Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:QUÂN DÂN MIỀN BẮC CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA GIẶC MỸ (1965 - 1968) (Trang 31 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ

Một trong những yếu tố tạo sự thắng lợi trên tiền tuyến là phải có hậu phương vững chắc cung cấp nhân lực, vật lực cho cuộc chiến tranh. Đế quốc Mỹ đã nhận thấy miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Vì vậy, ngay từ đầu và trong tất cả các thời kỳ của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chúng ln ln tìm cách phá hoại miền Bắc. Tuy nhiên, miền Bắc luôn phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ bằng không quân và hải quân.

Từ tháng 1/1964, “Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã cho phép CIA - cơ quan tình báo an ninh Mỹ giúp đỡ Nam Việt Nam trong các chiến dịch bí mật chống lại Bắc Việt Nam, được đặt mật danh là kế hoạch 34A. Kế hoạch 34A gồm hai loại hình hoạt động:

Thứ nhất, tầu máy bay điệp viên người Nam Việt Nam được trang bị vô tuyến điện vào miền Bắc để phá hoại và thu thập tin tức tình báo.

Thứ hai, tầu tuần tra tốc độ cao do người Nam hoặc người nước ngoài tiến hành các cuộc tập kích bờ biển miền Bắc và đánh phá trên đảo” [12, 138]. Từ cuối năm 1964 đầu 1965, do những thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam, hòng cứu vãn cho chiến tranh đặc biệt, giặc Mỹ đã tiến hành chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Với mục đích hủy diệt miền Bắc đưa miền Bắc về “thời kỳ đồ đá” và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Mỹ đã đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Tháng 3/1964, Giônxơn phê chuẩn kế hoạch dùng tầu khu trục Mỹ tuần tiễu ở vịnh Bắc bộ để ngăn chặn sự tiếp tế bằng đường biển của ta. Cho đến trung tuần tháng 4/1964, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu đánh phá khi được lệnh. Theo kế hoạch vạch sẵn của đế quốc Mỹ, ngày 31/7/1964, tầu khu trục Ma

đốc (Madox) đã tiến vào phía nam đảo Cồn Cỏ bắt đầu cuộc “hải trình” để do thám và uy hiếp dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam.

Ngày 2/8/1964, tầu Ma đốc tiến sâu vào hải phận Việt Nam ở vùng biển giữa đảo Lạch Trường, hòn Mê. Khi nhận thấy tầu Mỹ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của ta. Bộ chỉ huy hải quân đã ra lệnh tấn công truy đuổi tầu Ma đốc. Điều này làm cho Mỹ lấy cớ rằng hải quân Việt Nam đã tấn công tầu khu trục của chúng khi chúng đang đi trên phần biển thuộc vùng kiểm soát quốc tế. Khi duyên cớ đó đã xảy ra theo ý muốn của mình, ngày 5/8/1964, chúng dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho ném bom, bắn phá một số nơi miền Bắc: cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Trường, Thị xã Hòn Gai. Ngày 7/8/1964, Nghị quyết “Vịnh Bắc Bộ” được thông qua: “Quốc hội tán thành ủng hộ quyết định của Tổng thống, theo yêu cầu của Tổng tư lệnh là áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công vũ trang chống lại lực lượng của Mỹ và còn ngăn ngừa sự gây chiến tiếp theo...” [12, 134]. Tháng 12/1964, sau khi có nghị quyết của Quốc hội hậu thuẫn, Tổng thống Mỹ Giônxơn thông báo kế hoạch “Mc. Namara - Bân đi - Nâu tơn” nhằm đưa chiến tranh ra miền Bắc. Ngày 31/7 đến ngày 2/8/1964, Giôn xơn đã ra lệnh cho máy bay từ Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và Noọng Dẻ thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, cách biên giới Việt - Lào từ 7 đến 20 km.

Ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa” việc qn giải phóng miền Nam tiến cơng doanh trại quân Mỹ ở Plâycu, Mỹ cho ném bom, bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ… mở đầu chính thức cuộc chiến tranh không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Tiến hành cuộc chiến tranh không quân, hải quân phá hoại miền Bắc, Mỹ nhằm gây sức ép với Việt Nam làm giảm sức tấn công của lực lượng cách mạng ở miền Nam, hạn chế sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Với âm mưu cụ thể là:

Phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng, phá cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc từ miền Bắc vào miền Nam.

Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước.

Mỹ coi việc thực hiện những mục tiêu đó như những biện pháp nhằm củng cố tinh thần quân ngụy đang sa sút nghiêm trọng, ngăn phong trào giải phóng dân tộc

đang dâng cao. Trong bốn năm 1965 - 1968, Mỹ đã huy động lực lượng gồm hàng nghìn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau kể cả những loại mới nhất như: F111, B52 và các loại vũ khí hiện đại khác. Vì vậy, sự ác liệt của cuộc chiến tranh này diễn ra không kém chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

Ngày 10/4/1966, máy bay B52 bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên bắn phá miền Bắc. Tháng 6, hàng loạt các máy bay F105 bay từ Thái Lan tới tấn công một kho dầu của ta cách Hà Nội 4 dặm “làm hủy hoại 95% sức chứa của nó” [7, 15]. Ngày 9/7/1966, máy bay Mỹ ném bom các cơ sở kho tàng và các đường xe lửa đường tầu của Hà Nội, “trong suốt 9 tháng năm 1966, nhịp độ tăng lên và thực hiện 12.000 phi vụ” và “cuối năm 1966, Mỹ đã bay 106.500 phi vụ ở miền Bắc, thả 165.000 tấn bom” [7, 152 - 153].

Tháng 1/1967, Mỹ chuyển sang dùng máy bay F4, loại máy bay “chiến đấu nhanh nhất mà Lầu Năm Góc có trong tay” [7, 153], tấn công lên miền Bắc và chiến đấu với quân đội không quân của ta. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1967, máy bay Mỹ ra sức công phá nhà máy thép Thái Nguyên và khu vực Hà Nội. Máy bay Mỹ phá hủy cầu xe lửa Long Biên ở Hà Nội hai lần vào ngày 12/8 và 25/10/1967. Bước sang năm 1968, hành động gây tội ác của Mỹ đối với miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì ở mức độ cao. Tháng 1/1968, Mỹ tiếp tục huy động máy bay ra oanh tạc Hà Nội. Chỉ trong tháng 4 năm 1968, không quân Mỹ đã “bắn phá 3.500 lần ở vĩ tuyến 19 trở vào Nam”, tháng 5 năm 1968, “đánh phá 5.200 lần” [4, 478 - 479]. Không quân, hải quân Mỹ không chỉ tập trung đánh phá vào các mục tiêu quân sự mà còn cả các mục tiêu dân sự: các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ các cơng trình thủy lợi, khu đông dân, các đầu mối giao thông… Dã man hơn chúng đánh vào cả trường học nhà trẻ, bệnh viện, khu điều dưỡng chùa chiền, nhà thờ,…

Quy mô của cuộc chiến tranh rộng lớn toàn miền Bắc từ tỉnh khu 4 cũ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh; đến các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hịa Bình; trọng điểm đánh phá được giặc Mỹ xác định là các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Vinh, Đồng Hới…

