Thông tin chuyên ngành:

Một phần của tài liệu quy hoạch cho huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 32)

3. Đánh giá hiện trạng môi trường vùng lãnh thổ:

3.2.Thông tin chuyên ngành:

3.2.1. Thơng tin về chất lượng mơi trường thành phần:

Hiện trạng mơi trường nước:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:

Hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất hầu hết lượng nước thải từ các hoạt động sinh hoạt cũng như công nghiệp chưa được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bằng nhiều hình thức: tự thấm, hồ chứa nước thải, xả vào hệ thống sơng suối của huyện. Bên cạnh đó, đây là huyện mới thành lập nên hệ thống cơ sở hạ tầng thốt nước và xử lý nước thải cịn kém cộng thêm các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ và chăn ni nằm rải rác xen kẽ gây khó khăn cho cơng tác quản lý cà quy hoạch hệ thống thoát và xử lý nước thải của huyện. Hiện trạng này đã và đang gây ra những tác động xấu lên chất lượng nước mặt và nước ngầm của huyện Thống Nhất.

Hiện trạng môi trường nước mặt:

Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại huyện Thống Nhất, chi cục BVMT đã thực hiện lấy mẫu và phân tích tại các vị trí : đập Ông Thọ - xã Gia Tân 3, suối Cải – xã Gia Tân 3, suối Mủ - xã Xuân Thạnh, suối Sông Nhạn – xã Lộ 25 và hồ Trị An.

 Kết quả: nhìn chung chất lượng nước tại vị trí lấy mẫu cịn khá tốt, tuy nhiên bắt đầu có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Điều này cho thấy tác động từ nước thảo đô thị, công nghiệp và hoạt động chăn nuôi đến nguồn nước mặt khá rõ rệt. Vì vậy cần có những biện pháp kịp thời nhằm bảo vệ nguồn nước mặt hiện có.

Hiện trạng mơi trường nước dưới đất:

Cũng qua q trình phân tích lấy mẫu cho thấy chất lượng nước dưới đất tại huyện Thống Nhất khá tốt. Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.

Hiện trạng mơi trường khơng khí và tiếng ồn:

Nguồn gây ô nhiễm chính:

Các hoạt động từ giao thông: nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc lộ 1, quốc lộ 20 và đường sắt chạy Bắc – Nam nên nguồn ô nhiễm từ giao thông được coi là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với huyện. Các thơng số ơ nhiễm về khơng khí chủ yếu từ hoạt động giao thông là: NOx, bụi, ồn, THC, CO.

Các hoạt động công nghiệp: hiện nay so với các huyện khác trong tỉnh,sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn huyện cịn thấp, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở hộ gia đình. Tuy nhiên trong tương lai khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã quy hoạch đi vào hoạt động sẽ tạo nên áp lực về môi trường đối với các khu dân cư của huyện.

Hiện trạng:

Chất lượng mơi trường khơng khí và tiếng ồn vẫn cịn khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong tiêu chuẩn ngoại trừ khu vực ngã ba Dầu Giây vượt qua tiêu chuẩn.

Hiện trạng mơi trường đất:

Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại các vùng canh tác các loại cây trồng đặc trưng trên địa bàn huyện Thống nhất, Chi cục BVMT Tp.HCM đã tiến hành lấy mẫu và phân tích mức độ ơ nhiễm đất vào tháng 8/2008 tại những vị trí như sau: bãi rác xã Gia Tân 1, đất trồng bắp xã Gia Tân 2, đất trồng cao su xã Xuân Thiện, đất trồng lúa xã Lộ 25 và đất trồng cây ăn trái. Và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường đất: đối với một số kim loại nặng, hàm lượng ni tơ tổng, hàm lượng photpho, hàm lượng kali tổng số.các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ơ nhiễm đất khác có thể sử dụng tiêu chuẩn của Hà lan để đánh giá

 Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ bản cho thấy tại 5 vị trí thực hiện lấy mẫu phân tích, hàm lượng Nitơ tổng số dao động trong khoảng 0,065- 0,157% và hàm lượng photpho tổng số dao động trong khoảng 0,001-0,045% đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tại khu vực trồng bắp và trồng lúa phát hiện tổn dư thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo. Giá trị Hg nằm trong khoảng 0,036- 0,11mg/kg,nếu so sánh với tiêu chuẩn của Hà Lan thì giá trị Hg đạt TCCP. Nhìn chung, chất lượng đất nơng nghiệp của huyện Thống Nhất vẫn cịn khá tốt.

