh, nhân dân ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) cao trào kháng Nhật cứu nước bùng lên mạnh mẽ, làm cho thời cơ nhanh chóng chín muồi. Trước chuyển biến của cục diện chiến tranh thế giới, nhất là khi có tin Nhật tuyên bố đầu hàng, bọn tay sai hoang mang, Đảng ta đã phát động tổng khởi nghĩa và dành được chính quyền trên phạm vi cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (2/9/1945) xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong tình hình hết sức khó khăn.
Ba là: kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) được tiến hành để bảo vệ tổ quốc. Với thiện chí hịa bình, chủ trương “hịa để tiến” Đảng và nhà nước ta đã chấp nhận ký với Pháp hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) tạm ước (14/9/1946). Với dã tâm muốn cướp nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp tăng cường khiêu khích, buộc nhân dân ta phải cầm súng đứng lên kháng chiến. Sau khi hồn thành nhiệm vụ kìm chân địch trong đơ thị, cả nước chuyển vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. Trong hoàn cảnh kháng chiến, ta vẫn nỗ lực xây dựng hậu phương vững mạnh, từng bước đập tan mọi âm mưu của Pháp. Quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi quyết định, có tác dụng thúc đẩy kháng chiến như chiến dịch Việc Bắc thu đông 1947, chiến dịch Biên giới thu đông 1950, các chiến dịch trong những năm 1951 – 1953, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954). Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Giơnevơ và chấp nhận rút quân, tôn trọng độc lập chủ quyền của ta. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ của ta đã giành được thắng lợi rực rỡ.
Bốn là: cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc (1954 – 1975). Từ năm 1954 đến 1975 đất nước
tạm thời bị chia cắt hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc bắt tay khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong q trình đó, miền Bắc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại. Nhân dân miền Bắc nỗ lực xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện có hiệu quả cho chiến trường miền Nam. Trong khi đó, ở miền Nam do âm mưu của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngơ Đình Diệm chúng tìm cách phá hoại hiệp định, cho lập quốc gia riêng từ vĩ tuyến 17 trở vào, gây nên tình trạng chia cắt. Nhưng nhân dân miền Nam, được sự chi viện sức người , sức của từ miền Bắc đã từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và tay sai như chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí hiệp dịnh Pari 1973, rút quân về nước Mĩ “cút” nhưng Ngụy chưa “nhào”, toàn Đảng, toàn dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục chiến đấu để hoàn thành thống nhất đất nước. Bằng cuộc đấu tranh anh dũng, sáng tạo của nhân dân cả nước, ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, giang sơn thu về một mối. Từ đây, cả nước bước vào thời kỳ chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm là: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975 đến năm 2000. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ sau khi đất nước độc lập và thống nhất. Trong 10 năm đầu (1976 – 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước năm năm do đại hội IV (12/1976) và đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp khơng ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đổi mới. Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986) nhằm khắc phục khó khăn sửa chữa sai lầm, vượt qua khủng hoảng đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2000, năm cuối của thế kỷ XX, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi ba kế hoạch nhà nước năm năm và từ năm 2001 thực
hiện tiếp các kế hoạch năm năm. Công cuộc đổi mới đã và đang giành được thắng lợi. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Trên cơ sở nội dung cơ bản của chương trình lịch sử dân tộc ở trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành khai thác, chọn lọc những nội dung tiêu biểu lịch sử địa phương để đưa vào dạy học lịch sử dân tộc nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học.
2.2. Nội dung lịch sử địa phƣơng Thái Bình từ 1919 – 2000 cần khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trƣờng THPT tỉnh Thái