5. Kết cấu của đề tài
3.2. Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền
Đế quốc Mỹ thấy rõ sự nguy hiểm của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam do đó chúng ln ln tìm cách phá hoại miền Bắc. Nhưng
địch ra sức phá hoại thì quân dân ta càng ra sức xây dựng.
Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đảng đưa ra đường lối kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở hai miền nước ta, chiến lược cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đảng ta xác định: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cách mạng xã hội miền Bắc là nhiệm vụ quyết định đến sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta. Và miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Do vậy, đứng trước hoàn cảnh mới của cách mạng nước ta Đảng sớm và kiên quyết đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng miền Bắc vững mạnh không chỉ đảm bảo đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân miền Bắc, mà chủ yếu nhằm xây dựng lực lượng cách mạng cho cả nước, làm hậu thuẫn vững chắc để chi viện cho cách mạng miền Nam, cùng miền Nam hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhận rõ vai trò của hậu phương lớn với cách mạng cả nước nói chung, miền Nam nói riêng, giặc Mỹ đã tìm đủ mọi âm mưu thủ đoạn để ngăn chặn sự phát triển tối đa của miền Bắc và coi đó là mục tiêu chiến lược quan trọng của cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, hịng phá hoại tận gốc ý chí quyết tâm của nhân dân ta… bóp nghẹt miền Bắc, cô lập nhân dân ta, cô lập miền Nam và khả năng duy trì chiến tranh lâu dài của nhân dân ta. Từ năm 1965, giặc Mỹ tập trung đánh phá giao thông vận tải, dùng mọi loại vũ khí hiện đại, bằng mọi biện pháp kỹ thuật thâm độc, nhằm cắt đứt tuyến vận tải chi viện miền Nam, phong toả các bến cảng tiếp nhận sự chi viện của quốc tế. Lúc này bảo đảm giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân và tồn qn. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi đế quốc Mỹ có hành động leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước. Nghị quyết Trung ương lần thứ 11(3/1965) và lần thứ 12 (12/1968) đã xác định rõ: chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của dân tộc ta, miền Bắc là hậu phương lớn còn miền Nam là tiền tuyến lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc chống Mỹ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Bắc đã làm trịn nghĩa vụ đó một cách xuất sắc. Ngay cả trong điều kiện chiến tranh ác liệt bị chiến tranh tàn phá nặng nề miền Bắc vẫn hướng về miền Nam. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại. Dưới ngọn cờ “thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người” vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”. Toàn miền Bắc huy động sức người, sức của phục vụ cho miền Nam ruột thịt, cho cả hai nước Lào - Campuchia.
Trên cơ sở quân dân miền Bắc thực hiện các phong trào thi đua hai giỏi (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi), phấn đấu đạt ba mục tiêu (5 tấn thóc, 2 vụ lúa, 2 con lợn trên 1hec ta canh tác), sản xuất phấn đấu đạt ba điểm cao (năng xuất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều); các phong trào ba sẵn sàng (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần) trong thanh niên; ba đảm đang (đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, đảm đang việc nhà) của phụ nữ; phong trào ba quyết tâm trong giới trí thức (quyết tâm đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật cách mạng tư tưởng và cách mạng văn hố, quyết tâm xây dựng phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa; quyết tâm phục vụ tốt sản xuất và chiến đấu); trong công nhân nêu quyết tâm “chắc tay súng, vững tay búa” cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu. Tất cả các phong trào của quần chúng đều vươn tới mục tiêu là đạt năng xuất cao trong lao động sản xuất, công tác và học tập, hiệu quả lớn trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với tất cả những điều đó làm cho miền Bắc giành được những thắng lợi to lớn. Trên lĩnh vực kinh tế công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Hàng năm miền Bắc giành ra gần 20% tổng sản phẩm lương thực cung cấp cho lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó các ngành văn hóa giáo dục, y tế, giao thông vận tải… cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó phải kể đến ngành giao thơng vận tải. Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Để làm nghĩa vụ hậu phương thì giao thơng vận tải là yếu tố đảm bảo cho chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Để tránh bom đạn các đơn vị vận tải thường chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng. Khi máy bay Mỹ tới giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy bay bắn phá ban đêm trở về căn cứ. Sau đó xe lại chạy cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về địa điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng lại bắt đầu. Vượt qua những trận đánh, ngăn chặn chiến tranh phá hoại của máy bay, tàu chiến Mỹ, các mạch máu giao thông vận tải của ta được thường xuyên thông suốt, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất cũng như chiến đấu. Đế quốc Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương miền Bắc cho cách mạng miền Nam, không làm lung lay được ý chí quyết tâm của Đảng của nhân dân ta ở miền Bắc.