Hiện trạng quản lí chất thải rắn (CTR):

Các nguồn phát sinh CTR tại huyện Thống Nhất chủ yếu từ các khu dân cư, trung tâm thương mại, các cơng sở, trường học, cơng trình cơng cộng, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ....

Thành phần chất thải rắn phát sinh:

Thành phần và tính chất của rác sẽ quyết định tỷ trọng, tôc độ phân hủy và độ giảm thể tích của rác trong tồn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý. Nhìn chung thành phần các chất trong rác thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen, tập quán sinh hoạt, mức sống và các mùa trong năm.

Thành phần CTR bao gồm: giấy, thủy tinh, kim loại,nhựa, chất hữu cơ, các chất độc hại, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất dễ đốt cháy...Trong đó, thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy (bao gồn thức ăn thừa, rau quả,...) chiếm tỷ lệ cao

khoảng 66,1% kế đến là các thành phần có thể tái chế như giấy, thủy tinh, kinm loại, nhựa chiếm 23%...thành phần chất hữu có chiếm tỷ trọng lớn sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến phân compost. Tuy nhiên cần phải chú ý đến các thành phần có thể tái sinh, tái chế cũng chiếm tỷ lệ lớn, thành phần có thể tận thu lại được.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh:

- Chất thải rắn sinh hoạt :

Hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất, các xã đều hình thành các tổ thu gom hoặc các hợp tác xã đảm trách việc thu gom, vận chuyển rác thải về các địa điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương. Theo số liệu thống kê của các xã và ngành chuyên môn trên địa bàn huyện, lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được mỗi ngày là 16 tấn/ngày, chưa tính đến lượng rác thải do các hộ gia đình tự xử lý, không hợp đồng thu gom rác với đội thu gom rác của xã hoặc hợp tác xã dịch vụ vệ sinh mơi trường. Tồn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện được đổ tại các bãi rác hở mà hiện nay chủ yếu được xử lý theo phương thức phân loại sơ bộ sau đó đốt và chơn lấp. Hiện tỷ lệ trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn đạt khoảng 60%. Vì huyện Thống Nhất chủ yếu phát triển nghề nơng nghiệp, diện tích đất nơng – lâm nghiệp là 24 720 ha chiếm 86,7% do đó phần lớn người dân tự xử lý rác thải sinh hoạt tại vườn của gia đình bằng cách đốt và đào hố để chơn lấp.

- Chất thải rắn y tế :

Chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện, trạm y tế chủ yếu từ 2 nguồn chính:Chất thải từ q trình khám bệnh, điều trị bệnh ở người, chất thải từ các nguồn dược phẩm q hạn khơng cịn hạn sử dụng.

Thành phần của chất thải rắn y tế gồm: bông băng, chai nhựa PVC, PE, PP, vỏ hộp kim loại, kim tiêm, ống tiêm,giấy loại, carton và các bệnh phẩm sau mổ.trong thành phần của chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và không nguy hại.

- Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất :

Hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất chưa có khu đơ thị, tồn bộ là khu vực nơng thôn. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác chưa được phát triển và chiếm tỷ lệ thấp, do đó các lĩnh vực ảnh hưởng đến mơi trường chủ yếu là các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ.