Thủ đoạn đánh phá của chúng hết sức thâm độc đánh phá với cường độ rất lớn, cùng một thời điểm cho máy bay đánh phá vào các vị trí then chốt của miền Bắc, chúng đánh phá cả ban ngày cũng như ban đêm. Trong cuộc chiến tranh

này đế quốc Mỹ đã huy động những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ đánh phá miền Bắc hết sức ác liệt như máy bay chiến đấu F111 cánh cụp, cánh xòe, máy bay chiến đấu F4 và đặc biệt chúng còn huy động cả máy bay chiến lược B52 vào mục đích hủy diệt miền Bắc; tàn bạo hơn trong cuộc chiến tranh này Mỹ còn áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất vào mục đích hủy diệt miền Bắc: loại bom phá hoại dẫn đường bằng tia la de, dùng nhiễu ánh kim để làm nhiễu rađa của ta trong phát hiện mục tiêu.. Máy bay, tàu chiến Mỹ ném bom, bắn phá liên tục, khắp mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời tiết với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày chúng thả bom khoảng 300 lần, với 1.600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, phố xá. Bom đạn của chúng đã tàn phá biết bao nhiêu của cải, cơ sở kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thơng vận tải), cơng trình văn hóa, giáo dục, y tế mà nhân dân ta đã tạo dựng hơn 10 năm trước đó. Sáu thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh); 25 trong tổng số 30 thị xã của miền Bắc bị đánh phá nhiều lần, trong đó có 6 thị xã bị hủy diệt (Đồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lý, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La), có những thị trấn bị phá trụi như Hà Tu (Quảng Ninh) và Hồ Xá (Vĩnh Linh).

Đặc biệt miền Bắc với vai trị hậu phương lớn, do vậy giao thơng vận tải là trọng điểm đánh phá của không quân, hải quân Mỹ: “hơn 50% số phi vụ của hải quân Mỹ tập trung vào việc đánh cắt giao thông”. Trong hai năm 1966 và 1967 hoạt động và số bom đạn Mỹ nhằm vào hệ thống giao thông vận tải trên toàn miền Bắc tăng gấp 7 lần so với năm 1965” [3, 371]. Một số nơi ở các tỉnh Khu IV là “túi lửa”, “túi bom”. Tiêu biểu như: ở Thanh Hóa khu vực Hàm Rồng, Khoa Trường,…; ở Nghệ An khu vực: Hoàng Mai, Vinh - Bến Thủy, Giát; ở Quảng Bình các trọng điểm: Rịn, Tú Loan, Xuân Sơn…bến bãi kho tàng Vĩnh Linh. Chỉ riêng khu Vĩnh Linh từ tháng 6 năm 1966 đến năm 1967 địch đã dội xuống đây hơn 25 vạn quả bom, 30 vạn quả đại bác. Đất trời Khu IV ngày đêm rung chuyển bởi đạn bom và những tiếng gầm rít của máy bay Mỹ. Giặc Mỹ dải bom bi, bom nổ chậm dài hàng nghìn km ở những đoạn đường xung yếu. Ở Khu IV năm 1966, số bom nổ chậm mà Mỹ ném xuống so với năm 1965 tăng gấp 4 lần và năm 1967 tăng 18 lần. Như vậy, có thể thấy vùng đất Khu IV trở thành “tuyến lửa” trong những năm tháng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” cùng với lời kêu gọi của Người: “để làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng chống Mỹ cứu nước: tôi kêu gọi đồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu. Các lực lượng vũ trang nhân dân hãy anh dũng chiến đấu giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, đánh tan các cuộc tấn

công phá hoại bằng máy bay của giặc Mỹ. Công nhân và nông dân hãy hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, “một người làm việc bằng hai” sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, ủng hộ miền Nam. Anh chị trí thức hãy cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Các cháu thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt “Ba sẵn sàng”, xung phong dâng hết tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Chị em phụ nữ hãy thực hiện tốt “Ba đảm đang” góp phần đắc lực vào đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đồng bào các dân tộc, tơn giáo hãy đồn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau ra sức chống Mỹ cứu nước” [8, 471]. Đồng thời Người cũng nêu cao tinh thần cảnh giác “đế quốc Mỹ đang thất bại, sẽ hoàn toàn thất bại, nhân dân ta đang ở thế tiến công và nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang. Nhưng kẻ địch nhiều âm mưu độc ác, cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta còn nhiều gian khổ khó khăn. Vì thế chúng ta ln phải nêu cao tinh thần cảnh giác và chí khí chiến đấu, chớ chủ quan khinh địch, khó khăn khơng nản chí, thắng lợi khơng kiêu căng” [8, 472].