Với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ thì đảm bảo giao thơng vận tải là mặt trận hết sức ác liệt - nơi đọ sức đọ lực, đọ ý chí và trí tuệ giữa quân dân
miền Bắc với vũ khí sắt thép của giặc Mỹ. Vượt lên mn vàn khó khăn gian khổ, ngày đêm bám trụ của công binh, thanh niên xung phong với quyết tâm: “sống bám trụ cầu đường chết kiên cường dũng cảm” [3, 383], với tinh thần “xe chưa qua nhà không tiếc” là quyết tâm hành động của biết bao người dân dọc các trục đường huyết mạch đặc biệt đại bàn Khu IV những năm tháng bom đạn lửa khói. Miền Bắc đã huy động được hàng trăm triệu lượt người tham gia san lấp hố bom, đảm bảo giao thông, lực lượng vận chuyển “tăng từng tấn, lấn từng chuyến” [3, 383]. Miền Bắc đã mở được nhiều tuyến đường vịng tránh, hình thành nhiều bến vượt nhiều cầu phà, bến ngầm dự bị; cải tạo sửa chữa và nâng cấp hàng nghìn ki lơ mét đường giao thông. Với quyết tâm cao kiên quyết “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” [3, 383]. Trên cơ sở đó, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn và trên biển dọc theo bờ biển Việt Nam bắt đầu được khai thông tháng 5 năm 1959, dài hàng nghìn ki lơ mét đã nối hậu phương với tiền tuyến, thắt chặt tình cảm Bắc - Nam ruột thịt. Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, chủ yếu trên đường Trường Sơn trong bốn năm (1965 - 1968) miền Bắc đã đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia các nhiệm vụ xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng và cũng đã gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng gồm vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Mùa hè nóng bỏng năm 1966, 20 vạn thanh niên miền Bắc tình nguyện gia nhập quân đội, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn cơng Mậu Thân năm 1968 thì trong năm 1967 một khối lượng hàng lớn cùng với khơng ít bộ đội được đưa vào Nam ngày đêm dồn sức chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Thời kỳ này, quá nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược và phương tiện kỹ thuật sử dụng ở chiến trường miền Nam là do Đảng, Chính phủ động viên từ miền Bắc đưa vào. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc vận chuyển vào Nam trong bốn năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước. Đó là chưa kể hàng vạn chiến sĩ lái xe, lái tầu, công binh, thanh niên xung phong, giao niên làm nhiệm vụ đưa đón trên tuyến đường Trường Sơn. Nguồn lực chi viện trên cùng với thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu và sản xuất có tác dụng to lớn. Nó góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong đấu tranh chống “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ngụy.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tỏ rõ trách nhiệm nêu cao tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu vì lợi ích của ta và của cả ba nước Đông Dương, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình. Vì vậy, trong thời kỳ này Đảng, Nhà nước ta luôn phối hợp với Lào và Campuchia
về chính trị cũng như quân sự. Q trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong hồn cảnh mới quân dân Việt Nam luôn sát cánh với quân dân Lào, Campuchia tấn cơng địch. Trong đó chiến trường miền Nam được xác định là chiến trường chính, miền Bắc vừa là chiến trường vừa là hậu phương của chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Khi Mỹ đưa quân ào ạt vào miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc thì tinh thần đồn kết nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những hạt gạo “một nắng hai sương” của hậu phương miền Bắc không chỉ kịp thời đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam mà cịn có mặt ở cả chiến trường Lào. Con em miền Bắc không chỉ tham gia chiến đấu đánh giặc Mỹ ở chiến trường miền Nam mà khơng ít người cịn là những người lính tình nguyện tham gia chiến đấu ở Lào. Từ năm 1965, miền Bắc Việt Nam không chỉ là hậu phương căn cứ địa của cách mạng Việt Nam ở miền Nam mà còn là hậu phương của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.