Hiện trạng lưu giữ chất thải rắn:

- Tại các hộ gia đình :

Hiện tại các gia đình thường sủ dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số ít sử dụng các thùng bằng kim loại hoặc các giò tre nứa. Phổ biến

nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nylon để chứa chất thải. Khi đến thời gian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nylon để trước cửa để công nhân thu gom. Một số hộ khác thường bỏ rác vào các bọc nylon buộc chặt để trước cửa nhà chính, hành động này đã tạo điều kiện cho những người thu mua ve chai có thể bươi móc gây ơ nhiễm làm mất vẻ mỹ quan đô thị.

Đối với các hộ gia đình khu vực nơng thơn, khơng tiếp cận được với dịch vụ thu gom rác hoặc không hợp đồng với đơn vị thu gom rác thường bỏ rác vào một nơi nào đó cạnh nhà sau đó đem đi đốt hoặc thải xuống kênh, nơi công cộng, một số ít ủ thành phân để trồng cây, số cịn lại là đem đi chơn.

- Tại các chợ :

Do diện tích kinh doanh có hạn nên hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ, sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác.

- Đối với các trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn :

Rác được lưu trữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị, sau đó được thu gom bởi đội vệ sinh mơi trường tại xã đó.

- Bệnh viện và các trạm y tế :

Rác được lưu giữ trong các thùng nhựa được tiêu hủy tại chỗ bằng lò đốt thủ công.

Công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn:

Đối với công tác quản lý chất thải, hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất các xã đều hình thành các tổ thu gom (mỗi tổ thu gom có 4 nhân cơng) hoặc các hợp tác xã đảm trách việc thu gom và vận chuyển rác thải về các điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Công tác thu gom chất thải sinh hoạt được thực hiện thường xuyên với tần suất 01 ngày/01 lần.

Phương tiện thu gom, vận chuyển: Các phương tiện thu gom vận chuyển rác hiện nay chủ yếu do các tổ thu gom rác tại các xã tự trang bị và cũng đang từng bước có sự chuyển biến tích cực từ các loại xe tự chế của người dân sang các loại xe thu gom chuyên dụng điển hình.

Cơng tác xử lý: Hiện chưa có bãi chơn lấp hợp vệ sinh nên hầu hết lượng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom đều được đổ bỏ tại các bãi rác hở của huyện và được xử lý chủ yếu theo phương thức phân loại sơ bộ sau đó đốt và chơn lấp. Đối với chất thải rắn y tế: phần lớn chất thải rắn y tế không độc hại được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt, phần chất thải rắn nguy hại được các hộ lý thu gom riêng và tiêu hủy bằng lị đốt thủ cơng.

Là huyện mới được thành lập nên so với các huyện khác trong tỉnh, quy mô và sản lượng sản xuất công nghiệp và tiều thủ cơng nghiệp trên địa bàn cịn rất thấp, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp ở hộ gia đình với kỹ thuật cịn khá lạc hậu, tập trung vào một số ngành nghề như: ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng (29,6 %); ngành chế biến lương thực, thực phẩm (24,4%), các ngành sản xuất đồ gỗ chiếm 19%; sản xuất sản phẩm kim loại 9,2%; may, đo giày da 8,3%...

Trong đó, cơng nghiệp khai thác đá xây dựng, các ngành sản xuất đồ gỗ; sản xuất sản phẩm kim loại là những ngành phát sinh ra rất nhiều bụi và NOx, CO2, SO2 gây ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí; các ngành chế biến lương thực, thực phẩm tiêu thụ và thải ra môi trường một lượng nước khá lớn giàu các chất dinh dưỡng, sinh vật gây bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; phần lớn rác thải công nghiệp đặc biệt là rác thải nguy hại chưa được phân loại và hợp đồng với các đơn vị có chức xử lý.

Hiện nay, do cơ sở hạ tầng của huyện còn hạn chế, cho nên hệ thống nước mưa và nước thải tại các nhà máy, cơ sỏ chưa được tách riêng và xử lý trước khi đưa vào hệ thống kênh rạch làm tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nước mặt.

Chi cục BVMT phối hợp với phịng TNMT huyện khảo sát và thu thập thơng tin về một số hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn và đưa ra nhận xét chung là:

 Quy mô sản nhà xưởng, khu vực sản xuất khá nhỏ: phần lớn chỉ ài trăm mét vuông, số cơ sở trên vài ngàn mét vng rất ít;

 Các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh cong dùng các trang thiết bị lạc hậu, nguồn nhiên liệu là củi và than còn khá phổ biến;

 Phần lớn các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chỉ mang tính chất xử lý sơ bộ, không được nghiệm thu và đánh giá mức độ vượt tiêu chuẩn cho phép;

 Về phần khí thải, tồn bộ các cơ sở khảo sát đều khơng có biện pháp hoặc hệ thống giảm thiểu và xử lý khí thải, tiếng ồn;

 Rác thải, đặc biệt là rác thải nguy hại hầu như chưa được quan tâm xử lý đúng mức, theo ghi nhận không có cơ sở nào đăng ký sổ chủ nguồn thải và hợp đồng thu gom, xử lý rác thải nguy hại theo quy định.

Trên thực tế theo kết quả phân tích của chi cục BVMT cũng đã cho thấy: phần lớn các chỉ tiêu đo đạc trong thành phần nước thải sản xuất công nghiệp tại huyện Thống Nhất đều không đạt Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) với các chỉ tiêu như: COD, BOD5, TSS và coliform… chất lượng mơi trường khơng khí cịn khá tốt do mật độ, quy mơ và số lượng cơ sở sản xuất cịn thấp so với diện tích chung của huyện và nằm rải rác.

Hiện trạng mơi trường nơng nghiệp:

Chăn ni:

Huyện Thống Nhất có nghành chăn ni phát triển mạnh nhất tỉnh Đồng Nai. Các loại vật nuôi ở Thống Nhất khá đa dạng, bao gồm : trâu, bò, heo, gà, vịt, ngan, ngỗng, cút, dê…nhưng loại vật nuôi chiếm ưu thế trong những năm qua là heo và gà. Đến tháng 4/2007, đàn heo toàn huyện đạt 157.024 con và đàn gà đạt 539.200 con.

Ngành chăn ni trên địa bàn huyện có xu hướng phát triển theo mơ hình trạng trại, thu hẹp dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Đến tháng 1 năm 2007, tồn huyện có 391 trang trại trong đó có 352 trại heo và 39 trại gà. Tỉ lệ chăn nuôi tập trung so với tổng đàn đạt 43% về chăn nuôi heo và 65-70% về chăn nuôi gà, vượt trội nhiều lần so với bình qn tồn quốc ( 20-22% đối với heo, 23- 25% đối với gà).

Trồng trọt:

- Trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân 2 năm (2006-2007) tăng 2,5%/ năm ( năm 2006 đạt 330 tỷ đồng, tăng 1,07% và năm 2007 đạt 343,96 tỷ đồng tăng 3,96%); trong 6 tháng đầu năm đạt 94,9 tỷ đồng tăng 2,5% so với cùng kỳ;

- Tổng diện tích cây lâu năm 2007 là: 16.678 ha tăng 394 ha so năm 2005; trong đó diện tích cây trồng cà phê giảm chuyển sang trồng cây ăn trái và cây điều.

- Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm năm 2007 là 8987 ha, giảm 1310 ha so với năm 2005. Trong đó, diện tích cây lượng thực giảm 1082 ha, cây công nghiệp ngắn ngày giảm 61 ha; diện tích cây thực phẩm giảm 169 ha. Tuy nhiên diện tích rau đạt 1321 ha tăng 220 ha;

- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, gắn với nhu cầu của thị trường và q trình phát triển cơng nghiệp của địa phương đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong 2 năm qua diện tích chuyển đổi là 394 ha trong đó diện tích cà phê chuyển đổi là 228 ha chủ yếu chuyển sang điều và cây ăn trái, đặc biệt cao su tiểu điền đang có chuyển hướng phát triển năm

Một phần của tài liệu quy hoạch cho huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 32)