Nhận thức sâu sắc chân lý độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau, thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh vĩ đại cũng như lời kêu gọi của Người quân dân miền Bắc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Trên mặt trận quân sự, nhờ xác định đúng đắn phương hướng chiến đấu nên trước và trong chiến tranh, mặt trận quân sự đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, các lực lượng vũ trang đẩy mạnh thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao khẩu hiệu “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Dưới sự động viên của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên lên đường nhập ngũ: “năm 1965, gần 290.000 người tình nguyện ra nhập quân đội, riêng tháng 5 có tới 150.000 người [3, 336]. Sự gia tăng lực lượng nhập ngũ cũng làm tăng lên số lượng các đơn vị chiến đấu: “Cuối năm 1965, khối lượng bộ đội chủ lực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân. Các quân, binh chủng cũng tăng gấp 3 lần so với năm 1964. Nếu năm 1964, lực lượng phịng khơng miền Bắc chỉ có 15 trung đồn và 14 tiểu đoàn pháo cao xạ, một trung đồn khơng quân tiêm kích, hai trung đồn rađa, thì năm 1964 đến 1967, lực lượng phịng khơng miền Bắc có 33 trung đồn và 66 tiểu đồn pháo cao xạ, 10 trung đoàn tên lửa đất đối không, hai trung đồn khơng qn tiêm kích, 4 trung đồn và một tiểu đoàn rađa” [3, 336 - 337]. Mặt khác, khi triển khai “qn sự hóa” tồn miền Bắc, lực lượng tự vệ cũng được tăng cường, vừa sản xuất, vừa chiến đấu: năm 1964, lực lượng dân quân tự vệ mới chiếm 8% đến

cuối năm 1965 là 10%. Lực lượng phịng khơng của địa phương và dân qn tự vệ cũng được tổ chức thành nhiều tiểu đồn. Dân qn tự vệ có 2000 đơn vị trực chiến trên tồn miền Bắc.

Nhờ vào cơng tác chủ động và cấp thiết chuẩn bị, ngay từ khi địch đánh phá miền Bắc, ta tấn công chúng quyết liệt. Ngày 24/7/1965 bộ đội tên lửa phịng khơng ra trận đầu tiên và triệt hạ một tốp 3 máy bay F4 của địch ở Bất Bạt - Hà Nội, ngày 24/7 đã đi vào ngày truyền thống của binh chủng tên lửa phịng khơng của quân đội nhân dân Việt Nam. Kết thúc năm 1965, có “834 chiếc Thần Sấm - con ma của không quân và Hải quân Mỹ đã bị lực lượng phịng khơng ba thứ quân bắn hạ trên vùng trời miền Bắc [3, 344]. Năm 1966 “có 733 chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trên vùng trời miền Bắc” [3, 354]. Đến hết năm 1967, quân dân miền Bắc đã “bắn rơi 2.680 máy bay hiện đại, bắn chìm, bắn cháy nhiều tàu chiến của chúng” [3, 370]. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng đông đảo của dân quân tự vệ kết hợp với nhân dân đã tạo ra một lưới lửa rộng rãi đánh địch trong mọi tình huống (cả ban ngày lẫn ban đêm) bắn rơi nhiều máy bay, tàu chiến của giặc Mỹ. Từ những chiến sĩ cao xạ Việt Nam hiên ngang nhằm thẳng máy bay địch đang lao xuống trút bom mà bắn. Đến những chiến sĩ tên lửa Việt Nam bình tĩnh dũng cảm, nữ dân quân Việt Nam anh dũng dùng súng trường bắn rơi máy bay phản lực Mỹ, lùng bắt giặc lái… Những

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:QUÂN DÂN MIỀN BẮC CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA GIẶC MỸ (1965 - 1968) (Trang 31 - 37)