Nhờ những nỗ lực phi thường trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ sản xuất của giai cấp công nhân, nông dân tập thể, của tồn dân, của chiến sĩ cơng binh, thanh niên xung phong, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ, những nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và ở miền Nam, cùng với nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân đã được đáp ứng.
Như vậy, với thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam từ cuối năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh bắn phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân, hải quân. Với âm mưu: ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam uy hiếp tinh thần, lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. Với mục đích đưa miền Bắc về “thời kỳ đồ đá”. Do đó, mục tiêu bắn phá của Mỹ là các thành phố lớn, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, cầu cống,…và đặc biệt chúng không từ bỏ ném bom vào trường học khu điều dưỡng, đền chùa, nhà thờ; với tất cả các phương tiện hiện đại nhất lúc bấy giờ: F111, B52, F4… Chúng đã chút bom đạn xuống các làng mạc, phố xá, miền Bắc Việt Nam hàng nghìn tấn bom đạn, huỷ hoại khơng ít cơng trình văn hoá giáo dục mà nhân dân ta tạo dựng trong nhiều năm.
Thế nhưng với sự nhận thức sâu sắc chân lý độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Quân dân miền Bắc đã quyết tâm xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội trong hồn cảnh
mới - cả nước có chiến tranh. Tồn miền Bắc đã dấy lên các phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước. Trong các lực lượng vũ trang nêu cao khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”; trong các nhà máy xí nghiệp giai cấp công nhân nêu cao khẩu hiệu “Chắc tay búa, vững tay súng”; thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng”, quyết tâm đem sức trẻ phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc với tinh thần sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai; phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”; trong giáo dục có phong trào thi đua “Hai tốt”; thiếu nhi có phong trào “Làm nghìn việc tốt”. Cùng với đó tinh thần “Tiếng hát át tiếng bom” hoạt động văn hoá văn nghệ cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả những yếu tố đó đã hình thành lên thế trận chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc Mỹ. Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam và cuộc cách mạng Lào, Campuchia… Mặc dù vậy để đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng khơng qn, hải qn thì quân dân miền Bắc cũng phải trải qua khơng ít khó khăn cực khổ.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ (1965 - 1968)” chúng tôi rút ra một số những kết luận sau:
1. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa là một bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của giặc Mỹ và là cuộc chiến tranh hết sức ác liệt.
Với hiệp định Giơnevơ (1954), miền Bắc nước ta hoàn toàn độc lập tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng để hồn thành thống nhất đất nước. Nhưng với âm mưu thâm độc đế quốc Mỹ muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và dã tâm xâm lược tồn bộ Việt Nam. Từ đó, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất bằng khơng qn, hải qn. Mục đích phá hoại cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hủy hoại sức mạnh kinh tế quốc phòng và hậu phương lớn miền Bắc, lung lay ý chí quyết tâm giành độc lập tự do thống nhất đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước miền Bắc luôn phải đối mặt với âm mưu và hành động chống phá của Mỹ. Hành động ấy ngày càng ác liệt theo nhịp độ của cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ tiến hành ở miền Nam. Cuộc chiến tranh bắn phá với quy mơ lớn trên tồn miền Bắc, cường độ bắn phá ác liệt nhưng ngay từ đầu nó đã mang tính chất bị động. Mỹ đã huy động tất cả những vũ khí hiện đại nhất cho cuộc chiến tranh này như: máy bay B52, máy bay F111…Trong đó, máy bay B52 là loại máy bay được Mỹ đánh giá là loại vũ khí hiện đại nhất, được bay thử vào năm 1952 ở Mỹ và chưa sử dụng ở bất kỳ nơi nào