Theo lý luận dạy học kiến thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức bao gồm một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khả năng lĩnh hội được giữ lại trong trí nhớ và đã được tái tạo lại khi có những địi hỏi tương ứng.
Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do có tích lũy thêm kỹ năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy. Tương ứng với bài tập tơi trình bày ở chương 2 với ba mức độ: Biết→ Hiểu → Vận dụng và vận dụng sáng tạo.
- Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến thức khác, để lại nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu mà HS cần đạt được trong giờ học tập.
- Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được nó vào trong hệ thống kinh nghiệm bản thân.
-Vận và vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn tức là phải tìm được kiến thức thích hợp là vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ mới. Thơng qua ví dụ kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự sâu sắc càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách, tự giác, sáng tạo, làm cho mối quan hệ giữa kiến thức và thực tiễn ngày càng sâu sắc, gần gũi. Mặt khác trong khi vận dụng kiến thức thao tác tư duy được trau dồi, một số kĩ năng, kĩ xảo được hình thành và củng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao.
- Để đảm bảo cho HS được nắm vững được kiến thức hóa học một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức thơng qua nhiều hình thức học tập khác nhau. Trong đó việc giải bài tập có hệ thống từ dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất.